Tổ Chức Xã Hội Nghề Nghiệp Là Gì? - Luật Hoàng Phi

Mục lục bài viết

Toggle
  • Tổ chức xã hội nghề nghiệp là gì?
  • Tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp?
  • Các loại tổ chức xã hội nghề nghiệp?
  • Tổ chức xã hội nghề nghiệp có tư cách pháp nhân không?

Tổ chức xã hội nghề nghiệp là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng. Hiện nay, các tổ chức xã hội nghề nghiệp cũng ngày càng đa dạng và có nhiều tác động tích cực đối với sự phát triển của xã hội.

Qua bài viết Tổ chức xã hội nghề nghiệp là gì? Luật Hoàng Phi sẽ đem đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích về tổ chức xã hội nghề nghiệp.

Tổ chức xã hội nghề nghiệp là gì?

Tổ chức xã hội nghề nghiệp là tập hợp tự nguyện của những cá nhân, tổ chức cùng thực hiện hoạt động xã hội  nghề nghiệp, các tổ chức này được thành lập nhằm mục đích hỗ trợ các thành viên trong hoạt động nghề nghiệp và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên.

Tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp?

Tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp là tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập, công nhận điều lệ và có hội viên là cá nhân, tổ chức tự nguyện đóng góp tài sản hoặc hội phí nhằm phục vụ mục đích của hội và nhu cầu chung của hội viên là pháp nhân khi tham gia quan hệ dân sự.

Tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp có một số đặc điểm sau đây:

–  Thành lập theo sáng kiến của nhà nước

–  Hình thành theo các quy định của nhà nước và được quản lý chặt chẽ bởi cơ quan nhà nước.

– Hỗ trợ nhà nước giải quyết một số vấn đề xã hội

–  Hoạt động tự quản, cơ cấu do nội bộ tổ chức quyết định, hoạt động không mang tính quyền lực chính trị và hoàn toàn tự nguyện.

Các loại tổ chức xã hội nghề nghiệp?

Căn cứ vào đặc điểm của các thành viên trong tổ chức, tổ chức hoạt xã hội nghề nghiệp được phân loại thành hai nhóm, cụ thể như sau:

– Nhóm 1: Bao gồm các tổ chức xã hội xác lập một nghề riêng biệt được nhà nước thừa nhận, thành viên là những người có chức danh nghề nghiệp do Nhà nước quy định, hoạt động nghề nghiệp được tiến hành theo các quy định riêng biệt và chịu sự quản lý của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Đại diện cho nhóm này, có thể kể tên một số tổ chức sau: đoàn luật sư, Hội nhà báo Việt Nam, Hội nhà văn Việt Nam, Hiệp hội trọng tài.

– Nhóm 2: Bao gồm các tổ chức được thành lập dựa trên đặc điểm nghề nghiệp, thành viên là những cá nhân, tổ chức yêu thích ngành nghề đó, tự nguyện tham gia. Ở nhóm này, hoạt động nghề nghiệp của các hội nghề nghiệp không xác định rõ ràng, các thành viên không có chức danh nghề nghiệp riêng biệt.

Các tổ chức xã hội – nghề nghiệp này vô cùng đa dạng bao gồm những ngành nghề phổ biến trong xã hội như hội làm vườn, hội những người nuôi ông, hiệp hội mây tre đan,…

Qua những phân tích nêu trên, chúng ta đã có những thông tin khái quát nhằm giải đáp “Tổ chức xã hội nghề nghiệp là gì?”. Tuy nhiên, do những nét đặc trưng của tổ chức xã hội, nhiều người có sự nhầm lẫn giữa tổ chức xã hội nghề nghiệp với các tổ chức xã hội khác

Nhìn chung, các tổ chức này đều mang đầy đủ những nét đặc trung của tổ chức xã hội nói chung. Các tổ chức được thành lập dựa trên cơ sở tự nguyện, hoạt động mang tính chất tự quản, tổ chức tự mình quyết định cơ cấu tổ chức nội bộ. Đặc biệt nhất, đó là hoạt động của các tổ chức không mang tính quyền lực nhà nước và không nhằm mục đích lợi nhuận.

Tổ chức xã hội nghề nghiệp có tư cách pháp nhân không?

Theo các quy định hiện hành, tổ chức xã hội nghề nghiệp được công nhận là có tư cách pháp nhân. Căn cứ vào các quy định điều 74, Bộ Luật dân sự 2015 quy định về Pháp nhân, các tổ chức này đáp ứng đầy đủ các điều kiện là một pháp nhân, cụ thể:

Thứ nhất: Các tổ chức này được thành lập theo các quy định của pháp luật. Việc thành lập các tổ chức này tuân thủ theo các quy định tại nghị định số 45/2010/NĐ-CP của Chính phủ ngày 21 tháng 4 năm 2010 quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội.

Thứ hai: Có cơ cấu tổ chức rõ ràng. Chẳng hạn, Liên đoàn Luật sư là một tổ chức xã hội – nghề nghiệp, hoạt động theo chế độ tự quản, quản lý thống nhất trong phạm vi toàn quốc của các Luật sư Việt Nam. Đoàn Luật sự Việt Nam có cơ cấu tổ chức chặt chẽ bao gồm:

– Đại hội đại biểu Luật sư toàn quốc;

– Hội đồng Luật sư toàn quốc;

– Ban thường vụ Liên đoàn Luật sư;

– Văn phòng Liên đoàn Luật sư;

– Chủ tịch Liên Đoàn Luật sư;

– Tổng thư ký Liên đoàn Luật sư;

– Các ủy ban chuyên môn: Ủy ban hợp tác quốc tế, Ủy ban khen thưởng, kỷ luật,…

Thứ ba: Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình.

Thứ tư: Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập.

Mặt khác, theo quy định tại điều 76, Bộ Luật dân sự 2015 quy định về pháp nhân thương mại, khẳng định rõ rằng Tổ chức xã hội nghề nghiệp được công nhận là pháp nhân phi thương mại.

Trên đây là toàn bộ nội dung về tổ chức xã hội nghề nghiệp là gì? Nếu quý khách còn thắc mắc gì vấn đề này hoặc muốn biết thêm thông tin chi tiết thì vui lòng liên hệ đến công ty Hoàng Phi theo số tổng đài tư vấn 1900 6557.

Từ khóa » Thành Viên Tổ Chức Xã Hội Là Gì