Khái Niệm Hệ Thống Pháp Luật Châu âu Lục địa - Luật Hoàng Phi
Có thể bạn quan tâm
Mục lục bài viết
- Khái niệm hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa?
- Đặc trưng của hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa
Hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa (tiếng Anh: Civil Law) được căn cứ trên một hệ thống pháp luật đầu đủ và được “hệ thống hóa” một cách rõ ràng bằng văn bản và có thể thể tiếp cận. Khái niệm hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa là một trong nhiều câu hỏi được đông đảo độc giả quan tâm tìm hiểu. Luật Hoàng Phi thấu hiểu thắc mắc của các bạn và xin đưa ra nội dung giải đáp dưới bài viết để làm rõ vấn đề trên.
Khái niệm hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa?
Có thể hiểu cụm từ “hệ thống pháp luật” được dùng để chỉ tập hợp các hệ thống pháp luật của một số nước có những nét tương tự nhau nhất định do cùng dựa trên một nền tảng pháp luật, chính trị, tư tưởng hoặc văn hoá chung.
Vậy Khái niệm hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa được quy định ra sao? Hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa còn được gọi bằng những tên khác như hệ thống pháp luật Continental, hệ thống dân luật La Mã -Đức, hệ thống Civil Law… Hệ thống này bao gồm pháp luật của phần lớn các nước Châu Âu lục địa mà điển hình là Pháp, Đức, Italia…
Hệ thống pháp luật Lục địa Châu Âu là hệ thống pháp luật lớn nhất trên thế giới, tồn tại ở các nước lục địa Châu Âu và một số nước ngoài Châu Âu, có ảnh hưởng rộng khắp tại nhiều nước trên thế giới.
Hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa xuất hiện ở các nước Châu Âu lục địa trên cơ sở các truyền thống pháp luật La mã, pháp luật quy tắc và pháp luật tập quán địa phương. Bộ luật được coi là hoàn chỉnh như là kết quả của việc cung cấp đầy đủ các điều luật và nguyên tắc hình thành điểm khởi đầu cho những pháp lí và thực thi công lí. Các qui định đã được hệ thống hóa nổi bật lên với những điều luật cụ thể và các qui tắc ứng xử được tạo ra bởi cơ quan lập pháp hoặc các cơ quan tối cao khác.
Đặc trưng của hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa
Bên cạnh việc đưa ra Khái niệm hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa thì bài viết xin đưa ra thêm đặc trưng của hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa. Hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa có một số đặc trưng nổi bật sau đây:
Thứ nhất: Hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa chịu ảnh hưởng sâu sắc của pháp luật dân sự La Mã cổ đại.
Nguyên nhân do luật La Mã, đặc biệt là luật dân sự đã phát triển và rất hoàn thiện ở Châu Âu lục địa trong thời kì cổ đại và trung đại. Luật La Mã đã được nghiên cứu và giảng dạy, được các quốc gia khác ở Châu Âu lục địa sao chép, áp dụng trong một thời gian khá dài.
Thứ hai: Hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa được phân định thành công pháp và tư pháp, đây là điểm cơ bản để phân biệt hệ thống pháp luật Châu Âu và hệ thống pháp luật Anh-Mỹ.
+ Công pháp bao gồm các ngành luật và chế định pháp luật điều chỉnh các quan hệ phát sinh giữa các cơ quan nhà nước với nhau và với cá nhân nhằm hướng tới việc thiết lập và bảo vệ lợi ích công hướng tới là lợi ích công; Một bên chủ thể tham gia quan hệ pháp luật phải là chủ thể được sử dụng quyền lực nhà nước.
+ Tư pháp bao gồm các ngành luật, chế định pháp luật điều chỉnh các quan hệ phát sinh giữa cá nhân với nhau và với pháp nhân. Tư pháp hướng tới lợi ích của chính các chủ thể tham gia vào quan hệ (lợi ích tư); lợi ích này gắn liền với các chủ thể tham gia vào chính quan hệ đó.Phương pháp điều chỉnh được sử dụng trong luật tư là phương pháp tự định đoạt, được đặc trưng bằng sự thoả thuận ý chí giữa các chủ thể tham gia vào quan hệ.Các tranh chấp phát sinh trong lĩnh vực này được xem xét tại hệ thống cơ quan tài phán tư
Thứ ba: Hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa đề cao pháp luật thành văn, có độ pháp điển hóa cao, không coi trọng pháp luật án lệ. Tập quán, án lệ không được thừa nhận chính thức.
Nguồn luật chủ yếu là văn bản quy phạm pháp luật được hệ thống hoá (pháp điển hoá) cao với sự hiện diện của nhiều văn bản luật có giá trị pháp lí cao như luật, bộ luật. Ngoài ra các tư tưởng pháp luật, học thuyết chính trị pháp lí và các nguyên tắc pháp luật ở Châu Âu lục địa cũng được coi là nguồn quan trọng của pháp luật.
Ngoài ra, hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa còn bao gồm một số đặc điểm khác như:
+ Về nguyên tắc chỉ có luật do cơ quan có thẩm quyền thay mặt cho nhân dân, cho quyền lực nhà nước ban hành mới có giá trị là nguyên tắc cơ bản.
+ Hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa dựa trên quy trình tố tụng thẩm vấn, các thẩm phán chỉ tiến hành hoạt động xét xử mà không được tham gia hoạt động lập pháp, họ không được tạo ra các chế định, các quy phạm pháp luật.
+ Phát triển hệ thống toà án với 2 cấp xét xử: sơ thẩm, phúc thẩm và tối cao
+ Thẩm phán độc lập, là các luật gia chuyên nghiệp, hành nghề thẩm phán suốt đời.
Với những thông tin trên đây, chúng tôi tin rằng Quý khách hàng đã phần nào nắm được nội dung Khái niệm hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa. Trong trường hợp Quý khách hàng có bất cứ thắc mắc gì về bài viết cũng như vấn đề có liên quan, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ thực hiện.
Từ khóa » đặc điểm Hệ Thống Pháp Luật Châu âu Lục địa
-
Phân Tích Hệ Thống Pháp Luật Châu Âu Lục địa (Civil Law) Và Anh Mỹ ...
-
N2K9A Hệ Thống Pháp Luật Châu Âu Lục địa - Nhóm 2 Trần Lê Quỳnh ...
-
Hệ Thống Pháp Luật Châu âu Lục địa - Tài Liệu Text - 123doc
-
Civil Law Là Gì? Khái Quát Hệ Thống Pháp Luật Châu Âu Lục địa?
-
Tìm Hiểu Hệ Thống Pháp Luật Châu âu Lục địa - Thế Giới Luật
-
Hệ Thống Pháp Luật Châu Âu Lục địa - Civil Law - Cố Vấn Pháp Lý
-
So Sánh Hệ Thống Pháp Luật Châu Âu Lục địa Và Hệ ... - Blog Của Thư
-
Tìm Hiểu Hệ Thống Pháp Luật Châu Âu Lục địa. - Thư Viện Số
-
Tài Liệu Hệ Thống Pháp Luật Châu âu Lục địa - Xemtailieu
-
Luật Châu Âu Lục địa (Civil Law) Là Gì? So Sánh Civil ... - VietnamBiz
-
Dòng Họ Civil Law (Dòng Họ Pháp Luật Châu Âu Lục địa) Là Gì?
-
Common Law Và Civil Law | Luật Sư Bảo Hộ Quyền Lợi, Tư Vấn Pháp ...
-
So Sánh Pháp Luật Châu Âu Lục địa Và Pháp Luật Thống Luật
-
Tìm Hiểu Mô Hình Công Chứng Trên Thế Giới Và Kinh Nghiệm Tham ...