Khám Phá Cấu Tạo Và Cách Dùng Kính Hiển Vi Chi Tiết
Có thể bạn quan tâm
Bạn đã biết chi tiết về cấu tạo kính hiển vi chưa? Việc tìm hiểu cấu tạo của kính hiển vi sẽ giúp bạn dễ dàng lắp đặt cũng như sử dụng kính hiển vi dễ dàng và chính xác hơn. Thông tin kỹ thuật sẽ mang đến cho bạn những thông tin hữu ích về kính hiển vi dưới đây.
Xem nhanh ẩn- 1. Cấu tạo kính hiển vi
- 2. Cách dùng kính hiển vi chi tiết
- 3. Bảo quản kính hiển vi
Cấu tạo kính hiển vi
Các dòng kính hiển vi nói chung được cấu tạo gồm có 4 bộ phận chính: hệ thống giá đỡ, hệ thống phóng đại, hệ thống chiếu sáng và hệ thống điều chỉnh. Với mỗi hệ thống đều có những đặc điểm khác nhau.
Hệ thống giá đỡ
Hệ thống giá đỡ có công dụng chính là được dùng để lắp kính hiển vi với các hệ thống khác. Hệ thống bao gồm các bộ phận chính là: bệ, thân, mâm được dùng để gắn vật kính, bàn để tiêu bản, kẹp tiêu bản.
- Bệ đỡ: được dùng để gắn kính hiển vi, giúp cố định thiết bị không làm xê dịch, thuận tiện trong quá trình sử dụng.
- Thân kính: được thiết kế với dạng cong hoặc thẳng, được thiết kế cố định, đảm bảo kính được gắn chắc chắn.
- Bàn tiêu bản: chính là nơi để đặt vật mẫu khi cần soi.
- Kẹp tiêu bản: là bộ phận để cố định mẫu tiêu bản, không làm xê dịch khi quan sát.
Hệ thống phóng đại
Hệ thống phóng đại được coi là bộ phận chính quan trọng nhất của kính hiển vi. Bộ phận này gồm hai phụ kiện chính là thị kính của kính hiển vi, vật kính của kính hiển vi.
- Thị kính của kính hiển vi: chính là một bộ phận dùng để soi vào mẫu vật với hai loại chính là ống đôi và ống đơn.
- Vật kính của kính hiển vi: được biết đến là thiết bị tăng độ phóng đại của vật lên gấp nhiều lần, tùy thuộc vào từng thiết kế, ví dụ như: x10, x100, x1000,…
Hệ thống chiếu sáng
Hệ thống bao gồm các bộ phận như nguồn sáng, màn chắn, tụ quang kính hiển vi. Tác dụng của hệ thống được sử dụng để cung cấp nguồn sáng, hỗ trợ cho việc quan sát được dễ dàng và nhìn rõ nét nhất.
- Nguồn sáng: là gương hoặc đèn led hay đèn halogen.
- Màn chắn: là phụ kiện được đặt trong tụ quang có chức năng điều chỉnh được lượng ánh sáng sẽ đi qua tụ quang.
- Tụ quang: là bộ phận có chức năng tập trung những tia sáng và điều chỉnh tia sáng đến vị trí của tiêu bản.
Hệ thống điều chỉnh
- Núm tinh chỉnh (ốc vi cấp): chức năng điều chỉnh khi quan sát.
- Núm điều chỉnh tụ quang: có thể điều chỉnh lên xuống để hội tụ ánh sáng chiếu thẳng lên mẫu vật.
- Núm điều chỉnh màn chắn sáng: điều chỉnh lượng ánh sáng đến phần tụ quang, tăng hoặc giảm ánh sáng.
- Núm di chuyển bàn sa trượt: có chức năng hỗ trợ quan sát được dễ dàng hơn.
Từ những thông tin chi tiết về cấu tạo của kính hiển vi, bạn có thể tham khảo thêm cách dùng kính hiển vi để sử dụng hiệu quả hơn. Thông tin kỹ thuật sẽ hướng dẫn bạn ngay dưới đây.
Cách dùng kính hiển vi chi tiết
Kính hiển vi được đánh giá là một thiết bị dễ sử dụng và thao tác. Có các loại kính hiển vi như kính hiển vi điện tử, kính hiển vi sinh học, kính hiển vi soi nổi,…
Tuy nhiên, bạn cũng cần nắm được cách sử dụng kính hiển vi cơ bản để đảm bảo quy trình quan sát được diễn ra thuận tiện.
Chọn vật kính phù hợp
Bạn cần chọn vật kính phù hợp với yêu cầu quan sát tiêu bản. Nếu bạn muốn nhìn rõ nét, hãy chọn vật kính có độ phân giải và phóng đại cao. Sau đó, bạn lắp vật kính vào đúng vị trí đĩa mang vật kính.
Đặt tiêu bản lên bàn quan sát
Đặt tiêu bản lên bàn để tiêu bản, dùng kẹp giữ tiêu bản để cố định. Tiếp đó, bạn nhỏ 1 giọt dầu soi vào lên mẫu vật để soi chìm rõ nét.
Điều chỉnh ánh sáng
Bạn có thể điều điều chỉnh ánh sáng với tụ quang. Ví dụ: đối với vật kính x10 hạ tụ quang đến tận cùng. Ngoài ra, bạn cũng có thể điều chỉnh màn chính để ánh sáng soi phù hợp với vật kính.
Hạ vật kính vào gần với tiêu bản
Khi đó, mắt bạn đặt lên và nhìn vào thị kính và dùng tay để vặn ốc vĩ cấp đến khi bạn thấy được ảnh mờ của vi trường. Sau đó, bạn điều chỉnh ốc vi cấp sao cho hình ảnh hình thấy được sắc nét nhất.
Quan sát
Bạn quan sát mẫu vật, ghi dữ liệu. Khi đổi tiêu bản khác bạn chỉ cần điều chỉnh lại các thông số trên để nhìn rõ nét nhất.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo chi tiết hướng dẫn lắp đặt và sử dụng kính hiển vi dưới đây.
Bảo quản kính hiển vi
Bên cạnh hướng dẫn cách sử dụng kính hiển vi, bạn cũng cần lưu ý trong quá trình sử dụng và bảo quản để bảo vệ kính không bị hỏng hóc. Dưới đây là một số hướng dẫn bảo quản kính hiển vi.
- Luôn nắm được cách lắp và sử dụng kính hiển vi đúng cách.
- Quá trình sử dụng và bảo quản cần hết sức cẩn thận, tránh rơi vỡ, tránh va đập.
- Đặt kính tại những khu vực khô thoáng, khi không sử dụng nên cho kính vào hộp có gói hút ẩm để ngăn chặn ẩm mốc.
- Vệ sinh các bộ phận bằng khăn mềm, sạch, vệ sinh vật kính cần bằng giấy mềm chuyên dụng.
- Bảo dưỡng và vệ sinh hệ thống chiếu sáng theo định kỳ.
Những chia sẻ về cấu tạo kính hiển vi cũng như cách dùng kính hiển vi hy vọng sẽ giúp bạn sử dụng thiết bị đúng cách. Từ đó, bạn có thể dễ dàng quan sát được các mẫu vật rõ nét phục vụ cho công việc.
Bên cạnh kính hiển vi, để được tư vấn về các loại thiết bị quan sát khác như kính lúp công nghiệp, camera nội soi đường ống, camera quan sát dưới nước, bạn có thể liên hệ theo địa chỉ sau:
- Hotline: Hà Nội: 0904 810 817 – TP.HCM: 0979 244 335
- Website: Maydochuyendung.com
- Địa chỉ: HÀ NỘI – 30 Mạc Thái Tổ, Yên Hòa, Q. Cầu Giấy, TP Hà Nội. TP.HCM – 275F Lý Thường Kiệt, P. 15, Quận 11.
Từ khóa » Bộ Phận Của Kính Hiển Vi
-
Kính Hiển Vi Quang Học Là Gì? Cấu Tạo Của Kính Hiển Vi Như Thế Nào?
-
CẤU TẠO KÍNH HIỂN VI - Tín Đức
-
Cấu Tạo Và Cách Sử Dụng Kính Hiển Vi Quang Học
-
Các Bộ Phận Của Kính Hiển Vi Quang Học Có Những Gì? - Dr.Tom
-
Cấu Tạo Kính Hiển Vi Chi Tiết Nhất - Thiết Bị Bình Phú
-
Kính Hiển Vi Quang Học Là Gì? Cấu Tạo Của Kính Hiển Vi Quang Học
-
Kính Hiển Vi Quang Học – Wikipedia Tiếng Việt
-
Kính Hiển Vi Quang Học – Cấu Tạo Và Cách Sử Dụng - Tin Cậy
-
Hình 2. Các Bộ Phận Cơ Học Và Quang Học Của Kính Hiển Vi Một Mắt.
-
Cấu Tạo Và Nguyên Lý Sử Dụng Của Kính Hiển Vi - Bacsytom
-
Thành Phần Quang Học Trong Cấu Tạo Của Kính Hiển Vi | Tin Tức
-
Tìm Hiểu Về Cấu Tạo Và Cách Sử Dụng Kính Hiển Vi Quang Học | Tin Tức
-
Các Bộ Phận Của Kính Hiển Vi: đặc điểm Và Hoạt động