Tài Chính Toàn Diện Và đói Nghèo: Trường Hợp ở Việt Nam

06:23 (GMT+7) Thứ Hai, ngày 23/12/2024 Tìm kiếm ISSN 2815 - 6056 Logo Tạp chí Ngân hàng Logo Tạp chí Ngân hàng Menu Tìm kiếm Trang chủ Nghiên cứu - trao đổi Tài chính toàn diện và đói nghèo: Trường hợp ở Việt Nam 26/04/2022 09:45 7.089 lượt xem Cỡ chữ Tóm tắt: Bài nghiên cứu tóm lược khái niệm và vai trò của tài chính toàn diện đối với việc cải thiện tình trạng đói nghèo. Sau khi tiến hành đánh giá mức độ tài chính toàn diện thông qua các khía cạnh khác nhau và mức độ đói nghèo ở Việt Nam, nghiên cứu sử dụng hệ số tương quan Pearson để tìm ra mối quan hệ giữa tài chính toàn diện và sự đói nghèo. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tại Việt Nam, tài chính toàn diện trên từng khía cạnh đều có tương quan nghịch chiều mạnh mẽ với tỷ lệ đói nghèo ở các chuẩn nghèo. Nghiên cứu cũng đã đề xuất một số hàm ý chính sách trong việc tăng cường tiến trình tài chính toàn diện ở Việt Nam để từ đó có thể cải thiện tình trạng nghèo đói. Từ khóa: Tài chính toàn diện, nghèo đói, tỷ lệ nghèo đói. A RELATIONSHIP BETWEEN FINANCIAL INCLUSION AND POVERTY IN VIETNAM Abtract: The study summarizes the concept and role of financial inclusion in poverty alleviation. After assessing financial inclusion through different dimensions and poverty levels in Vietnam, the study uses the Pearson correlation coefficient to find the relationship between financial inclusion and poverty. Research results show that, in Vietnam, financial inclusion in each aspect has a strong negative correlation with the poverty rate in the poverty lines. The study also suggested some policy implications for enhancing financial inclusion in Vietnam so that poverty could be improved. Keywords: Financial inclusion, poverty, poverty rate. 1. Giới thiệu Sự ảnh hưởng của tài chính toàn diện đến phát triển kinh tế - xã hội, góp phần xóa đói, giảm nghèo và giảm bất bình đẳng đã được các nhà nghiên cứu, các tổ chức tài chính quốc tế cũng như chính phủ các quốc gia ghi nhận. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) coi tài chính toàn diện là một trong ba trụ cột của Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) tầm nhìn 2025 trong hội nhập tài chính và đã thành lập nhóm công tác về tài chính toàn diện để thúc đẩy lĩnh vực này trong khu vực (ASEAN, 2015). Ở Việt Nam, tài chính toàn diện được quan tâm một cách sâu sắc, với Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ ban hành với các chỉ tiêu phấn đấu đầy tham vọng (Thủ tướng Chính phủ, 2020). Chẳng hạn như nâng số lượng chi nhánh, phòng giao dịch ngân hàng thương mại phục vụ 100.000 người dân trưởng thành lên thành 20 chi nhánh và phòng giao dịch vào năm 2025 (trong khi năm 2020 chỉ có 4,01 chi nhánh phục vụ cho 100.000 người dân). Tài chính toàn diện có vai trò và ý nghĩa quan trọng đối với sự ổn định tài chính, tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững, đặc biệt là đối với việc loại bỏ đói nghèo. Tài chính toàn diện tạo điều kiện thực hiện mục tiêu này bằng cách cung cấp cho người nghèo các dịch vụ họ cần để đầu tư và quản lý các chi phí phát sinh đột xuất. Banerjee and Newman (1994) đã chỉ ra việc thiếu tiếp cận với các dịch vụ tài chính cơ bản gây khó khăn cho những người có thu nhập thấp để kiểm soát cuộc sống kinh tế của họ. Khoảng cách thu nhập giữa người giàu và người nghèo phản ánh sự thiếu hoàn hảo của thị trường, bao gồm sự bất cân xứng về thông tin và thiếu sự tiếp cận với các dịch vụ tài chính - cả hai đều có thể tạo ra cái gọi là cái bẫy nghèo đói buộc người dân luôn ở mức nghèo khổ (Banerjee and Newman, 1994; Beck, Demirgüç - Kunt and Levine, 2007). Các dịch vụ tài chính như tiết kiệm có thể có tác động trực tiếp và gián tiếp đến việc giảm nghèo đói. Ví dụ, việc cá nhân tiếp cận với các công cụ tiết kiệm có thể giúp làm tăng tiết kiệm ròng của một quốc gia (Ashraf, Karlan, & Yin, 2010), có thể dẫn đến sự gia tăng đầu tư và tiêu dùng hiệu quả. Tiết kiệm cho phép các gia đình tăng khả năng để đối mặt với các cú sốc tài chính, duy trì tiêu dùng đều đặn, tích lũy tài sản và đầu tư vào con người như y tế, giáo dục. Burgess & Pande (2005) nhận thấy rằng, việc mở rộng ngân hàng của nhà nước tại các khu vực không có ngân hàng ở Ấn Độ đã làm giảm đáng kể số người ở nông thôn nghèo đói từ 14 đến 17 điểm phần trăm. Ngoài ra, các sản phẩm thanh toán tài chính kỹ thuật số cho phép mọi người nhận tiền từ người thân và bạn bè ở xa trong thời gian khủng hoảng, làm giảm khả năng rơi vào đói nghèo. Một nghiên cứu về chương trình tiền di động ở Kenya, M-Pesa, cho thấy rằng khi phải đối mặt với một cú sốc tài chính, người dùng M-Pesa có nhiều khả năng nhận được các khoản tiền chuyển hơn là người không sử dụng (Jack &Suri, 2014). Nhận thấy sự ảnh hưởng quan trọng của tài chính toàn diện nói trên, bài nghiên cứu tập trung vào vai trò tài chính toàn diện và sự cải thiện nghèo đói, với nội dung tiếp theo sẽ trình bày về khái niệm và vai trò tài chính toàn diện, sau đó chỉ ra thực trạng tài chính toàn diện ở phần 3. Thực trạng đói nghèo ở Việt Nam và đối sánh với một số quốc gia ASEAN được trình bày ở phần 4. Phần 5 phân tích mối quan hệ giữa tài chính toàn diện và nghèo đói, từ đó đưa ra các kết luận và hàm ý chính sách ở phần 6. 2. Khái niệm và cách đo lường tài chính toàn diện Hiện nay, chưa có khái niệm về tài chính toàn diện ở các tổ chức và các quốc gia trên thế giới được sử dụng một cách thống nhất. Các khái niệm được đưa ra trong các báo cáo của các tổ chức quốc tế, trong chiến lược của các quốc gia hay trong các nghiên cứu. Một số tổ chức đã đưa ra quan điểm về tài chính toàn diện có thể kể đến như Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Ngân hàng Thế giới (World Bank), Liên hiệp quốc (UN). Trong phạm vi nghiên cứu này, nhóm tác giả dựa theo quan điểm của Sarma (2012, trang 3) với khái niệm về tài chính toàn diện là “việc đảm bảo sự dễ dàng tiếp cận, sẵn có và mức sử dụng của hệ thống tài chính chính thức cho tất cả các thành viên của nền kinh tế”. Theo đó, khái niệm này đặc biệt nhấn mạnh vào các khía cạnh đã phân tích trên, bao gồm tính dễ tiếp cận, sẵn có và mức sử dụng của hệ thống tài chính, cấu thành nên tài chính toàn diện. Các khía cạnh nói trên liên quan sâu sắc đến nội dung của phần xây dựng chỉ số đo lường tài chính toàn diện. Cụ thể, chỉ số tài chính toàn diện (IFI) được đo lường bằng cách xây dựng từng chỉ số riêng lẻ cho mỗi khía cạnh của tài chính toàn diện - được gọi là chỉ số thành phần, với ba khía cạnh cơ bản: Khả năng thâm nhập, tính sẵn có và mức độ sử dụng dịch vụ tài chính. Khía cạnh (1) khả năng thâm nhập, được đánh giá bằng số lượng tài khoản tiền gửi tại các ngân hàng thương mại, tổ chức tài chính vi mô và số lượng tài khoản tiền gửi điện thoại di động đã đăng ký trên 1.000 người trưởng thành. Khía cạnh (2) sự sẵn có của dịch vụ tài chính được đo lường thông qua số lượng phòng giao dịch ngân hàng, số đại lý cung cấp dịch vụ tài chính di động đã đăng ký và số máy ATM trên 100.000 người trưởng thành. Khía cạnh (3) sử dụng dịch vụ tài chính được đánh giá thông qua tổng khối lượng của các giao dịch tín dụng và khối lượng tiền gửi. Các chỉ số được tính toán cho từng khía cạnh của tài chính toàn diện (di), với mỗi khía cạnh được tính toán theo công thức sau: Trong đó: Ai : giá trị thực tế của chỉ số khía cạnh thứ i mi : giá trị tối thiểu của chỉ số khía cạnh thứ i Mi : giá trị tối đa của chỉ số khía cạnh thứ i wi : tỷ trọng được gán cho mỗi khía cạnh Với ba khía cạnh nói trên, một quốc gia nào đó có được kết quả là (p: penetration; a: availability; u: usage). Lúc này, việc tính toán IFI cho một quốc gia cụ thể nào đó cũng được thực hiện theo công thức sau (Sarma, 2012): 3. Thực trạng tài chính toàn diện ở Việt Nam Nhóm tác giả sử dụng số liệu thu thập từ bộ dữ liệu của IMF - FAS (2021) để đánh giá và phân tích các khía cạnh của tài chính toàn diện ở Việt Nam. Ngoài ra, bài nghiên cứu còn thực hiện đối sánh với hai quốc gia là Indonesia và Thái Lan để cho sự phân tích sâu sắc hơn. 3.1. Khía cạnh thâm nhập của ngân hàng Chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá mức độ thâm nhập của ngân hàng chính là số tài khoản ngân hàng trên 1.000 người trưởng thành và đây cũng là một chỉ tiêu quan trọng trong đánh giá tài chính toàn diện. Bình quân qua các năm của cả khối ASEAN, cứ 1.000 người dân sẽ có 1.107,66 tài khoản ngân hàng, hay nói cách khác cứ mỗi người dân ở ASEAN sẽ có hơn 1 tài khoản ngân hàng (Trung & Quỳnh, 2020). Ở Việt Nam, số lượng tài khoản trong mỗi người trưởng thành khá khiêm tốn so với Indonesia và Thái Lan (Bảng 1). Bảng 1: Số lượng tài khoản ngân hàng trên 1.000 người trưởng thành ở Việt Nam và một số quốc gia Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp từ IMF - FAS, 2021 Năm 2010 - 2017, số lượng này tăng trưởng qua các năm nhưng mỗi người dân trưởng thành ở Việt Nam chưa có tới một tài khoản ngân hàng chính thống, cho đến năm 2018, con số này đã được nâng lên là 1.086,88 và liên tục tăng đến năm 2020, đạt 1.304,20. Điều này cho thấy sự nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong việc đẩy mạnh tiến trình tài chính toàn diện. Mặc dù so với hai quốc gia là Indonesia và Thái Lan, Việt Nam có số tài khoản thấp hơn, nhưng tốc độ tăng trưởng bình quân mỗi năm lại cao vượt trội; cụ thể đạt 17,95%/năm, cao hơn 1,5 lần so với Indonesia và gấp 8,7 lần so với Thái Lan, giúp cho khoảng cách về số lượng tài khoản trên 1.000 người trưởng thành được rút ngắn dần giữa Việt Nam và các quốc gia. 3.2. Khía cạnh về tính sẵn có của các dịch vụ ngân hàng Tính sẵn có của ngân hàng được xem xét thông qua hai chỉ tiêu: Số lượng chi nhánh ngân hàng và số lượng ATM trên 100.000 người trưởng thành. Trung & Quỳnh (2020) đã cho thấy bình quân qua các năm của khối ASEAN, cứ 100.000 người dân sẽ có 9,13 chi nhánh ngân hàng và 41,16 máy ATM phục vụ. Việt Nam có số lượng chi nhánh khá thấp, thấp hơn so với Indonesia và Thái Lan (xem Hình 1), đồng thời thấp hơn hẳn so với bình quân của ASEAN nói trên. Hình 1: Số lượng chi nhánh ngân hàng và số lượng ATM trên 100.000 người trưởng thành Việt Nam và một số quốc gia Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp từ IMF - FAS, 2021 Hình 1 cho thấy, số lượng chi nhánh ngân hàng phục vụ cho 100.000 người dân trưởng thành ở Việt Nam đều thấp hơn so với Thái Lan và Indonesia qua các năm; cụ thể ở năm 2020, số chi nhánh chỉ đạt 4,01, trong khi đó Indonesia đạt 15,22; cao hơn 3,8 lần và Thái Lan đạt 10,59; cao hơn 2,6 lần so với Việt Nam. Đồng thời, về số lượng ATM cũng có kết quả tương tự trong giai đoạn 2012 - 2020; chi tiết hơn vào năm 2020, Việt Nam có 26,26 máy so với Indonesia là 51,66 máy (Việt Nam thấp hơn Indonesia gần 2 lần) và Thái Lan là 111,82 máy (Việt Nam thấp hơn Thái Lan gần 4,3 lần). 3.3. Khía cạnh về mức độ sử dụng các dịch vụ ngân hàng Trong tiến trình thúc đẩy tài chính toàn diện, rõ ràng việc gia tăng số lượng tài khoản được mở trong dân chúng cũng như số lượng chi nhánh và số ATM phục vụ cho người dân là việc hết sức cần thiết. Tuy nhiên, thực tế lại tồn tại hiện tượng các ngân hàng mở rộng chi nhánh hay gia tăng số lượng ATM, nhưng không thúc đẩy tài chính toàn diện. Kinh nghiệm từ một số quốc gia Trung Đông và Nam Phi cho thấy sự lan rộng của các tổ chức tài chính vi mô cũng như ngân hàng đã không thành công trong việc giảm loại trừ tài chính, nghèo đói, bất bình đẳng thu nhập và khả năng tiếp cận ít ỏi đối với các dịch vụ tài chính cơ bản vẫn là một thiếu thốn đối với một bộ phận lớn dân số, đặc biệt là những bộ phận yếu kém của xã hội (Neaime & Gaysset, 2018; Pearce, 2011). Do vậy, trong các khía cạnh của tài chính toàn diện, nhóm tác giả rất chú trọng đến khía cạnh sử dụng, được đo lường bằng tỷ lệ tiền gửi và cho vay trên GDP. Ở khía cạnh này, Việt Nam có tỷ lệ này khá cao, cao hơn so với bình quân các nước ASEAN (Trung & Quỳnh, 2020) và cao hơn nhiều so với hai quốc gia Indonesia và Thái Lan (xem Bảng 2). Bảng 2: Tỷ lệ tiền gửi và cho vay trên GDP ở Việt Nam và một số quốc gia ĐVT: % Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp từ IMF - FAS, 2021 Cụ thể năm 2020, Việt Nam có tiền gửi và cho vay chiếm 310,44% so với GDP, trong khi đó Indonesia chỉ đạt 78,70% và Thái Lan đạt 166,12%. Tương tự như năm 2020, các năm còn lại, Việt Nam đều có tỷ lệ này khá cao và cao vượt trội so với hai quốc gia được đối sánh. Bình quân tốc độ tăng trưởng qua các năm ở Việt Nam cũng cao hơn so với hai quốc gia còn lại, với tốc độ là 5,49%, cao gấp 2,7 và 2,5 lần so với Indonesia và Thái Lan. 4. Thực trạng đói nghèo ở Việt Nam Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả sử dụng các tỷ lệ đói nghèo ở các chuẩn khác nhau để đo lường và đánh giá thực trạng đói nghèo ở Việt Nam cũng như một số quốc gia lân cận. Kể từ năm 1990, World Bank đã hướng tới việc áp dụng một tiêu chuẩn chung trong việc đo lường tình trạng nghèo cùng cực, dựa trên ý nghĩa của nghèo đói ở các nước nghèo nhất thế giới. Khi sự khác biệt về chi phí sinh hoạt trên toàn thế giới ngày càng tăng, chuẩn nghèo quốc tế phải được cập nhật định kỳ bằng cách sử dụng dữ liệu PPP (Purchasing Power Parity - Ngang giá sức mua) mới để phản ánh những thay đổi này. Kể từ tháng 10 năm 2015, World Bank áp dụng 1,90 USD làm chuẩn nghèo quốc tế bằng cách sử dụng PPP năm 2011 và đây được xem là nhóm nghèo “cùng cực”, đại diện cho mức trung bình của chuẩn nghèo được tìm thấy ở 15 trong số các quốc gia nghèo nhất được xếp hạng theo mức tiêu dùng bình quân đầu người. Các chuẩn nghèo khác như chuẩn 3,20 USD được tính từ các chuẩn nghèo quốc gia điển hình ở các nước được xếp vào nhóm thu nhập trung bình thấp và chuẩn nghèo 5,50 USD được tính từ các chuẩn nghèo quốc gia điển hình ở các quốc gia được xếp vào nhóm thu nhập trung bình cao (World Bank, 2021a). Việc ước tính các tỷ lệ nói trên ở Việt Nam không được thực hiện hằng năm như Indonesia và Thái Lan mà là hai năm một lần, chẳng hạn như các năm 2008, 2010, 2012, 2014, 2016, 2018 (xem công bố của World Development Indicators, 2021). Một trong các nội dung của Bảng 3 thể hiện tỷ lệ phần trăm dân số sống dưới 1,90 USD/ngày ở Việt Nam và các nước Indonesia, Thái Lan. Có thể thấy, ở mức chuẩn nghèo “cùng cực” nhất, tức ở mức 1,90 USD/ngày, Việt Nam có tỷ lệ người dân sống dưới mức này có xu hướng giảm qua các năm và có tỷ lệ thấp hơn so với Indonesia nhưng cao hơn so với Thái Lan. Cụ thể, ở năm 2018 tỷ lệ người nghèo ở Việt Nam là 1,8% giảm đáng kể so với năm 2008 với tốc độ giảm là 18,60%, trong khi đó, Indonesia có tỷ lệ người nghèo cao hơn chiếm 3,6%, cao hơn gấp đôi so với Việt Nam. Thái Lan có tỷ lệ người nghèo ở ngưỡng này khá thấp, thậm chí từ năm 2013 đến năm 2018, tỷ lệ này xấp xỉ bằng 0. Tại Việt Nam, tỷ lệ này theo tính toán của nhóm tác giả là 1,2% vào năm 2020. Bảng 3: Tỷ lệ số người nghèo đói ở các chuẩn nghèo tại Việt Nam và một số quốc gia ASEAN ĐVT: % Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp từ World Development Indicators, 2021 Trong đó: Số liệu năm 2020 là số liệu theo tính toán của nhóm tác giả Ở các chuẩn nghèo quốc tế còn lại, như chuẩn nghèo ở mức 3,20 USD/ngày và 5,50 USD/ngày, qua các năm Việt Nam đều có tỷ lệ thấp hơn Indonesia nhưng lại cao hơn Thái Lan (Bảng 3). Tuy nhiên, tốc độ giảm của tỷ lệ này ở Việt Nam được duy trì khá cao, cụ thể số người dân sống dưới chuẩn nghèo 3,20 USD/ngày qua các năm có xu hướng giảm với tốc độ là 17,63%/năm, thấp với tốc độ giảm ở Thái Lan (19,80%) và cao hơn rất nhiều so với Indonesia (8,66%). Tương tự như vậy, tỷ lệ người dân sống dưới chuẩn nghèo 5,50 USD/ngày có xu hướng giảm với tốc độ bình quân 11,71%, cao hơn so với Thái Lan (11,06%) và cao gần gấp 3 lần so với Indonesia (4,15%). Tốc độ giảm tỷ lệ người nghèo ở Việt Nam cho thấy sự nỗ lực lớn của Chính phủ trong việc cải thiện sự đói nghèo; do vậy theo tính toán của nhóm tác giả, năm 2020, ở hai chuẩn nghèo này, Việt Nam duy trì tỷ lệ thấp hơn, lần lượt là 4,5% và 17,5%. Ngoài tỷ lệ nghèo theo các chuẩn nghèo quốc tế nói trên, nhóm tác giả tiếp tục xem xét tỷ lệ phần trăm dân số sống dưới chuẩn nghèo quốc gia (sau đây gọi là tỷ lệ dân số nghèo quốc gia). Tỷ lệ đói nghèo trong dân số được đo lường dựa trên chuẩn nghèo quốc gia, là ước tính quốc gia dựa trên ước tính phân nhóm gia quyền dân số từ các cuộc điều tra hộ gia đình (tức là theo quốc gia cụ thể); chính vì vậy, chuẩn nghèo quốc gia là chuẩn để ước tính các chỉ số nghèo phù hợp với hoàn cảnh kinh tế, xã hội cụ thể của đất nước (World Bank, 2021b). Hình 2: Tỷ lệ dân số nghèo quốc gia tại Việt Nam và một số quốc gia Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp từ World Development Indicators, 2021 Trong đó: Số liệu năm 2020 là số liệu theo tính toán của nhóm tác giả Tỷ lệ người dân sống dưới chuẩn nghèo quốc gia ở Việt Nam có sự thay đổi rõ rệt trong quãng thời gian từ năm 2010 - 2020 (xem Hình 2). Theo đó, năm 2010, Việt Nam duy trì ở mức 20,7% cao hơn so với Indonesia (13,3%) và Thái Lan (16,4%), nhưng đến năm 2018, tỷ lệ này giảm mạnh, chỉ còn là 6,7% thấp hơn hai quốc gia nói trên (lần lượt có tỷ lệ là 9,8% và 9,9%). Tốc độ này cao hơn hẳn so hai quốc gia còn lại, có tốc độ giảm lần lượt là 4,39%; 6,97%; tức là hơn gấp 3 lần so với Indonesia và 1,9 lần so với Thái Lan. Như vậy, qua phân tích, có thể thấy, mức độ giảm nghèo ở Việt Nam cũng như một số quốc gia có sự chuyển biến tích cực. Mặc dù mức độ giảm khác nhau, nhưng đã cho thấy sự nỗ lực của chính phủ các quốc gia, đặc biệt là Chính phủ Việt Nam. 5. Mối quan hệ giữa tài chính toàn diện và đói nghèo Để phân tích mối quan hệ giữa tài chính toàn diện và mức độ đói nghèo ở Việt Nam, nhóm tác giả sử dụng hệ số tương quan cặp Pearson để xem xét. Về tài chính toàn diện, ngoài các khía cạnh được phân tích ở trên, nhóm tác giả sử dụng IFI được tính theo gợi ý của Sarma (2012), bằng cách tính bình quân tổng hợp trên cả ba khía cạnh. Đây phương pháp tốt nhất để đo lường mối liên hệ giữa các biến, và có thể cung cấp thông tin về độ lớn của mối liên kết, hoặc mối tương quan, cũng như chiều hướng của mối quan hệ. Bảng 4: Hệ số tương quan Pearson giữa tài chính toàn diện và tỷ lệ đói nghèo ở Việt Nam Nguồn: Nhóm tác giả tính toán và tổng hợp từ Stata 16.0 Bảng 4 cho thấy, mối quan hệ giữa tài chính toàn diện và tỷ lệ nghèo đói ở Việt Nam được xem xét trên từng khía cạnh của tài chính toàn diện với tỷ lệ nghèo đói ở từng chuẩn nghèo. Trong đó, các ký hiệu PovNa, Pov1.9, Pov3.2, Pov5.5 được hiểu lần lượt là tỷ lệ đói nghèo ở các chuẩn quốc gia; 1,90 USD/ngày; 3,20 USD/ngày; 5,50 USD/ngày. Một cách tổng quát nhất, có thể thấy sự cải thiện về tài chính toàn diện có thể dẫn đến sự cải thiện về tình trạng đói nghèo Việt Nam thông qua mối tương quan phủ định. Cụ thể, mối tương quan này cho thấy rằng IFI càng tăng, thì tỷ lệ đói nghèo càng giảm, sự tương quan giữa chỉ số này với các tỷ lệ nghèo theo từng chuẩn nghèo đều có kết quả bé hơn -0,9 cho thấy sự tương quan ngược chiều này là rất mạnh. Từng khía cạnh của tài chính toàn diện, đều có kết quả tương tự. Ngoại trừ hệ số tương quan giữa số lượng chi nhánh ngân hàng và tỷ lệ đói nghèo chuẩn 1,90 USD/ngày và 3,20 USD/ngày không có ý nghĩa thống kê, tất cả các hệ số tương quan còn lại đều đáng tin cậy (từ 95% - 99%). Chẳng hạn như ở khía cạnh thâm nhập của ngân hàng, số lượng tài khoản ngân hàng chính thống mà người dân sở hữu càng tăng, thì tỷ lệ đói nghèo sẽ càng giảm; các hệ số tương quan ở biến này với các chuẩn nghèo đều có kết quả nhỏ hơn -0,9, cho thấy sự tương quan phủ định mạnh. Tương tự như vậy, số lượng chi nhánh ngân hàng có sự tương quan với tỷ lệ nghèo theo chuẩn quốc gia và theo chuẩn quốc tế 5,50 USD/ngày. Số lượng ATM cũng có mối quan hệ ngược chiều với sự nghèo đói, với các hệ số tương quan đều âm. Mức độ sử dụng các dịch vụ ngân hàng cũng có cùng kết quả, tuy nhiên mức tương quan nghịch biến không mạnh so với khía cạnh thâm nhập. Bảng 5: Hệ số tương quan Pearson giữa IFI và tỷ lệ đói nghèo ở Indonesia và Thái Lan Nguồn: Nhóm tác giả tính toán và tổng hợp từ Stata 16.0 So với các nước Indonesia, Thái Lan, mức độ tương quan nghịch chiều giữa tài chính toàn diện và việc giảm nghèo đói ở Việt Nam có xu hướng chặt chẽ hơn (xem Bảng 5). Theo đó, các hệ số tương quan giữa IFI và tỷ lệ nghèo ở các chuẩn nghèo của Việt Nam (ở Bảng 4) đều lớn hơn Indonesia và Thái Lan. Điều này cho thấy, sự cải cách trong tài chính toàn diện có thể thúc đẩy cải tiến tình trạng nghèo đói ở Việt Nam mạnh hơn so với một số nước cùng khu vực. Đây được xem là kết quả quan trọng trong nghiên cứu này của nhóm tác giả. Tóm lại, tài chính toàn diện có mối quan hệ nghịch chiều mật thiết với tỷ lệ đói nghèo, sự thúc đẩy tài chính toàn diện ở Việt Nam sẽ có thể khiến cho tình trạng đói nghèo được điều chỉnh giảm, và sự tương quan này chặt chẽ hơn so với các nước lân cận. Kết quả về mối quan hệ phủ định này của nghiên cứu hoàn toàn trùng khớp với nghiên cứu của Burgess & Pande (2005), việc mở rộng ngân hàng của nhà nước tại các khu vực không có ngân hàng ở Ấn Độ đã làm giảm đáng kể số người ở nông thôn nghèo đói. Và kết quả này cùng phù hợp với lập luận của Jack &Suri (2014) rằng tài chính toàn diện (thông qua chương trình tiền di động M-Pesa) giúp người dân giảm bớt khó khăn khi phải đối mặt với một cú sốc tài chính. 6. Kết luận và hàm ý chính sách Tài chính toàn diện có ý nghĩa to lớn đối với kinh tế - xã hội và là tiền đề quan trọng cho công tác xóa đói giảm nghèo và tăng trưởng bền vững. Thúc đẩy tài chính toàn diện luôn là nỗ lực của mỗi quốc gia trong thời gian vừa qua. Ở Việt Nam, sự nỗ lực đã được thể hiện ở kết quả cải thiện về tài chính toàn diện trên từng khía cạnh mà nhóm tác giả đã phân tích. Mặc dù một số khía cạnh còn hạn chế như số lượng chi nhánh, số lượng ATM, nhưng một số khía cạnh khác lại có sự tăng trưởng vượt trội như số lượng tài khoản và đặc biệt là mức độ sử dụng dịch vụ ngân hàng của người dân luôn cao hơn hẳn so với các quốc gia như Indonesia và Thái Lan. Đi cùng với sự cải thiện về tài chính toàn diện, công tác giảm nghèo cũng được Chính phủ Việt Nam xem xét và kết quả cũng cho thấy sự cải thiện qua các năm. Quan trọng nhất, nhóm tác giả đã tìm thấy sự tương quan ngược chiều mạnh mẽ giữa tài chính toàn diện và sự đói nghèo ở Việt Nam, điều này cho thấy tài chính toàn diện càng được thúc đẩy, sự đói nghèo càng được giảm đáng kể. Từ đó, nhóm tác giả đề xuất các hàm ý chính sách liên quan đến tài chính toàn diện, như tiếp tục gia tăng số tài khoản được sở hữu ở người trưởng thành, mở rộng chi nhánh và số lượng ATM phục vụ cho người dân, cũng như khuyến khích người dân sử dụng dịch vụ từ ngân hàng chính thống. Việc thực hiện đồng thời các chính sách này sẽ góp phần cải thiện tình trạng đói nghèo ở Việt Nam. Tuy nhiên, bài nghiên cứu còn giới hạn về số liệu do World Development Indicators (2021) cung cấp, do vậy nhóm tác giả chỉ dừng lại ở phân tích hệ số tương quan, xác định mối quan hệ giữa tài chính toàn diện và sự đói nghèo ở Việt Nam cũng như một số quốc gia trong ASEAN. Tài liệu tham khảo: 1. ASEAN. (2015). ASEAN 2025: Forging Ahead Together. Journal of Chemical Information and Modeling (Vol. 53). Retrieved from https://asean.org/asean-community-vision-2025-2/ 2. Ashraf, N., Karlan, D., & Yin, W. (2010). Female empowerment: Impact of a commitment savings product in the Philippines. World Development, 38(3), 333–344. 3. Banerjee, A. V, & Newman, A. F. (1994). Poverty, Incentives, and Development. The American Economic Review, 84(2), 211–215. Retrieved from http://www.jstor.org/stable/2117831 4. Beck, T., Demirgüç-Kunt, A., & Levine, R. (2007). Finance, inequality and the poor. Journal of Economic Growth, 12(1), 27–49. 5. Burgess, R., & Pande, R. (2005). Do rural banks matter? Evidence from the Indian social banking experiment. American Economic Review, 95(3), 780–795. https://doi.org/10.1257/0002828054201242 6. IMF FAS. (2021). FAS Cross-Country Data. Retrieved July 25, 2021, from https://data.imf.org/regular.aspx?key=61063967 7. Jack, W., & Suri, T. (2014). Risk sharing and transactions costs: Evidence from Kenya’s mobile money revolution. American Economic Review, 104(1), 183–223. 8. Neaime, S., & Gaysset, I. (2018). Financial inclusion and stability in MENA: Evidence from poverty and inequality. Finance Research Letters, 24, 230–237. https://doi.org/https://doi.org/10.1016/j.frl.2017.09.007 9. Pearce, D. (2011). Financial inclusion in the Middle East and North Africa: Analysis and roadmap recommendations. The World Bank. 10. Sarma, M. (2008). Index of financial inclusion (ICRIER working paper No. 215). Retrieved from Indian Council for Research on International Economic Relations Website: Http://Www. Icrier. Org/Pdf/Working_Paper_215. Pdf. 11. Sarma, M. (2012). Index of financial inclusion. Berlin Working Papers on Money, Finance, Trade and Development , (No.07/2012). 12. Quyết định số 149/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 22/01/2020 về việc phê duyệt Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. 13. Trung, N. Đ., & Quỳnh, D. T. L. (2020). Tăng cường tiến trình tài chính toàn diện trong khu vực ASEAN. Tạp chí Tài chính, (Đặc san Kinh tế-Tài chính Việt Nam 2020). 14. World Bank. (2021a). Metadata Glossary: Poverty headcount ratio at $1.90 a day. Retrieved June 25, 2021, from https://databank.worldbank.org/metadataglossary/millennium-development-goals/series/SI.POV.DDAY 15. World Bank. (2021b). Metadata Glossary: Poverty headcount ratio at national poverty lines. Retrieved June 25, 2021, from https://databank.worldbank.org/metadataglossary/environment-social-and-governance-(esg)-data/series/SI.POV.NAHC 16. World Development Indicators. (2021). World Development Indicators. Retrieved June 25, 2021, from https://data.worldbank.org/indicator PGS., TS. Nguyễn Đức Trung TS. Dư Thị Lan Quỳnh Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh Chia sẻ In trang Bình luận Ý kiến của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu Bình luận Đóng lại ok Bình luận của bạn chờ kiểm duyệt từ Ban biên tập Các tin tức khác Xem tất cả Nhân tố ảnh hưởng đến ý định áp dụng tài chính xanh tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam Nhân tố ảnh hưởng đến ý định áp dụng tài chính xanh tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam 18/12/2024 10:19 297 lượt xem Tài chính xanh là công cụ giúp các quốc gia không chỉ đạt được mục tiêu kinh tế mà còn bảo vệ môi trường, thực hiện trách nhiệm xã hội hướng đến phát triển bền vững. Bảo đảm an toàn hệ thống thông tin trong hoạt động ngân hàng - Thách thức và một số giải pháp nâng cao hiệu quả Bảo đảm an toàn hệ thống thông tin trong hoạt động ngân hàng - Thách thức và một số giải pháp nâng cao hiệu quả 17/12/2024 08:05 349 lượt xem Bảo đảm an toàn hệ thống thông tin trong hoạt động ngân hàng là yêu cầu cần thiết để bảo vệ tài sản, duy trì lòng tin của khách hàng cũng như thúc đẩy sự phát triển bền vững trong môi trường kinh doanh đầy thách thức hiện nay. Kinh tế Việt Nam năm 2024 và triển vọng năm 2025 Kinh tế Việt Nam năm 2024 và triển vọng năm 2025 16/12/2024 21:30 6.130 lượt xem Năm 2024 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong thực hiện thắng lợi Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2025. Mặc dù bối cảnh quốc tế và trong nước vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức: Lạm phát tăng cao, xung đột địa chính trị kéo dài, sự tăng trưởng chậm lại của các nền kinh tế lớn, nhưng kinh tế Việt Nam đã vượt qua khó khăn để đạt được những thành tựu nổi bật. Thực trạng và đề xuất phát triển thị trường trái phiếu xanh tại Việt Nam Thực trạng và đề xuất phát triển thị trường trái phiếu xanh tại Việt Nam 12/12/2024 09:54 636 lượt xem Thị trường trái phiếu xanh tại Việt Nam đã có những bước phát triển đáng kể trong những năm gần đây, tuy nhiên vẫn còn đối mặt với nhiều thách thức. Xếp hạng tín dụng khách hàng cá nhân với khai phá dữ liệu, thuật  toán C4.5 Xếp hạng tín dụng khách hàng cá nhân với khai phá dữ liệu, thuật toán C4.5 10/12/2024 11:07 522 lượt xem Khai phá dữ liệu (Data Mining - DM) là khái niệm rộng và có thể gây khó khăn cho các nhà nghiên cứu không chuyên sâu về công nghệ thông tin. Điều quan trọng là phải nắm được nguyên lý, khái niệm liên quan đến DM, từ đó, định hướng mục tiêu và ứng dụng DM trong từng lĩnh vực, đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng. Thực trạng công bố thông tin môi trường, xã hội và quản trị của các ngân hàng thương mại Việt Nam Thực trạng công bố thông tin môi trường, xã hội và quản trị của các ngân hàng thương mại Việt Nam 09/12/2024 15:59 477 lượt xem Dựa trên cơ sở bộ tiêu chuẩn về Báo cáo phát triển bền vững (GRI) và các nghiên cứu tiền nhiệm, tác giả đã xây dựng bảng tham chiếu để đánh giá mức độ công bố thông tin ESG của ngân hàng thương mại. Mối quan hệ giữa mức độ thực hiện quy định thanh khoản ngân hàng theo Basel III với một số giải pháp và khuyến nghị Mối quan hệ giữa mức độ thực hiện quy định thanh khoản ngân hàng theo Basel III với một số giải pháp và khuyến nghị 04/12/2024 08:38 799 lượt xem Mục tiêu nghiên cứu trong bài viết này về mối quan hệ giữa mức độ thực hiện quy định thanh khoản ngân hàng theo Basel III với một số giải pháp theo phương pháp tiếp cận định lượng, trên cơ sở kết quả thu được, bài viết đưa ra một số khuyến nghị. Hạch toán quyền rút vốn đặc biệt: Khuôn khổ, các yếu tố chính và một số biện pháp giải quyết vướng mắc hiện nay Hạch toán quyền rút vốn đặc biệt: Khuôn khổ, các yếu tố chính và một số biện pháp giải quyết vướng mắc hiện nay 03/12/2024 08:26 545 lượt xem Quyền rút vốn đặc biệt (SDR) là tài sản dự trữ quốc tế được Quỹ Tiền tệ quốc tế (International Monetary Fund - IMF) tạo ra nhằm bổ sung dự trữ chính thức của các quốc gia thành viên... Tác động của quy mô hoạt động đến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại Việt Nam Tác động của quy mô hoạt động đến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại Việt Nam 28/11/2024 08:54 1.019 lượt xem Quy mô ngân hàng là một trong những yếu tố quan trọng để nâng cao năng lực cạnh tranh, cải thiện hiệu quả tài chính, đồng thời phản ánh năng lực, sức mạnh và vị thế của ngân hàng trên thị trường. Hoán đổi nợ xanh: Cầu nối mới cho tài chính khí hậu và phát triển bền vững Hoán đổi nợ xanh: Cầu nối mới cho tài chính khí hậu và phát triển bền vững 27/11/2024 11:42 667 lượt xem Bài viết tập trung phân tích cơ chế hoạt động, lợi ích của hoán đổi nợ xanh, những thách thức và giải pháp để triển khai mô hình hoán đổi nợ lấy dự án xanh tại Việt Nam. Cải thiện tín nhiệm doanh nghiệp nông nghiệp, hợp tác xã, trang trại và hộ nông dân trong thu hút vốn tín dụng chính sách, phát triển sản xuất, kinh doanh Cải thiện tín nhiệm doanh nghiệp nông nghiệp, hợp tác xã, trang trại và hộ nông dân trong thu hút vốn tín dụng chính sách, phát triển sản xuất, kinh doanh 25/11/2024 09:52 660 lượt xem Cải thiện tín nhiệm là một giải pháp căn cơ, dài hạn, không chỉ giúp doanh nghiệp nông nghiệp, hợp tác xã (HTX), trang trại và hộ nông dân tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính sách, mà còn nâng cao vị thế, uy tín của các tổ chức này với đối tác kinh doanh và những bên liên quan, góp phần phát triển sản xuất, kinh doanh bền vững. Sự hài lòng trực tuyến trong ý định tiếp tục sử dụng ngân hàng điện tử tại Việt Nam Sự hài lòng trực tuyến trong ý định tiếp tục sử dụng ngân hàng điện tử tại Việt Nam 19/11/2024 09:44 822 lượt xem Sự phát triển nhanh chóng của các hệ thống điện tử và Internet đã tạo nên những thay đổi đáng kể trong việc cung ứng hàng hóa, dịch vụ nói chung, dịch vụ tài chính, ngân hàng nói riêng... Đánh giá sức khỏe tài chính các ngân hàng Việt Nam theo phương pháp phân tích cụm Đánh giá sức khỏe tài chính các ngân hàng Việt Nam theo phương pháp phân tích cụm 18/11/2024 11:30 1.222 lượt xem Sức khỏe tài chính của các ngân hàng rất quan trọng đối với nền kinh tế. Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 xảy ra do sự phá sản hàng loạt của các ngân hàng. Tăng trưởng tín dụng đối với ngành nông nghiệp và những vấn đề đặt ra Tăng trưởng tín dụng đối với ngành nông nghiệp và những vấn đề đặt ra 11/11/2024 08:25 1.108 lượt xem Thông qua phân tích quy mô và biến động dư nợ tín dụng nông nghiệp giai đoạn 2014 - 2023, bài viết chỉ ra những kết quả tích cực và một số hạn chế trong tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng đối với ngành sản xuất quan trọng này. Bảo đảm chất lượng nguồn nhân lực tại ngân hàng thương mại: Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả Bảo đảm chất lượng nguồn nhân lực tại ngân hàng thương mại: Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả 05/11/2024 08:10 1.377 lượt xem Hiện nay, công tác bảo đảm chất lượng nguồn nhân lực được các NHTM chú trọng đầu tư phát triển, tuy nhiên, nguồn nhân lực của nhiều ngân hàng vẫn chưa thực sự đáp ứng yêu cầu về chất lượng, ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của các ngân hàng. Ngành Ngân hàng với kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam Đường sắt cao tốc - biểu tượng và động lực của kỷ nguyên vươn mình Đường sắt cao tốc - biểu tượng và động lực của kỷ nguyên vươn mình 12/12/2024 10:42 Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam' 26/11/2024 09:53 Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam là bước phát triển tất yếu, bứt phá và tăng tốc Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam là bước phát triển tất yếu, bứt phá và tăng tốc 15/11/2024 21:13 Tuyên bố chung giữa nước Cộng hòa Chile và nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Tuyên bố chung giữa nước Cộng hòa Chile và nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam 12/11/2024 14:09 Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Tiểu ban Văn kiện và Tiểu ban Điều lệ Đảng Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Tiểu ban Văn kiện và Tiểu ban Điều lệ Đảng 12/11/2024 14:15 Bài học Cách mạng Tháng Mười Nga trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Bài học Cách mạng Tháng Mười Nga trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc 11/11/2024 15:54 Nội dung chuyên đề của Tổng Bí thư Tô Lâm về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Nội dung chuyên đề của Tổng Bí thư Tô Lâm về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc 05/11/2024 16:17 Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả' 06/11/2024 16:31 Xem tất cả Giá vàngXem chi tiết

Giá vàng - Xem theo ngày

Khu vực

Mua vào

Bán ra

HÀ NỘI

Vàng SJC 1L

81,600

83,600

TP.HỒ CHÍ MINH

Vàng SJC 1L

81,600

83,600

Vàng SJC 5c

81,600

83,620

Vàng nhẫn 9999

81,600

83,400

Vàng nữ trang 9999

81,500

83,000

Ngoại tệXem chi tiết Tỷ giá - Xem theo ngày
Ngân Hàng USD EUR GBP JPY
Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra
Vietcombank 25,153 25,483 26,041 27,469 31,401 32,736 158.95 168.19
BIDV 25,183 25,483 26,192 27,397 31,737 32,670 160.03 167.75
VietinBank 25,180 25,483 26,272 27,472 31,695 33,705 161.47 169.22
Agribank 25,210 25,483 26,181 27,385 31,604 32,695 160.79 168.44
Eximbank 25,170 25,483 26,272 27,228 31,706 32,816 161.8 167.71
ACB 25,190 25,483 26,288 27,190 31,818 32,778 161.82 168.21
Sacombank 25,210 25,483 26,231 27,206 31,686 32,853 161.86 168.91
Techcombank 25,222 25,483 26,070 27,413 31,464 32,808 158.16 170.62
LPBank 25,190 25,485 26,543 27,441 32,072 32,600 162.71 169.79
DongA Bank 25,220 25,483 26,310 27,150 31,740 32,770 160.10 167.80
(Cập nhật trong ngày) Lãi SuấtXem chi tiết (Cập nhật trong ngày) Ngân hàng KKH 1 tuần 2 tuần 3 tuần 1 tháng 2 tháng 3 tháng 6 tháng 9 tháng 12 tháng 24 tháng Vietcombank 0,10 0,20 0,20 - 1,60 1,60 1,90 2,90 2,90 4,60 4,70 BIDV 0,10 - - - 1,70 1,70 2,00 3,00 3,00 4,70 4,70 VietinBank 0,10 0,20 0,20 0,20 1,70 1,70 2,00 3,00 3,00 4,70 4,80 ACB 0,01 0,50 0,50 0,50 2,30 2,50 2,70 3,50 3,70 4,40 4,50 Sacombank - 0,50 0,50 0,50 2,80 2,90 3,20 4,20 4,30 4,90 5,00 Techcombank 0,05 - - - 3,10 3,10 3,30 4,40 4,40 4,80 4,80 LPBank 0.20 0,20 0,20 0,20 3,00 3,00 3,20 4,20 4,20 5,30 5,60 DongA Bank 0,50 0,50 0,50 0,50 3,90 3,90 4,10 5,55 5,70 5,80 6,10 Agribank 0,20 - - - 1,70 1,70 2,00 3,00 3,00 4,70 4,80 Eximbank 0,10 0,50 0,50 0,50 3,10 3,30 3,40 4,70 4,30 5,00 5,80 Liên kết website -- Chọn liên kết -- Ngân hàng Nhà nước Việt NamGiáo dục Tài chínhThời báo Ngân hàngChính phủThị trường tài chính tiền tệ Bình chọn trực tuyến Nội dung website có hữu ích với bạn không? Rất hay và hữu ích Khá hữu ích Bình thường Bình chọn Xem kết quả Kết quả Nội dung website có hữu ích với bạn không? Tổng cộng: phiếu Địa chỉ: Số 64 Nguyễn Chí Thanh, Phường Láng Thượng, Quận Đống Đa, Hà Nội Điện thoại: 024.38354807 - 024.39392184 - 024.39392187 Email: tapchidientu_tcnh@sbv.gov.vn Website: www.tapchinganhang.gov.vn - www.tapchinganhang.com.vn Chỉ được phát hành lại thông tin từ website này khi có sự đồng ý bằng văn bản của Tạp chí Ngân hàng TẠP CHÍ ĐIỆN TỬ NGÂN HÀNG Giấy phép hoạt động Tạp chí in và Tạp chí điện tử số 484/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 28/07/2021 Phó Tổng Biên tập phụ trách: Nguyễn Thị Thanh Bình Phó Tổng Biên tập: Nguyễn Thanh Nghị Liên hệ Phát hành - Quảng cáo Copyright © 2022 Tapchinganhang.gov.vn. Bảo lưu mọi quyền Giới thiệu tòa soạn Tổng truy cập: 36.721.541 Mạng xã hội Facebook Youtube

Từ khóa » Khái Niệm đói Nghèo Là Gì