Khái Niệm Và Phân Loại Móng Nhà Theo Phương Pháp Thi Công

Tạp chí Kiến trúc Việt NamCông nghệ - vật liệu thiết bịKhái niệm và phân loại móng nhà theo… .
  • Twitter
  • Google+
  • Facebook
  • Rss
15/07/2021 Khái niệm và phân loại móng nhà theo phương pháp thi công

Trong kết cấu xây dựng mỗi công trình thì quan trọng nhất vẫn là phần móng. Khi đặt nền móng đầu tiên chắc chắn và đúng kỹ thuật thì công trình sẽ kiên cố và vững chắc hơn. Nếu làm móng nhà không đảm bảo có thể dẫn đến các tình trạng nhà bị lún, nứt; nghiêm trọng hơn có thể là nghiêng hoặc đổ sập.

Một số khái niệm về móng nhà

Trước khi tìm hiểu những thông tin quan trọng ở phần sau thì hãy cùng đến với một số khái niệm cơ bản.

Móng nhà là gì?

Móng nhà hay móng nền là phần kết cấu kỹ thuật được xây dựng nằm dưới cùng của mỗi công trình. Nó đảm nhiệm chức năng chống đỡ trực tiếp tải trọng, đảm bảo sự chắc chắn và an toàn cho công trình. Nền móng là gì?Đây là phần đất nằm bên dưới đáy móng. Nền đất sẽ chịu phần lớn hoặc toàn bộ tải trọng của công trình đè xuống. Nền móng có chắc và ổn định thì công trình mới bền vững và kiên cố lâu dài.

Các loại móng nhà cơ bản

Người ta có thể có nhiều cách phân loại móng nhà khác nhau dựa trên từng tiêu chí. Mỗi cách phân loại sẽ giúp bạn hiểu thêm về kết cấu và kỹ thuật trong xây dựng. Để có thể lựa biết về các loại móng nhà cơ bản, mời bạn đọc tìm hiểu qua những cách chúng tôi tổng hợp sau.

Phân loại móng nhà theo phương pháp thi công

Dựa vào quy mô của công trình, người ta có thể lựa chọn phương pháp thi công móng nhà phù hợp. Đó là sử dụng móng nông gồm 4 loại: móng đơn, móng băng, móng bè và móng sâu (móng cọc)

– Móng đơn

Móng đơn hay móng cốc là loại móng có chi phí thi công rẻ tiền nhất, tiết kiệm nhất trong các loại móng. Tác dụng chịu lực của nó phục thuộc vào thành phần cấu tạo hoặc mác bê tông (nếu thi công dùng móng BTCT). Móng đơn được sử dụng phía dưới chân của cột nhà, cột sảnh, mố trụ…

Móng đơn nằm riêng lẻ trên mặt đất. Hình dạng của chúng có thể là vuông, chữ nhật, tám cạnh, tròn… Móng đơn có giới hạn chịu lực ở mức trung bình và thường được dùng khi sửa chữa cải tạo nhà nhỏ lẻ.

– Móng băng

Đây là loại móng được dùng phổ biến trong các công trình dân dụng. Bởi vì chúng dễ thi công và giá thành thi công ở mức vừa phải. Đồng thời khả năng chịu lực, chịu lún của móng khá đồng đều.

Hình dạng của móng là dạng dải dài, liên kết với nhau chạy theo chân tường song song hoặc giao cắt tạo hình ô bàn cờ. Đối với nền đất yếu, lún không đuề thì ngoài việc đầm chặt đất thì người ta còn bố trí các khe lún chạy từ móng lên tới tường chắn mái.

Chỉ nên dùng móng băng khi chiều rộng móng đối đa khoảng < 1,5m. Nếu lớn hơn 1,5m thì nên sử dụng các loại móng khác, ví dụ là móng bè để xây dựng nhà. Chú ý, nếu cấu tạo móng băng làm nhà không hợp lý thì có thể gây ra hiện tượng lún lệch nhiều hơn dùng móng đơn.

– Móng bè

Tên gọi khác của loại móng này là móng bản hoặc móng toàn diện. Cũng là một trong ba loại móng nông và được dùng ở nơi có nền đất yếu, sức kháng nèn thấp. Móng bè cũng có thể được dùng khi có yêu cầu riêng như: dưới toàn bộ nhà có tầng hầm, kho, nhà bệ sinh, bể chưa nữa, hồ bơi… hoặc nhà cao tầng có kết cấu lún lệch không đều.

Kết cấu móng bè trải rộng trên toàn bộ diện tích xây dựng của công trình. Ưu điểm: tác dụng phân bố tải trọng đồng đều lên nền đất giúp giải tỏa sức nặng và tránh hiện tượng lún không đồng đều.

– Móng cọc

Móng cọc là phương pháp thi công móng xuống tầng đất sâu. Tải trọng của công trình sẽ được truyền xuống tận lớp đất, sỏi đá cứng nằm ở dưới sâu. Cấu tạo móng gồm 2 phần là cọc và đài cọc. Phần cọc có thể đóng, hạ những cây cọc cỡ lớn xuống sâu. Nhờ đó mà làm tăng khả năng chịu lực lớn cho móng công trình.

Cọc bê tông cốt thép dùng làm móng

Cọc tre, cọc tràm ở Việt Nam đã được sử dụng từ xưa như một biện pháp gia cố nền đất dưới móng nhà. Ngày nay thì cọc bê tông cốt thép là loại được sử dụng phổ biến và thông dụng nhất. Thi công móng cọc nhanh gọn và khả năng chịu tải cực tốt. Tuy nhiên cần kĩ thuật cao và trang thiết bị hiện đại.

Phân loại móng nhà theo vật liệu xây dựng

Tùy theo vật liệu sử dụng làm móng nhà mà tên gọi của các loại móng cũng được hình thành. Cụ thể như:

– Móng nhà bằng gạch

Được cấu thành từ các loại gạch nung hoặc gạch không nung. Móng nhà loại này được sử dụng cho thiết kế nhà cấp 4 xây gạch, nhà tạm, công trình phụ có tải trọng nhỏ. Khuyến cáo những nơi có nền đất yếu, địa chất từng là ao, hồ, đầm ngập nước thì không nên xây móng nhà bằng gạch.

– Móng đá hộc

Sử dụng cho những công trình có quy mô lớn hoặc yêu cầu đặc biệt từ chủ đầu tư. Loại vật liệu này phù hợp với những nơi có nguồn nguyên liệu địa phương, dễ khai thác để giảm chi phí vận chuyển. Điển hình thường thấy xây móng nhà bằng đá ở các khu vực vùng núi.

– Móng nhà bằng gỗ

Thiết kế móng nhà loại này thường rất ít được lựa chọn. Đây là phương án dùng cọc tre hoặc cọc gỗ để gia cố trong trường hợp nền đất yếu. Trường hợp dùng làm móng cũng chỉ sử dụng khi đó là công trình nhà tạm, ít kiên cố và yêu cầu chi phí làm móng thấp.

– Móng nhà bằng bê tông và bê tông cốt thép

Móng đơn và đà kiềng

Đây là loại móng nhà có tính bền chắc nhất có thể áp dụng cho mọi loại địa hình và điều kiện địa chất. Móng được làm bằng bê tông cốt thép luôn có nhiều ưu việt về tuổi thọ, độ chịu lực, độ chắc chắn… Loại móng bê tông không có cốt thép thì khả năng chịu lực giảm, tính bền chắc cũng thấp hơn nhiều so với bê tông cốt thép.

– Móng nhà hỗn hợp

Là sự kết hợp của 2 hoặc nhiều loại vật liệu để phù hợp với yêu cầu thiết kế và chi phí đầu tư. Một trong cách nguyên vật liệu gần như chắc chắn dùng trong loại móng hỗ hợp này là bê tông.

Phân loại móng nhà theo kết cấu móng

Xét trên góc độ cách tạo nên nền móng thì có thể phân chia móng nhà thành 2 loại:

– Móng nhà đổ khối

Đây là phương pháp chắc chắn hơn, có độ bền cao và được sử dụng rộng rãi trong thi công xây dựng. Loại móng này thường thấy là sự liên kết của các loại vật liệu: bê tông, bê tông cốt thép, đá hộc.

– Móng nhà dạng lắp ghép:.

Bản vẽ móng nhà lắp ghép

Là loại móng có thiết kế kết cấu có sẵn và khi thi công làm móng nhà sẽ lắp ghép lại thành hình khối mong muốn. Ưu điểm là thời gian thi công nhanh, độ bền cao. Tuy nhiên hạn chế là với điều kiện địa hình vận chuyển, lắp ghép không tốt sẽ khiến chi phí làm móng bị đội lên cao.

Phân loại móng theo đặc tính chịu tải trọng

– Móng nhà chịu tải trọng tĩnh

Loại móng này áp dụng cho các công trình nhà ống, nhà phố, thiết kế biệt thự, trường học… các công trình dân dụng và công nghiệp ít có sự biến động trong địa chất.

– Móng nhà chịu tải trọng động

Kết cấu móng loại này đặc trưng áp dụng cho các công trình chịu tải trọng lớn, tính giao động cao như: móng nhà cao tầng, công trình cấu, trục cầu. Thi công móng có độ chịu tải trọng tốt nhưng chi phí rất cao nên không phù hợp trong xây dựng nhà dân dụng.

nhadepktv

Bài viết liên quan

TONMAT – LOCKVIT: Giải pháp bảo vệ công trình trước giông bão

TONMAT – LOCKVIT: Giải pháp bảo vệ công trình trước giông bão

Sự phát triển của công nghệ mặt dựng hệ semi và ứng dụng trong các công trình xanh

Sự phát triển của công nghệ mặt dựng hệ semi và ứng dụng trong các công trình xanh

Cơ hội cho nội thất Việt khi du lịch tăng tốc ấn tượng

Cơ hội cho nội thất Việt khi du lịch tăng tốc ấn tượng

Vai trò của kết cấu thép trong công trình khi xảy ra động đất

Vai trò của kết cấu thép trong công trình khi xảy ra động đất

Ngăn chặn triệt để tình trạng tường nứt, bộp với giải pháp vữa tô nội thất chống nứt Vĩnh Tường-Gyproc

Ngăn chặn triệt để tình trạng tường nứt, bộp với giải pháp vữa tô nội thất chống nứt Vĩnh Tường-Gyproc

Bài viết liên quan

Một tác phẩm nghệ thuật ghép hình của quán cà phê và văn phòng

Một tác phẩm nghệ thuật ghép hình của quán cà phê và văn phòng

THU House

THU House

7 món đồ trang trí không nên để trong phòng ngủ

7 món đồ trang trí không nên để trong phòng ngủ

Bí quyết tạo ra một căn phòng ấm cúng hoàn hảo

Bí quyết tạo ra một căn phòng ấm cúng hoàn hảo

Cultra Taproom Cafe Bar

Cultra Taproom Cafe Bar

Sở Xây dựng Hà Giang

Sở Xây dựng Hà Giang

hacinco-01

hacinco-01

OCB Ngân hàng phương Đông

OCB Ngân hàng phương Đông

BCG

BCG

The Aston Residence Danh Khôi

The Aston Residence Danh Khôi

SGCC

SGCC

Vạn Phúc City

Vạn Phúc City

Chính sách - thị trường

Tăng cường quản lý việc đấu giá quyền khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng

Tăng cường quản lý việc đấu giá quyền khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng

Đây là yêu cầu được nhấn mạnh tại Công điện số 1087/CĐ-TTg về việc tăng cường quản lý công tác đấu giá quyền khai thác…

  • Quảng Ngãi điều chỉnh, bổ sung quy hoạch 333 mỏ khoáng sản làm VLXD thông thường

  • Phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản

  • An Giang: Loại bỏ công nghệ lạc hậu, hướng đến phát triển các loại VLXD thân thiện với môi trường

  • Bộ Xây dựng: Sản xuất và tiêu thụ một số vật liệu xây dựng giảm mạnh trong 6 tháng đầu năm 2023

Công nghệ mới

Giải pháp thay thế vật liệu xây dựng truyền thống

Giải pháp thay thế vật liệu xây dựng truyền thống

Theo Chương trình Môi trường Liên hợp quốc, vật liệu xây dựng và hoạt động xây dựng đóng góp gần 40% tổng lượng CO2 mà con…

  • Tạo giá trị khác biệt trong ngành HVAC với ống gió CLIMAVER

  • Maxilite và những điều thú vị ít người biết

Vật liệu

Ngăn chặn triệt để tình trạng tường nứt, bộp với giải pháp vữa tô nội thất chống nứt Vĩnh Tường-Gyproc

Ngăn chặn triệt để tình trạng tường nứt, bộp với giải pháp vữa tô nội thất chống nứt Vĩnh Tường-Gyproc

Các dự án xây dựng lớn luôn đòi hỏi chất lượng thi công phải đi đôi với tính thẩm mỹ, đặc biệt thể hiện ở…

  • Ưu và nhược khi lát sàn Terrazzo (P2)

  • Ưu và nhược khi lát sàn Terrazzo (P1)

  • Giải pháp sử dụng tấm ốp tường PU giả đá thay thế đá tự nhiên

Thiết bị

Từ khóa » Phần Móng Nhà Nằm ở đầu