Quy Trình Và Một Vài Lưu ý Khi Làm Móng Nhà

  • Trang chủ
    • Đơn vị ngành
    • Về chúng tôi
    • Thông báo
    • Điều khoản thỏa thuận
  • Tin tức
    • Sự kiện
    • Kinh doanh - Đầu tư
    • Sản xuất xanh
  • Doanh nghiệp
    • Thành tựu
    • Bài học kinh nghiệm
    • Chân dung Doanh nghiệp
  • Quy định pháp luật
    • Văn bản - Chính sách
    • Tiêu chuẩn - Quy chuẩn
  • VLXD cơ bản
    • Xi măng
    • Sắt, Thép
    • Cát, Đá, Sỏi
    • Gạch xây
  • VLXD kết cấu
    • Vữa
    • Bê tông
    • Phụ gia
  • VLXD hoàn thiện
    • VLXD hoàn thiện tường, trần
    • VLXD hoàn thiện mặt sàn
  • VLXD Nội - Ngoại thất
    • Nội thất
    • Ngoại thất
    • Trang trí
  • Vật liệu & Cuộc sống
    • Vật liệu và Kiến trúc
    • Vật liệu và Phong thủy
    • Vật liệu và Không gian sống
  • Thư viện VLXD

Bê tông

Quy trình và một vài lưu ý khi làm móng nhà

16/07/2021 - 01:14 CH

Đối với bất cứ công trình nhà ở nào dù là nhà cấp 4 hay nhà cao tầng cũng đều vô cùng chú trọng đến phần móng. Móng nhà giữ vai trò quyết định đến sự chắc chắn và bền vững cho cả công trình xây dựng. Quy trình làm móng nhà phải đảm bảo đúng và chắc để đảm bảo chất lượng và sự an toàn cho cả công trình. 1. Yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn móng nhà Để dễ dàng hơn trong việc hình dung và lựa chọn loại móng nhà phù hợp, các chủ đầu tư cần quan tâm đến một số yếu tố sau: 1.1. Tải trọng công trình lên móng nhà Đây là yếu tố đầu tiên cần xem xét. Tải trọng công trình truyền xuống móng sẽ là tổ hợp của nhiều tác động bao gồm: trọng lượng của công trình, khối lượng đồ nội thất và tải trọng khác như: con người, gió, động đất… Quan trọng nhất vẫn là tải trọng của công trình (số tầng vao và vật liệu xây dựng). Số tầng nhà càng nhiều thì tải trọng càng lớn. Cùng với đó, nhà có kết cấu bê tông cốt thép sẽ có tác động lớn hơn nhà xây gạch hoặc kết cấu thép lắp ghép. 1.2. Đặc điểm của nền đất xây dựng công trình Đất tại khu vực xây dựng công trình có thể là một trong các loại: đất sét, đất cát, đất rời… Mỗi loại đất có đặc tính khác nhau. Vì thế quá trình khảo sát địa chất cần được tiến hành để tìm hiểu đặc điểm của lớp đất nền, cao dộ mực nước ngầm, chiều dày lớp đất và loại đất. Đặc biệt là khả năng chịu tải của nền đất theo độ sâu. Các công trình quy mô càng lớn thì công tác khảo sát càng phải được tính toán cẩn thận. 1.3. Kết cấu móng nhà của các công trình lân cận Việc lựa chọn phương án làm móng nhà loại nào cũng có thể dựa vào các công trình lân cận có đặc điểm kết cấu tương đồng. Nếu các công trình được xây dựng trong một khu vực có điều kiện địa chất giống nhau, kiểu dáng và kết cấu cũng không có nhiều khác biệt thì bạn hoàn toàn có thể tham khảo giải pháp thi công móng của công trình đã xây dựng trước đó để áp dụng cho công trình dự kiến xây tiếp theo của mình. 2. Quy trình thi công móng nhà Về cơ bản, quá trình thi công các loại móng có khá nhiều điểm tương đồng. Tuy nhiên, mỗi loại móng nhà khác nhau: móng băng, móng bè, móng cọc… lại có những yêu cầu và kĩ thuật riêng. Dưới đây sẽ là quy trình tiêu chuẩn để thi công các loại móng nhà đúng kỹ thuật và đạt được sự bền chắc. 2.1. Thi công móng băng Quy trình làm móng băng cũng không quá phức tạp. Thực tế loại móng này cũng được sử dụng rất phổ biến. Vậy nên dưới đây là 6 bước cơ bản để hoàn thiện móng băng mà bạn nên biết. Bước 1: Chuẩn bị mặt bằng và nguyên vật liệu Bước 2: Đào đất hố móng theo bản vẽ và làm phẳng mặt hố Bước 3: Bố trí thép móng băng Bước 4: Ghép cốt pha móng Bước 5: Đổ bê tông móng băng Bước 6: Tháo cốt pha và nghiệm thu phần móng 2.2. Làm móng bè Thiết kế móng bè cho công trình dân dụng là kiểu kết cấu móng nhà trên nền đất dễ bị sụt lún, địa hình yếu và đọng nước. Sau khi chuẩn bị đầy đủ nguyên vật liệu, mặt bằng, nhân công thì sẽ tiến hành thi công móng theo các bước sau đây: Bước 1: Giác móng theo các kích thước trong bản vẽ thiết kế Bước 2: Đào đất hố móng Bước 3: Xây tường móng Bước 4: Bố trí thép móng bè Bước 5: Đổ bê tông giằng móng Bước 6: Nghiệm thu và bảo dưỡng bê tông 2.3. Quy trình thi công móng cọc Giải pháp này luôn đạt sự tối ưu cho nề đất yếu và những công trình tải trọng lớn. Với những ngôi nhà từ 2 tầng trở lên thì việc ép cọc bê tông sẽ gồm những bước sau: Bước 1: Nghiên cứu bản vẽ, chuẩn bị: mặt bằng, nguyên vật liệu và nhân công Bước 2: Sử dụng các thiết bị hỗ trợ để đóng (ép) cọc xuống nền đất. Bước 3: Đào hố móng xung quanh phần cọc đã ép xuống theo kích thước trong bản vẽ. Vệ sinh và giữ hố móng được sạch sẽ, khô ráo và không ngập nước. Bước 4: Cắt đầu cọc và bố trí thép móng Bước 5: Ghép cốt pha Bước 6: Đổ bê tông móng cọc Bước 7: Tháo cốt pha và bảo dưỡng móng Có thể tháo cốt pha sau 1 - 2 ngày bê tông đã đông cứng. Tiến hành bảo dưỡng bằng cách phun tưới nước lên bê tông. Tưới đẫm nước để tránh nứt bê tông nếu thời tiết quá khô nóng. 3. Một số sai lầm thường gặp khi làm móng Trong quá trình thi công nền móng rất dễ mắc phải các sai lầm làm ảnh hưởng đến kết cấu và thẩm mĩ của công trình kiến trúc. Điển hình có thể kể đến như: - Khảo sát địa chất không kĩ hoặc kỹ sư khảo sát thiếu chuyên môn. Việc tính toán đến các điều kiện địa chất không đầy đủ sẽ có thể dẫn đến công trình có kết cấu móng không phù hợp, mất an toàn, mất thời gian và lãng phí. - Bản vẽ thiết kế móng nhà không phù hợp sẽ dễ xảy ra các sự cố về tải trọng hoặc dư thừa vật tư không cần thiết. - Lựa chọn sai vật liệu làm móng nhà. Yếu tố giá thành không phải là yếu tố quan trọng nhất để gia chủ lựa chọn loại vật liệu. Móng của mỗi công trình luôn phải được đề cao tính bền chắc. Vật liệu được lựa chọn sẽ phù hợp với biện pháp thi công. Việc tối ưu giá vật liệu là điều càng tốt để cắt giảm chi phí. - Thợ thi công xây dựng không đảm bảo. Những người thợ có tay nghề tốt, chuyên môn cao sẽ giúp đảm bảo việc thi công đúng bản vẽ, đúng tiến độ và đạt tính thẩm mỹ cũng như sự an toàn. Bất cứ sự sơ suất, cẩu thả, thiếu kinh nghiệm cũng có thể dẫn tới những hậu quả khôn lường về sau. 4. Một vài lưu ý khi làm móng nhà Thực tế đã chỉ ra việc làm móng nhà là công tác quan trọng nhất. Dưới đây sẽ là một số kinh nghiệm để các gia chủ và nhà thầu xây dựng tham khảo. Trong quá trình thi công thực tế cũng cần linh hoạt áp dụng để công trình đảm bảo độ an toàn. 4.1. Chọn loại móng nhà phù hợp Loại móng nhà mà chủ đầu tư lựa chọn sẽ có sự liên quan chặt chẽ đến độ kiên cố của công trình xây dựng. Việc lựa chọn móng sẽ được quyết định sau khi quá trình khảo sát địa chất nền đất kết thúc. Quá trình khải sát cần xác định rõ các nội dung sau: - Chiều dày và đặc điểm của lớp đất mặt - Đặc điểm địa chất của các tầng lớp đất sâu - Đánh giá khả năng chịu tải của nền đất - Các mạch nước ngầm (nếu có) và đặc tính sinh hóa trong đất - Đánh giá tác động môi trường Lựa chọn sai loại móng nhà có thể gây lãng phí, giảm chất lượng và mất an toàn cho công trình. Đồng thời công tác khắc phục hậu quả, sửa chữa có thể rất phức tạp về sau. 4.2. Chọn độ sâu thi công móng nhà Độ sâu chôn móng sẽ phụ thuộc vào địa hình, thủy văn, khả năng thi công móng… Khi chọn độ sâu hợp lý sẽ tiết kiệm được thời gian, chi phí thi công và hoàn thiện. - Nếu nhà làm sở khu vực sườn dốc thì đáy móng phải nằm ngang. Khi chuyển cao độ có thể thi công giật cấp móng để tối ưu chi phí. - Trường hợp nhà xây tầng hầm thì đáy móng phải cách sàn tầng hầm ít nhất là 0,5m. Mặt trên của móng phải nằm dưới sàn của hầm. - Tải trọng công trình càng lớn thì yêu cầu móng phải chôn sâu để giảm diện tích đáy móng và hạn chế tối đa sụt, lún. - Nếu công trình chịu tải trọng ngang, momen uốn lớn thì thi công móng nhà cần đảm bảo đủ độ chôn sâu để chống tình trạng trượt, lật. 4.3. Thi công móng nhà trên nền đất yếu 4.3.1 Cách nhận biết đất có địa chất nền yếu Việc nhận biết được nền đất yếu giúp việc phân tích lựa chọn loại móng làm nhà được chính xác hơn. Cách nhận biết là dựa vào các các yếu tố sau: - Định tính: nhìn chung các nền đất cấu thành từ quá trình bồi đắp được xem là có địa chất nền yếu. Ví dụ như: khu vực đất cát ven sông; khu vực ao hồ, đầm lầy; đất ruộng; đất than bùn; đất cát chảy… - Định lượng: hệ số rỗng, độ ẩm, độ bão hòa, sức chịu tải, hệ số nén, độ biến dạng… Các chỉ tiêu sẽ được kiểm tra dựa trên việc đo dạc, lấy mẫu phân tích và làm thí nghiệm. 4.3.2. Yếu tố ảnh hưởng khi làm móng nhà trên nền đất yếu Làm nhà nói chung trên nền đất yếu luôn yêu cầu kĩ thuật khó và phức tạp hơn. Điều quan trọng là luôn phải đảm bảo để tăng khả năng chịu tải để móng nhà đạt đủ độ vững chắc, không bị nghiêng, lún, lệch… Nền đất yếu sẽ kéo theo chi phí làm móng nhà cao hơn do những yêu cầu về gia cố và kĩ thuật thi công khó hơn. 4.3.3. Giải pháp xử lý làm móng với nền đất yếu Các giải pháp thi công cho nền đất yếu sẽ liên quan trực tiếp đến xử lý kết cấu công trình và xử lý đất nền. Cụ thể bao gồm một số giải pháp: - Thay nền đất khác: tốn kém về chi phí và thời gian - Phương pháp cơ học: làm chặt nền bằng đầm chấn động, dùng lưới cơ học, vải địa, đệm cát… - Phương pháp nhiệt học: sử dụng khí nóng có nhiệt độ trên 800oC để làm thay đổi các đặc tính lý hóa trong nền đất. Chỉ áp dụng đối với đất sét và đất cát mịn. - Phương pháp thủy lực: dùng cọc thấm, lưới thấm, vật liệu composite, bơm chân không và điện thẩm - Ưu tiên sử dụng phương pháp làm móng cọc hoặc móng bè. 4.4. Chọn vật liệu làm móng nhà Các công trình nhà cấp 4, nhà 2 tầng, 3 tầng… sẽ có sự khác nhau trong việc chọn vật liệu làm móng nhà. Chủ đầu tư cần quan tâm sát sao trong việc lựa chọn vật liệu, giám sát nhà thầu trong quá trình thi công móng. Đừng tham chọn các loại vật liệu giá rẻ mà làm ảnh hưởng đến độ bền và an toàn của cả công trình. Quá trình thi công kiểu truyền thống bê tông tự trộn là sự kết hợp từ các vật liệu: xi măng, cát, đá, nước với tỉ lệ nhất định. Tuy nhiên hiện nay với sự xuất hiện của bê tông tươi - bê tông trộn sẵn thì quá trình thi công sẽ trở nên đơn giản hơn rất nhiều. Điều chủ đẩu tư cần quan tâm chỉ là lựa chọn được đơn vị cung cấp uy tín. 4.5. Dọn dẹp và vệ sinh hố móng Để đảm bảo được sự liên kết của các loại vật liệu đạt hiệu quả thì trước khi thi công móng cần dọn dẹp và vệ sinh hố móng sạch sẽ. Điều này nhiều người thường khá chủ quan. Tuy nhiên sự cẩn thận trong công tác này sẽ đảm bảo tốt các yêu cầu trong thi công và độ chắc chắn của công trình. 4.6. Tính toán vị trí của các lỗ kĩ thuật Hầu hết các công trình đều cần có hệ thống đường dây đường ống kĩ thuật như: điện, nước, dây cáp… Nếu thuê các đơn vị thiết kế thì trong các bản vẽ kỹ thuật sẽ thể hiện được vị trí của các đường dây, đường ống cơ bản. Khi thi công làm móng nhà chỉ cần chừa lại các lỗ kỹ thuật đó theo đúng bản vẽ là đạt yêu cầu. Tỉ lệ sai sót sẽ thấp và tránh được việc đục phá tốn kém chi phí. Nếu như các đường ống cấp thoát nước bố trí đặt dưới đáy móng thì cần lấp đầy lỗ kỹ thuật bằng sỏi, đá, cát và đẩm thật chặt. Không để đế móng bê tông đè trực tiếp lên đường ống và làm vỡ đường ống dẫn nước. 4.7. Lựa chọn thời tiết Việt Nam có thời tiết nóng ấm, mưa nhiều. Vào mùa mưa, thời tiết có thể mưa đế vài ngày gây khó khăn cho việc đào xúc. Trong quá trình chọn ngày đào móng, gia chủ cần tránh điều kiện thời tiết này. Nếu trường hợp gặp phải ngày mưa gió kéo dài thì nên có phương án thay đổi ngày động thổ. Nếu gia chủ vẫn muốn đào móng đúng ngày đẹp đã chọn hoặc trong quá trình đào gặp trời mưa thì cần lưu ý những điều sau: - Kiểm tra và khơi thông đường thoát nước, tránh nước bị ứ đọng - Chuẩn bị một số tấm bạt che khổ lớn để phòng. Khi trời mưa thì căng lên che vào khu vực đào móng để tránh việc sạt lở và nước đọng - Chỉ thi công nếu trường hợp mưa nhỏ, mưa lớn nên tạm dừng mọi hoạt động thi công - Trong quá trình đổ bê tông gặp trời mưa lớn thì phải có biện pháp che chắn khu vực đang thi công dở dang. Khi trời tạnh mưa thì cũng phải chờ bê tông cũ khô mới thi công tiếp để đảm bảo độ kết dính của vật liệu. 4.8. Thi công móng nhà liền kề, nhà phố Đặc điểm thi công các kiến trúc nhà phố, nhà liền kề là những ngôi nhà ở những vị trí rất gần nhau hoặc ngay sát vách. Trước khi thi công cần nghiên cứu kĩ phần chân móng của những nhà bên cạnh để không làm ảnh hưởng tới chúng. Trong quá trình thi công móng cần chú ý đảm bảo chính xác thực hiện đúng kĩ thuật, giám sát thi công chặt chẽ và quá trình thực hiện đúng theo bản vẽ yêu cầu. Trường hợp thi công trong các khu phố cũ cần tính toán và chống đỡ những ngôi nhà bên cạnh nếu biện pháp thi công móng có thể gây ra sụt, lún tạm thời. 4.9. Lựa chọn đơn vị thi công chuyên nghiệp, uy tín Xây nhà là việc quan trọng nên không thể giao phó cho những đội thợ thiếu kinh nghiệm. Việc xây dựng luôn đòi hỏi tay nghề có trình độ cao. Vì thế gia chủ có thể tham khảo qua bạn bè, người thân hoặc những người đã có nhiều kinh nghiệm để có thể chọn ra nhà thầu xây dựng chuyên nghiệp và uy tín. VLXD.org (TH/ nhadep) Chia sẻ Copy link thành công

Ý kiến của bạn

TIN ĐỌC NHIỀU NHẤT

Nghiên cứu xây dựng hệ số phát thải cho một số ngành Vật liệu xây dựng
  • Nghiên cứu bê tông mới cứng hơn 30% từ tinh thể nano
  • Hoa Kỳ xem xét tăng cường thuế quan để hỗ trợ ngành sản xuất thép trong nước
  • Ảnh hưởng hàm lượng xỉ lò cao thay thế tro bay đến cường độ nén của bê tông Geopolymer
  • Nghệ An thu hồi đất khai thác khoáng sản của Công ty Xi măng Sông Lam 2
  • Gia hạn điều tra xi măng, clinker của Việt Nam ảnh hưởng tới ngành Xi măng Đài Loan
  • Phát triển lớp phủ làm mát bức xạ thân thiện với môi trường cho các tòa nhà

TIN MỚI

Hội thảo "Chuyển đổi số trong ngành Vật liệu xây dựng - Ứng dụng vật liệu xanh"
  • Ảnh hưởng hàm lượng xỉ lò cao thay thế tro bay đến cường độ nén của bê tông Geopolymer
  • Xi măng Công Thanh cần có chiến lược tái cấu trúc mạnh mẽ
  • Các loại mái hiên nhà phổ biến hiện nay
  • Kính bức xạ thấp - Vật liệu kiến trúc bền vững
  • Quảng Trị tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản 15 điểm mỏ
  • Khai mạc Triển lãm quốc tế Asean Ceramic & Stone 2024

Tin liên quan

  • Khái niệm và phân loại móng nhà theo phương pháp thi công
  • Những đặc trưng cơ bản của công nghệ bê tông tự lèn trong xây dựng
  • Tương lai của vật liệu thông minh: Bê tông tự phục hồi
  • Phát triển loại bê tông in 3D kết cấu giống vỏ tôm hùm
  • Bê tông chịu lửa - Vật liệu phụ trợ cho công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng (01/02/2021)
  • Tìm hiểu về bê tông nhựa nguội (09/11/2020)
  • Tìm hiểu quá trình tạo ra bê tông đen (13/10/2020)
  • Tìm hiểu những đặc điểm của bê tông xi măng dưới góc nhìn khoa học (30/09/2020)
  • Giảm ngập úng cho đô thị từ vật liệu bê tông: Kiểm nghiệm kỹ trước khi nhân rộng (25/09/2020)
  • Tái sử dụng bê tông phát triển bền vững trong tương lai (22/09/2020)
  • Bê tông hốc rỗng góp phần giải quyết tình trạng ngập úng tại các đô thị lớn (10/09/2020)
  • Ứng dụng bê tông mài trong xây dựng (04/09/2020)
  • Đặc điểm của bê tông sợi thép trong các công trình xây dựng (24/08/2020)
  • Bê tông từ cây gai dầu: Có thể trở thành VLXD bền vững trong tương lai (19/08/2020)

Video

Hội thảo "Xi măng vượt ngoài carbon - Mở rộng tiềm năng"

đăng ký nhận bản tin

Đăng ký nhận bản tin

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?
Giải ngân đầu tư công
Giảm lãi suất ngân hàng
Triển khai các gói hỗ trợ NƠXH
Cả 3 yếu tố trên

Sàn giao dịch thiết bị vật tư

  • Vicem Hải Phòng mời thầu mua sắm chất trợ nghiền tăng cường độ xi măng
  • Xi măng Hạ Long mời chào giá gói hàng hóa cung cấp clinker phục vụ sản xuất
  • Vicem Hải Phòng mời thầu mua sắm đá vôi đen phục vụ sản xuất xi măng
  • Xi măng Hạ Long thông báo kết quả lựa chọn NCC xỉ hạt lò cao
  • Công ty CP Gang thép Cao Bằng mời chào giá chất tăng carbon
  • Công ty CP Gang thép Cao Bằng mời chào giá than cốc bột phục vụ sản xuất
  • Công ty CP Gang thép Cao Bằng mời chào giá quặng sắt phục vụ sản xuất
  • Công ty CP Gang thép Cao Bằng mời chào giá VLCL và thi công lắp đặt hệ thống lò cao

Thương hiệu vật liệu xây dựng

  • Công ty Cổ phần Đầu tư Phan Vũ
  • Công ty Cổ phần Cơ điện và Xuất Nhập khẩu Toàn Cầu
  • Tole sinh thái ONDULINE - Sản phẩm mái lợp xanh cho các công trình xây dựng hiện đại
  • Công Ty TNHH Sản xuất và Phân phối thiết bị Xây dựng cao cấp Phượng Hoàng Lửa.
  • Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Hợp Tác Công Nghệ Sơn Japan Paint
  • Công ty TNHH nhôm Nam Sung
  • Công ty cổ phần gạch Tuy nen Bình Định
  • Công ty TNHH Vinh Oanh (VOG)
  • Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Xây Dựng Và Thương Mại Quang Vinh Vĩnh Phúc
  • Công ty TNHH một thành viên VICEM Hải Phòng
  • Công ty CP Tư vẫn Xây dựng công trình Vật Liệu Xây Dựng
  • Công Ty TNHH Sơn Vân Cẩm Thạch
  • Công ty Cổ phần thương mại và triển khai công nghệ An Thành
  • Công ty CP Gạch Ngói Đồng Nai – TUILDONAI
  • Công ty Cổ Phần Hóa Dầu Công Nghệ Cao Hi-Pec
  • Công ty TNHH xây dựng & thương mại Ngọc Tuệ
  •  Công ty Cổ phần Đầu tư - Xây dựng hạ tầng và Khai thác mỏ Tân Việt Bắc.
  • Công ty cổ phần phát triển sản xuất nhựa Việt Nhật
  • Công ty cổ phần phát triển Vật liệu xây dựng mới Thành Đông
  • Công Ty TNHH Siam City Cement (Vietnam)

Tin tức

  • Sự kiện
  • Kinh doanh - Đầu tư
  • Sản xuất xanh

VLXD cơ bản

  • Xi măng
  • Sắt, Thép
  • Cát, Đá, Sỏi
  • Gạch xây

Quy định pháp luật

  • Văn bản - Chính sách
  • Tiêu chuẩn - Quy chuẩn

VLXD kết cấu

  • Vữa
  • Bê tông
  • Phụ gia

VLXD hoàn thiện

  • VLXD hoàn thiện tường, trần
  • VLXD hoàn thiện mặt sàn

VLXD Nội - Ngoại thất

  • Nội thất
  • Ngoại thất
  • Trang trí

Vật liệu & Cuộc sống

  • Vật liệu và Kiến trúc
  • Vật liệu và Phong thủy
  • Vật liệu và Không gian sống
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Về chúng tôi
  • Thông tin Bất động sản
  • Bảo vệ người tiêu dùng
  • Sitemap
  • Việc làm
  • Bản tin VLXD hàng tuần

Từ khóa » Phần Móng Nhà Nằm ở đầu