Nhà Có Nền Móng Ắt Phải Vững Chắc?

Chúng ta điều thấy thực trạng rằng. Khi xây nhà, chủ nhà sẽ quan tâm tới việc cần sử dụng vật liệu gì? giá vật liệu như thế nào? màu sắc nhà? Nội thất làm sao cho đẹp? Mà bản thân lại ít có sự quan tâm và đầu tư nhiều cho nền móng nhà. Sẽ như thế nào khi môt căn nhà thật đẹp vừa được xây xong lại bị nghiêng, lún. Chính vì thế nền móng yếu, xây nhà đẹp cũng vô nghĩa

Nền móng nhà là gì?

Móng nhà là một trong những yếu tố quan trọng nhất. Muốn nền móng vững chắc cần phải lưu ý khi xây dựng. Vì đó là nền tảng nâng đỡ và quyết định cho sự bền vững cho cả công trình. Là kết cấu kỹ thuật xây dựng nằm dưới cùng của một ngôi nhà. Móng nhà có tác dụng truyền tải trọng của toàn bộ ngôi nhà xuống nền đất và phân phối tải trọng đó lên diện tích nền. Sao cho độ lún của nhà không vượt quá các trị số giới hạn cho phép nhằm tăng cường sự ổn định của nhà. Từ đó móng nhà có thể chịu được sức ép của trọng lực từng tầng, khối lượng của công trình.

Thực tế, bất kỳ ngôi nhà nào. Dù được thiết kế theo phong cách nào, diện tích bao nhiêu nếu muốn bền vững thì móng phải tốt, phải chắc chắn. Chính vì vậy, xử lý nền móng là một công việc cực kỳ quan trọng trong tiến trình xây dựng một căn nhà. Phải đảm bảo sao cho nền móng vững chắc không bị lún, ra nứt hoặc đổ bể các công trình xây dựng lân cận.

Có những loại móng nào?

Móng công trình có nhiều loại tuỳ thuộc vào tải trọng, quy mô của công trình. Tính chất các tầng đất của công trình mà đội ngũ kỹ thuật sẽ tính toán và quyết định sử dụng loại móng phù hợp và an toàn. Các loại móng hiện nay là:

1. Móng đơn:

Là các loại móng đỡ một cột hoặc một cụm cột đứng sát nhau có tác dụng chịu lực. Sử dụng dưới chân cột nhà, cột điện, mố trụ cầu…

nền móng vững chắc
Thi công móng đơn

Móng đơn nằm riêng lẻ, trên mặt đất có thể là hình vuông, chữ nhật, tám cạnh, tròn… Móng đơn có thể là móng cứng, móng mềm hoặc móng kết hợp. Cũng thường dùng khi sửa chữa cải tạo nhà nhỏ lẻ. Móng đơn là tiết kiệm nhất trong các loại móng

2. Móng băng:

Thường có dạng một dải dài, có thể độc lập hoặc giao nhau (cắt nhau hình chữ thập), để đỡ tường hoặc hàng cột. Việc thi công móng băng thường là việc đào móng quanh khuôn viên công trình. Hoặc đào móng song song với nhau trong khuôn viên đó.

nền móng vững chắc
Thi công móng băng

Các loại móng băng trong xây dựng nhà có thể là móng cứng, móng mềm hoặc móng kết hợp. Trong xây dựng nhà, móng băng hay dùng nhất. Vì nó lún đều hơn và dễ thi công hơn

3. Móng bè:

Trải rộng dưới toàn bộ công trình để giảm áp lực của công trình lên nền đất.

nền móng vững chắc
Thi công móng bè

Đây là một loại móng nông, được dùng chủ yếu ở nơi có nền đất yếu. Sức kháng nén yếu dù không hay có nước hoặc do yêu cầu cấu tạo của công trình.

4. Móng cọc:

Khi gặp đất bùn yếu và địa chất không ổn định móng cọc sẽ là giải pháp về kết cấu cho công trình. Các loại móng gồm có cọc và đài cọc. Dùng để truyền tải trọng của công trình xuống lớp đất tốt đến tận sỏi đá nằm ở dưới sâu.

móng cọc
Thi công móng cọc

Người ta có thể đóng, hạ những cây cọc lớn xuống các tầng đất sâu. Nhờ đó làm tăng khả năng chịu tải trọng lớn cho móng. Cọc tre, cọc cừ tràm ở Việt Nam được sử dụng như một biện pháp gia cố nền đất dưới móng công trình. Ngoài ra ngày nay thường sử dụng cọc bê tông cốt thép bằng phương pháp ép cọc xuống nền đất tốt.

Những lưu ý khi thi công móng?

⇒ Muốn nền móng vững chắc đòi hỏi khi thi công phải tuân thủ theo đúng bản vẽ thiết kế để góp phần làm giảm giá thành xây dựng và những phát sinh không đáng có về sau

⇒ Không để móng ngập nước trong lúc đổ bê tông móng. Nhiều đội thợ đổ bê tông trộn khô xuống hố móng ngập nước. Đó là một biện pháp thi công hết sức ẩu, làm bê tông kém phẩm chất. Làm tính liên kết của vữa xi măng sút giảm nghiêm trọng. Đặc biệt là phần móng lại cần bê tông có chất lượng rất cao. Cần yêu cầu thợ thi công rút hết nước hố móng và đổ bê tông đã trộn nước xuống hố móng theo đúng quy phạm

⇒ Chừa các lỗ ký thuật để đặt ống thoát nước và cấp nước. Tránh đục phá gây khó khăn và lãng phí vật liệu, công sức . Nếu đường ống đặt ở vị trí dưới đáy móng, phải lấp đầy lỗ bằng đá hoặc sỏi đầm nện kỹ. Không được để đế móng trực tiếp lên đường ống sẽ gây gãy vỡ. Thông thường đường cống này không đi qua phần tường gạch. Cần hết sức lưu ý các công trình ngầm. Nhất là trong móng vì nếu có sự cố , việc sửa chữa rất phức tạp và tốn kém.

⇒ Nếu đã lỡ đào móng sâu hơn quy định của thiết kế. Nên lấp bằng bê tông thay vì đất đào. Đất lấp tạm bợ bằng xẻng xúc thủ công, không được đầm chặt sẽ tạo một độ xốp cho nền. Làm tăng nguy có lún sụt của móng nhà

Lý do chọn Chú Tùng Thi Công?

1. Là đơn vị chuyên nghiệp trong thi công sửa chữa. Với đầy đủ kinh nghiệm sẽ hỗ trợ tư vấn cho bạn có được căn hộ đạt chuẩn từ khi đổ móng đến lúc hoàn thiện.2. Cam kết đạo đức và chất lượng tay nghề của đội ngũ thi công3. Kỹ càng từng chi tiết nhỏ trong thi công.4. Minh bạch tuyệt đối về thời gian và chi phí

Từ khóa » Phần Móng Nhà Nằm ở đầu