Ký Sinh Tùy ý – Wikipedia Tiếng Việt

Ký sinh tùy ý (tiếng Anh: facultative parasite) là một sinh vật có thể thực hiện hoạt động ký sinh, nhưng không cần hoàn toàn dựa vào bất kỳ vật chủ nào để hoàn thành chu trình sống của nó. Ký sinh tùy ý có mặt ở toàn bộ sinh giới, từ vi sinh đến thực động vật.

Hầu hết các ký sinh tùy ý là ngoại ký sinh trùng (ectoparasite).

Nụ cây tầm gửi Agelanthus natalitius subsp. zeyheri, mọc trên cây Acacia caffra, tại Seringveld gần Pretoria, Nam Phi

Thực vật ký sinh

[sửa | sửa mã nguồn]

Ví dụ về ký sinh tùy ý là các loài nấm, chẳng hạn như các thành viên trong chi Armillaria. Các loài Armillaria ký sinh trên cây sống. Nhưng nếu cây chết, dù là do hậu quả của nấm hay không, thì nấm tiếp tục ăn gỗ mà không cần thêm hoạt tính ký sinh. Một số loài thậm chí có thể ăn gỗ chết mà không có hoạt động ký sinh nào cả. Như vậy, mặc dù chúng cũng là những tác nhân sinh thái quan trọng trong chu trình dinh dưỡng do sự phân hủy của vi sinh vật, nấm trở thành có vai trò của chúng như là các tác nhân phân hủy các gỗ mục [1][2].

Tương tự, các loại cây xanh như các loài thuộc chi RhinanthusOsyris compressa (Colpoon) [3] có thể phát triển độc lập với bất kỳ vật chủ nào, nhưng khi có cơ hội chúng sẽ ký sinh, bám vào những gốc rễ của cây xanh lân cận.

Phần lớn cây trong họ Tầm gửi (Loranthaceae) là loại ký sinh tùy ý hay bán ký sinh. Họ này có khoảng 75 chi với 1.000 loài cây thân gỗ. Chúng có diệp lục để quang hợp và tự dưỡng, bám vào thân cây khác [4].

Động vật ký sinh

[sửa | sửa mã nguồn]

Chấy[5], rận, ve, bọ chét... là các côn trùng sống trên da, lông, tóc,... của vật chủ.

Cá Candiru

Cá Candiru[6], tên khoa học Vandellia cirrhosa, còn được gọi là cañero, là một loài cá da trơn nước ngọt sống ký sinh tùy ý thuộc họ Trichomycteridae nguồn gốc ở lưu vực sông Amazon, nơi nó được tìm thấy tại các nước Bolivia, Brasil, Colombia, Ecuador và Peru. Chúng tìm và hút máu động vật khác, kể cả người. Có một trường hợp được lập hồ sơ về một con candiru chui vào hệ thống tiết niệu của con người, diễn ra tại Itacoatiara, Brasil vào năm 1997.

Trong các loài động vật, các loài ký sinh ăn cướp thường có thể sống sót bằng cách tự săn bắt, thu nhặt xác thối, hoặc cướp mồi của các động vật khác. Đối tượng bị cướp có thể là khác loài hoặc cùng loài [7]. Những hành vi như vậy thường xảy ra ở những loài như sư tử, linh cẩu, và cả những loài côn trùng như "ruồi Jackal" trong họ Milichiidae (ruồi).

Một số nhóm hoặc cá nhân của loài người cũng thực hiện hành vi cướp bóc, và có thể được xếp một ghế trong hội ký sinh ăn cướp.

Vi khuẩn ký sinh

[sửa | sửa mã nguồn]

Các vi khuẩn thông thường có thể sống một cách tự nhiên dưới dạng các ký sinh trùng thực thể trong các sinh vật khác, nhưng cũng có thể sống tự do.

Một ví dụ về vi khuẩn ký sinh là trùng Naegleria fowleri ở người [8]. Theo nguyên tắc, loài amoeboid này là một loài ăn thịt tự do sống trên các vi khuẩn, nhưng thỉnh thoảng nó thành công lây nhiễm vào người như một nội ký sinh trùng và thường được gọi là "amip ăn não" [9].

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Agrios, George N. Plant Pathology. Publisher: Academic Press 2005. ISBN 978-0120445653
  2. ^ Vane, C. H., et al. (2001). "The effect of fungal decay (Agaricus bisporus) on wheat straw lignin using pyrolysis–GC–MS in the presence of tetramethylammonium hydroxide (TMAH)." Journal of Analytical and Applied Pyrolysis 60(1): 69-78.
  3. ^ Visser, Johann (1981). South African Parasitic Flowering Plants. Cape Town: Juta. ISBN 0-7021-1228-3.
  4. ^ Angiosperm Phylogeny Group (2009). "An update of the Angiosperm Phylogeny Group classification for the orders and families of flowering plants: APG III". Botanical Journal of the Linnean Society 161 (2): 105–121.
  5. ^ Buxton, Patrick A. (1947). The biology of Pediculus humanus. The Louse; an account of the lice which infest man, their medical importance and control (2nd ed.). London: Edward Arnold. p. 24–72.
  6. ^ Breault, J.L. (1991). Candiru: Amazonian parasitic catfish. Journal of Wilderness Medicine 2 (4): 304–312.
  7. ^ Peter J.B. Slater; Jay S. Rosenblatt; Charles T. Snowdon; Timothy J. Roper; H. Jane Brockmann; Marc Naguib (ngày 30 tháng 1 năm 2005). Advances in the Study of Behavior. Academic Press. tr. 365. ISBN 978-0-08-049015-1.
  8. ^ Reynolds Bruce D. "Colpoda steini, a Facultative Parasite of the Land Slug, Agriolimax agrestis" The Journal of Parasitology Vol. 22, No. 1 (Feb., 1936), pp. 48-53. Stable URL: https://www.jstor.org/stable/3271896
  9. ^ Parasites — Naegleria fowleri — Primary Amebic Meningoencephalitis (PAM) — Amebic Encephalitis. Centers for Disease Control and Prevention, USA, 2017. Truy cập 10/10/2017.

Xem thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Ký sinh trùng
  • Ký sinh bắt buộc
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Ký sinh tùy ý.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]

Từ khóa » Cây Ký Sinh Tiếng Anh Là Gì