Khám Phá Cảnh Sắc Kon Tum Và Tục Chặt Củi Bắt Chồng Của Cô Gái ...
Có thể bạn quan tâm
Kon Tum là một tỉnh nằm ở phía Bắc Tây Nguyên, có vị trí địa lý ở khu vực ngã ba Đông Dương. Mảnh đất nơi con gà cất tiếng gáy cả ba nước nghe thấy này thu hút người yêu du lịch nhờ cảnh quan tự nhiên kết hợp với truyền thống văn hóa dân tộc lâu đời đặc sắc. Đó là những núi rừng thiên nhiên như hồ Yaly, rừng thông Măng Đen, khu bãi đá… Đó là các di tích lịch sử đã được xếp hạng quốc gia, các công trình kiến trúc cổ… Đó là không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, là những tục lệ truyền thống dân tộc…
Về Kon Tum khám phá cảnh sắc hữu tình – Ảnh: Adam Allegro
Trong giới hạn bài viết này, tôi mời các bạn cùng về Kon Tum thăm nhà thờ gỗ, khám phá núi rừng Măng Đen và tìm hiểu về tục chặt củi bắt chồng của cô gái Jẻ-Triêng ở Kon Tum.
1. THĂM NHÀ THỜ GỖ
Tọa lạc giữa trung tâm thành phố, nhà thờ chánh tòa Kon Tum hay còn gọi là nhà thờ Gỗ do một linh mục người Pháp khởi công xây dựng năm 1913. Giữa phố núi, nhà thờ với màu nâu ấm áp cao sừng sững vươn lên nền trời xanh thẳm. Nhà thờ được làm toàn bộ bằng gỗ, kết hợp giữa phong cách của Ý và kiểu nhà sàn của người Bana. Kiến trúc của nhà thờ có đường nét phóng khoáng thể hiện được cái chất của người Tây Nguyên. Bên trong nhà thờ được trang trí theo hoa văn của các dân tộc ở Tây Nguyên, gần gũi với đời sống hàng ngày mà vẫn gợi cảm giác thiêng liêng, trang trọng. Nhà thờ Gỗ được xem là di tích cổ và đẹp nhất, là niềm tự hào của người dân Tây Nguyên.
Lộng lẫy nhà thờ Gỗ Kon Tum – Ảnh: Đào Phúc Quang Vũ
Bên trong nhà thờ Gỗ – Ảnh: Huy Nguyễn Thành
Trong khuôn viên nhà thờ còn có cô nhi viện, cơ sở may, dệt thổ cẩm. Khuôn viên nhà thờ luôn mở rộng cửa cho khách tham quan. Giữa miền Tây Nguyên nắng gió, giữa tiếng vang vọng của núi rừng, một lúc nào đó vang lên tiếng chuông giáo đường khiến lòng bạn bỗng chùng lại, bao phiền muộn, ưu tư vơi đi chỉ còn lại trong tâm hồn niền thanh thản nhẹ nhàng.
2. NÚI RỪNG MĂNG ĐEN
Cao nguyên Măng Đen nằm ở độ cao khoảng 1.300m so với mặt nước biển, cách thủ phủ Kon Tum khoảng 50km. Nơi đây được xem là “Đà Lạt thứ hai” trên vùng đất Tây Nguyên. Dù đã có bàn tay con người tác động vào nhưng Măng Đen còn đậm nét hoang sơ với những rừng thông xanh bạt ngàn, những con thác trắng xóa, sương giăng mờ ảo, hoa rừng đua nở bốn mùa… Cảnh sắc núi rừng Măng Đen hữu tình như tranh thủy mạc, giữa màu xanh cây lá, những con thác, khe suối, hồ nước trắng xóa điểm tô tuyệt đẹp.
Bức tranh thiên nhiên ở Măng Đen – Ảnh: Tiểu Yến
Đường vào Măng Đen rợp bóng thông – Ảnh: flickr
Những con suối điểm tô cho núi rừng đại ngàn – Ảnh: sưu tầm
Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại Kon Tum
Sau khi đã dạo đồi thông, leo núi mỏi chân, bạn có thể chọn một con suối, hồ nước ở Măng Đen với thú vui ôm cần đợi cá cắn câu. Hoặc bạn ghé nhà rông bên hồ để hòa mình vào vũ điệu cồng chiêng của đồng bào dân tộc nơi đây.
Ngồi ôm cần câu cá bên hồ ở Măng Đen cũng là thú vui thi vị khi du lịch Kon Tum – Ảnh: sưu tầm
Và khi chiều buông, đêm xuống, giữa núi rừng Tây Nguyên bạt ngàn, bên ngọn lửa bập bùng giữa nhà rông, bạn và những vị chủ nhà, ngồi bên nhau quanh chén rượu cần mềm môi, tất cả trở nên thân thiết, không còn phân biệt lạ hay quen.
Cùng nhau quây quần trong những mái nhà rông – Ảnh: panoramio
Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Kom Tum
3. TỤC CHẶT CỦI BẮT CHỒNG
Khi cuộc sống ngày càng đổi thay hiện đại, bạn có tin được không, có nơi sính lễ kết hôn lại là những đống củi to và đẹp đấy. Trên mảnh đất Tây Nguyên này vẫn có những văn hóa tinh thần tồn tại lâu đời như thế. Chuyện tưởng chừng như chỉ còn trên những trang giấy ấy vẫn được tiếp tục với những niềm tin bất diệt. Ở dân tộc Jẻ -Triêng, là dân tộc thiểu số của tỉnh Kon Tum, các cô gái vẫn cần mẫn hàng năm trời để “kiếm củi lấy chồng”.
Các cô gái Jẻ-Triêng cần mẫn kiếm củi để lấy chồng – Ảnh: sưu tầm
Khi đến tuổi trưởng thành, để thể hiện sự tháo vát, khéo léo của mình, các cô gái Tây Nguyên phải cẩn thận lựa chọn những cây củi thẳng có đường kính bằng nhau, chặt dài bằng nhau, đầu của mỗi thanh phải được chặt bằng. Loại cây gỗ chọn làm củi phải là loại gỗ khi khô sẽ chắc, dễ chẻ, cháy tốt và đượm than. Những đống củi to, đều đặn đẹp đẽ chính là cơ sở để đánh giá công dung ngôn hạnh của người con gái ấy như thế nào. Ngoài ra, cô dâu mới nào kiếm được nhiều củi, đẹp, đều đúng như yêu cầu thì sẽ được cha mẹ chồng hết sức tin tưởng và yêu quý.
Những bó củi đẹp góp phần nên duyên một tình yêu đẹp – Ảnh: Tâm Hữu
Xem thêm: Các tour du lịch Kon Tum
Ngoài những điều thú vị trên thì Kon Tum còn nhiều điều hấp dẫn khác chờ bạn khám phá đấy. Hãy đi và trải nghiệm rồi chia sẻ lại với chúng tôi những kỷ niệm của bạn ở mảnh đất Kon Tum – Tây Nguyên này nhé.
Hải Yến – Kinhnghiemditour.vn
Nội dung bài viết thuộc bản quyền của Kinhnghiemditour (Không bao gồm hình ảnh). Mọi sao chép cần ghi rõ nguồn, tên tác giả, nhiếp ảnh gia cùng với liên kết về nội dung tương ứng tại Kinhnghiemditour..
Từ khóa » Chặt Củi Bắt Chồng
-
Tục Chặt Củi 'bắt Chồng' Của Người Giẻ Triêng ở Tây Nguyên
-
Tục Chặt Củi 'bắt Chồng' Của Người Jẻ-Triêng ở Kon Tum - VnExpress
-
Tục Chặt Củi 'bắt Chồng' Của Người Jẻ-Triêng ở Kon Tum - Dulich24
-
Phong Tục Chặt Củi Bắt Chồng " Của Sơn ...
-
Kỳ Lạ Tục đốn Củi "bắt Chồng" Của Sơn Nữ Giẻ Triêng
-
Tục Chặt Củi 'bắt Chồng' Của Người Giẻ Triêng ở Tây ... - YouTube
-
Tục Chặt Củi Bắt Chồng - Tin Tức Cập Nhật Mới Nhất Tại ...
-
Phong Tục đặc Biệt: Lệ Chặt Củi 'bắt Chồng' ở Kon ... - Vanhoavietnam
-
Tục Chặt Củi 'bắt Chồng' Của Người Jẻ-Triêng ở Kon Tum
-
Tục Chặt Củi 'bắt Chồng' Của Người Giẻ Triêng ở Tây ... - YouTube
-
Phong Tục Cưới Hỏi Của Người Giẻ Triêng - Báo Dân Sinh
-
Độc đáo Củi Hứa Hôn Của Thiếu Nữ Giẻ-Triêng - Báo KonTum Online