Tổ Chức Xã Hội Là Gì? Các Loại Tổ Chức Xã Hội ở Việt Nam

Tổ chức xã hội là gì? Ở Việt Nam hiện nay có những loại tổ chức xã hội nào? Tên gọi của các tổ chức? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây để tìm hiểu rõ hơn về các loại tổ chức ở Việt Nam.

Tổ chức xã hội là gì? Các loại tổ chức xã hội ở Việt Nam

Nội Dung Bài Viết

Toggle
  • Cơ sở pháp lý
  • Tổ chức xã hội là gì?
  • Các loại tổ chức xã hội

Cơ sở pháp lý

  • Bộ luật dân sự năm 2015;

Tổ chức xã hội là gì?

Tổ chức xã hội là một bộ phận của hệ thống chính trị của nước ta, được thành lập và hoạt động để thể hiện vai trò của minh trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động.

Đây là hình thức tổ chức tự nguyện của công dân Việt Nam, được thành lập với mục đích chung mà không vì lợi nhuận, hoạt động theo pháp luật và điều lệ, tham gia vào quản lý nhà nước, xã hội.

Tổ chức xã hội mang những đặc điểm sau đây:

  • Được hình thành trên nguyên tắc tự nguyện của thành viên tham gia, cùng chung một lợi ích, cùng giai cấp, nghề nghiệp…
  • Nhân danh tổ chức để tham gia các hoạt động quản lý nhà nước, trong trường hợp đặc biệt được sự cho phép, tổ chức xã hội còn nhân danh nhà nước.
  • Tự quản và hoạt động dưới sự điều chỉnh của pháp luật và điều lệ của tổ chức – điều lệ do các thành viên cùng nhau xây dựng.
  • Hoạt động với mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên – không vì mục đích cá nhân, không vì lợi nhuận.

Các loại tổ chức xã hội

Ở nước ta có 5 loại tổ chức xã hội gồm: tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp và các tổ chức khác.

1. Tổ chức chính trị

  • Đây là tổ chức mà các thành viên sinh hoạt theo khuynh hướng chính trị cụ thể và nhất định.
  • Chỉ được phép công khai thừa nhận nếu quyền lực nhà nước thuộc về một lực lượng nhất định
  • Gia nhập tổ chức qua hình thức bầu cử bởi tổ chức này là đại diện của một giai cấp/ lực lượng xã hội nhất định.
  • Nước ta có một tổ chức chính trị duy nhất là Đảng cộng sản Việt nam với nhiệm vũ cốt lõi là giành và giữ chính quyền.

2. Tổ chức chính trị xã hội.

  • Đây là tổ chức đại diện cho các tầng lớp trong xã hội với hoạt động của nhà nước, đóng vai trò quan trọng trong hệ thống chính trị, cơ sở chính quyền nhân dân.
  • Ở nước ta hiện nay có 06 tổ chức chính trị, gồm có: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Công đoàn, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam và Hội cựu chiến binh Việt Nam.

3. Tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp 

  • Đây là tổ chức được thành lập theo sáng kiến của nhà nước, hoạt động chặt chẽ dưới sự quản lý của cơ quan nhà nước. Có vai trò trong việc hỗ trợ nhà nước giải quyết một số vấn đề xã hội.
  • Hoạt động theo cơ chế tự quản, cơ cấu do nội bộ tổ chức quyết định và hoạt động mang khuynh hướng quyền lực chính trị và tự nguyện.

4. Tổ chức tự quản

  • Đây là tổ chức thành lập theo sáng kiến của nhà nước, dưới sự quản lý bởi cơ quan nhà nước. Nhằm thực hiện nhiệm vụ tự quản ở phạm vi nhất định các công việc mà nhà nước không trực tiếp quản lý

5. Các tổ chức khác

Được thành lập theo các tiêu chí khác nhau như sở thích, nghề nghiệp….chẳng hạn như tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp

Trên đây là những chia sẻ của Luật Nhân dân Việt Nam về Tổ chức xã hội là gì và Các loại tổ chức xã hội ở Việt Nam. Nếu còn những vướng mắc cần giải đáp hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng, cập nhật những quy định mới theo quy định pháp luật hiện hành. 

Thông tin liên hệ:

Địa chỉ trụ sở chính: CÔNG TY LUẬT NHÂN DÂN VIỆT NAM

Số 16, ngõ 84 Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, TP Hà Nội

Hotline tư vấn pháp luật miễn phí:

Mobile: 0966.498.666

Tel: 02462.587.666

Email: luatnhandan@gmail.com

Tác giả: Luật sư Nguyễn Anh Văn

Đánh giá chủ đề này

Từ khóa » Thành Viên Tổ Chức Xã Hội Là Gì