Khái Niệm Và đặc điểm Của Tổ Chức Xã Hội - HILAW.VN
Có thể bạn quan tâm
Tổ chức xã hội là hình thức tổ chức tự nguyện của công dân, tổ chức Việt Nam có chung mục đích tập hợp, hoạt động theo pháp luật và theo điều lệ, không vì lợi nhuận nhằm đáp ứng lợi ích chính đáng của các thành viên và tham gia vào quản lý nhà nước, quản lí xã hội.
Mục lục
1. Khái niệm tổ chức xã hội
Tổ chức xã hội là tổ chức tự nguyện của người lao động, hoạt động theo nguyên tắc tự quản, nhằm đáp ứng những lợi ích đa dạng, chính đáng của các thành viên và tham gia vào quản lý nhà nước, quản lý xã hội.
Theo quy định tại Điều 25 Hiến pháp năm 2013: ‘‘Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định’’.
Đây là cơ sở pháp lý vững chắc để tổ chức xã hội ra đời, tồn tại và phát triển. Pháp luật quy định các tổ chức xã hội được tham gia vào quản lý nhà nước, quản lý xã hội.
Các tổ chức xã hội rất đa dạng với những hình thức và tên gọi khác nhau như: Đảng Cộng sản Việt Nam, Đoàn hanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, v.v..
Các tổ chức xã hội đều có đặc điểm chung để phân biệt với các cơ quan nhà nước và các tổ chức kinh tế.
2. Đặc điểm của tổ chức xã hội
2.1. Các tổ chức xã hội được hình thành trên nguyên tắc tự nguyện của người lao động cùng chung một lợi ích, một giai cấp, cùng nghề nghiệp, cùng đặc điểm hoặc cùng sở thích
Đặc điểm này biểu hiện ở việc người lao động tự nguyện quyết định tham gia hoặc không tham gia tổ chức xã hội, không ai có quyền ép buộc hoặc ngăn cản việc tham gia hoặc không tham gia tổ chức xã hội của công dân. Nhà nước không can thiệp vào việc kết nạp, khai trừ thành viên của các tổ chức xã hội.
Tổ chức xã hội là tập trung những người lao động có chung một dấu hiệu đặc điểm như:
– Đảng Cộng sản Việt Nam là tổ chức của những người có cùng chung mục đích.
– Hội Nông dân Việt Nam là tổ chức của những người cùng chung một giai cấp.
– Đoàn hanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là tổ chức của những người có cùng độ tuổi.
– Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam là tổ chức của những người có cùng chung giới tính.
– Đoàn Luật sư là tổ chức của những người có cùng chung nghề nghiệp.
Các tổ chức xã hội nhân danh chính mình để tham gia hoạt động quản lý nhà nước mà không nhân danh Nhà nước (trừ trường hợp đặc biệt do pháp luật quy định).
Ví dụ: Công đoàn thực hiện kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo hộ lao động, hợp đồng lao động, tuyển dụng, cho thôi việc, tiền lương, tiền thưởng. hanh tra nhân dân kiểm tra các sai phạm pháp luật tại cơ sở.
2.2. Các tổ chức xã hội hoạt động theo điều lệ do các thành viên của tổ chức xây dựng hoặc theo quy định của pháp luật
Dù hoạt động theo điều lệ hay theo quy định của Nhà nước thì tổ chức xã hội vẫn mang tính tự quản, Nhà nước không can thiệp vào công việc nội bộ của tổ chức.
Mối quan hệ của các thành viên trong tổ chức là quan hệ bình đẳng, không phải mệnh lệnh phục tùng.
Đa số các tổ chức xã hội có điều lệ. Điều lệ tổ chức xã hội do các thành viên xây dựng thông qua đại hội đại biểu hoặc đại hội toàn thể được Nhà nước thông qua, phê chuẩn hoặc công nhận. Các quy định trong điều lệ không mang tính pháp lý và chỉ điều chỉnh các quan hệ xã hội trong nội bộ tổ chức.
Một số tổ chức xã hội hoạt động theo quy định của Nhà nước như Đoàn Luật sư, Ban hanh tra nhân dân.
Các tổ chức xã hội có thể áp dụng các biện pháp kỷ luật như: Cảnh cáo, khiển trách, cách chức, khai trừ ra khỏi tổ chức. Hình thức và biện pháp kỷ luật giống kỷ luật nhà nước, nhưng thực chất không phải các tổ chức xã hội đã áp dụng các biện pháp kỷ luật nhà nước.
3. Mục đích hoạt động của tổ chức xã hội
Các tổ chức xã hội đều có chung mục đích là giáo dục ý thức pháp luật cho các thành viên tổ chức, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên tổ chức.
Kết luận: Tổ chức xã hội ở nước ta là hình thức tổ chức tự nguyện của người lao động được tổ chức và hoạt động theo điều lệ hoặc theo quy định của Nhà nước; có mục đích giáo dục các thành viên trong tổ chức sống và làm việc theo pháp luật và bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của các thành viên trong tổ chức đó.
Từ khóa » Thành Viên Tổ Chức Xã Hội Là Gì
-
Tổ Chức Xã Hội Là Gì? Đặc điểm, Phân Loại Các Loại Tổ Chức Xã Hội
-
Tổ Chức Xã Hội Là Gì ? Quy định Pháp Luật Về Tổ Chức Xã Hội
-
Tổ Chức Xã Hội – Wikipedia Tiếng Việt
-
Tổ Chức Xã Hội Là Gì? (Cập Nhật 2022) - Luật ACC
-
Tổ Chức Xã Hội Là Gì ? Đặc điểm, Phân Loại Tổ Chức Xã Hội
-
Tổ Chức Xã Hội Là Gì? Những Quy định Của Pháp Luật Về Tổ ... - PhapTri
-
Tổ Chức Xã Hội Là Gì? - Hỏi đáp Pháp Luật
-
Tổ Chức Xã Hội Nghề Nghiệp Là Gì? - Luật Hoàng Phi
-
Khái Niệm Tổ Chức Xã Hội Là Gì? - Luật Hoàng Phi
-
Tổ Chức Xã Hội Là Gì? Các Loại Tổ Chức Xã Hội ở Việt Nam
-
Các Tổ Chức Chính Trị Xã Hội Là Gì? Gồm Những Tổ Chức Nào?
-
Tổ Chức Phi Chính Phủ Là Gì? :: Đoàn Luật Sư Tp. Hồ Chí Minh
-
Tổ Chức Xã Hội Là Gì? Đặc điểm, Phân Loại Các Loại Tổ Chức Xã Hội
-
Tổ Chức Xã Hội Là Gì? Khái Niệm, Phân Loại