Khám Phá Bất Ngờ Về Cây Tầm Gửi
Có thể bạn quan tâm
Tầm gửi là các loài cây sống ký sinh trên các cây chủ khác nhau và từ lâu được sử dụng để làm thuốc chữa nhiều bệnh trong Đông y.
Tầm gửi là tên gọi chung cho các loài cây sống ký sinh trên cây chủ, thường là các cây thân gỗ. Cây tầm gửi có nhiều loài, có loài chỉ sống được trên một loài cây chủ, có loại sống được trên nhiều cây chủ. Ngoài ra, trên cùng một cây chủ, có thể có nhiều loài mọc ký sinh.
Tầm gửi là tên gọi chung cho các loài cây sống ký sinh trên cây chủ.
Tầm gửi có tên tiếng anh là Mistletoe. Trong tiếng Hy Lạp, nó có tên là phoradendron, nghĩa là "kẻ trộm trên cành cây". Trong tiếng Anglo-Saxon, tầm gửi có nghĩa là "phân trên cành cây".
Tầm gửi sống ký sinh trên các loài cây chủ, hút chất dinh dưỡng của cây chủ và thậm chí giết chết cây chủ. Chúng thường xuất hiện ở những nơi chim muông để lại... chất thải. Tầm gửi có tốc độ phát tán rất nhanh. Quả của một số loài tầm gửi chín sẽ nổ tung và bắn các hạt đi xa tới 15m. Các hạt bám vào các cây khác, nảy mầm và bắt đầu một chu trình sống mới.
Tầm gửi có tốc độ phát tán rất nhanh.
Ở Việt Nam, tầm gửi là một loại thuốc Nam được dùng trong một số bài thuốc chữa táo bón, chữa ho,... Khi đó, cành lá tầm gửi sẽ được đem phơi nắng già hoặc sao khô, đun lấy nước uống chữa bệnh.
Công dụng của tầm gửi trên nhiều loại cây khác nhau
- Tầm gửi sống trên cây gạo có tác dụng tốt để điều trị viêm cầu thận, phù thận, sỏi thận, chức năng gan yếu, gan nóng; đặc biệt làm tăng khả năng thải độc của gan.
- Tầm gửi sông trên cây cúc tần cho hạt là vị thuốc thỏ ty tử tác dụng bổ thận tráng dương, chữa di tinh, liệt dương, tiểu dầm…: hạt tơ hồng 8 g, thục địa 16 g, lục giác giao, đỗ trọng, mỗi vị 12 g, kỷ tử, nhục quế, mỗi vị 10 g, sơn thù du, phụ tử chế, đương quy, mỗi vị 8 g. Ngày một thang, dạng thuốc sắc.
- Tầm gửi sống trên cây dẻ trị viêm họng, thấp khớp, các bệnh dị ứng, bệnh ngoài da.
- Tầm gửi sống trên cây xoan chữa bệnh đường ruột, kiết lỵ, táo bón.
- Tầm gửi sống trên cây na, cây mít còn dùng trị bệnh sốt rét hoặc chứng “hàn nhiệt vãng lai”, tức bệnh có lúc sốt, lúc rét. Có thể phối hợp với hoàng cầm, thanh hao , sài hồ, thảo quả, binh lang…
- Tầm gửi sống trên cây chanh dùng trị các chứng ho gió, ho khan, ho có đờm đặc. Khi dùng thường cũng sao chế như tang ký sinh, có thể phối hợp với các vị trị ho khác như xạ can, trần bì, tang bạch bì, mạch môn… dưới dạng thuốc sắc, siro hay viên ngậm.
- Tầm gửi sống trên cây dâu tằm: tên thuốc là tang ký sinh có vị đắng, tính bình , vào 2 kinh can, thận. Có tác dụng trừ phong thấp, mạnh gân cốt, dùng khi chức năng can thận kém dẫn đến đau lưng mỏi gối. Dùng riêng bằng cách rửa sạch, phơi khô, chặt thành đoạn, sao vàng, sắc lấy nước uống; hoặc phối hợp với các vị thuốc bổ can thận khác như tục đoạn, đau xương, cẩu tích, tang chi…
Ở các nước phương tây, nhiều người quan niệm, nếu một cặp đôi hôn nhau dưới nhành cây tầm gửi thì tình yêu của họ sẽ hạnh phúc mãi mãi. Ngoài ra, trong dịp Giáng sinh, người phương tây còn có truyền thống treo nhành tầm gửi trước cửa nhà.
Từ khóa » Cây Ký Sinh Tiếng Anh Là Gì
-
Cây Ký Sinh In English - Glosbe Dictionary
-
CÂY KÝ SINH Tiếng Anh Là Gì - Trong Tiếng Anh Dịch - Tr-ex
-
Ký Sinh Tùy ý – Wikipedia Tiếng Việt
-
Ký Sinh – Wikipedia Tiếng Việt
-
Parasite - Wiktionary Tiếng Việt
-
TANG KÝ SINH - Dược Phẩm OPC
-
Ký Sinh Trùng Là Gì? 20 Loại Ký Sinh Trùng Phổ Biến Hiện Nay
-
[PDF] 10 Các Bệnh Thối Rễ Và Thân Có Nguồn Gốc Từ đất
-
Cây Tầm Gửi Có Mấy Loại? Công Dụng Và Những Bài Thuốc Chữa ...
-
Coi Trực Tiếp Euro-bong đa
-
Cách Hiểu Khoa Học Về Nấm Đông Trùng Hạ Thảo
-
Nghĩa Của Từ Ký Sinh Bằng Tiếng Anh