Khám Phá 'chiến Thuyền' Của Thủy Quân Việt Xưa | Lịch Sử VN
Có thể bạn quan tâm
VietnamDefence - Theo sử sách, chiến thuyền dưới các vương triều phong kiến Việt Nam không chỉ được sử dụng nhằm mục đích tăng sức đánh bộ trong những trận tập kích vượt biển, mà còn chuyên chở lương thực hoặc lễ vật làm quà trong những lễ nghi ngoại giao.
Đất Việt điểm mặt một số chiến thuyền của Thủy quân Việt xưa:
Thuyền mẫu tử
Theo Võ bị chế thắng chi, đây là loại thuyền chuyên dùng để đánh hoả công, gồm 2 thân lồng vào nhau, 4 mái chèo, 1 buồm. Khung thuyền giả to (thuyền mẹ) bọc ngoài, ở phía trước một chiếc thuyền thật nhỏ hơn (thuyền con).
Trên khung thuyền to, người ta chất củi lửa và thuốc cháy, mũi thuyền có những đinh nhọn, hông thuyền cũng đầy đinh sắt. Khi đánh địch, người ngồi núp trong thuyền nhỏ chèo thật nhanh, lao thật mạnh vào thuyền đối phương, khiến cho những đinh sắt nhọn ở mũi khung thuyền giả cắm vào mạn thuyền đối phương.
Sau đó, người ta đốt chất cháy củi và thuốc súng trên thuyền giả, rồi rút thuyền con khỏi khung thuyền to chạy về. Thuyền giả cháy sẽ đốt luôn thuyền đối phương.
Lâu thuyền là một loại thuyền chiến lớn, đóng đinh sắt, có hai tầng boong với hàng chục tay chéo và hai người điều khiển một mái chèo |
Lâu thuyền (thuyền Cổ lâu)
Trước họa xâm lăng của nhà Minh, nhà Hồ đã phải lo củng cố quốc phòng. Năm 1404, Hồ Hán Thương cho chế tạo thuyền cổ lâu - một loại thuyền chiến lớn, đóng đinh sắt, có hai tầng boong với hàng chục tay chéo và hai người điều khiển một mái chèo, có tên gọi là Trung tàu tải lương, Cổ lâu thuyền tải lương, để chở lương nhưng cũng sẵn sàng chiến đấu.
Theo mô tả, nếu thuyền bình thường có một đáy, thì thuyền loại này làm thêm một “đáy” nữa, tức một tầng sàn ở trên, chia bụng thuyền làm hai phần: phần dưới để lính chèo thuyền, phần trên giấu lính chiến đấu. Thuyền được trang bị súng Thần Cơ, nhưng hiện tài liệu về những con thuyền Cổ lâu còn lại rất hiếm hoi.
Sử sách chép rằng, Việt Nam là một trong những nước có thuyền lầu sớm trong quân thuỷ, đó là những lâu thuyền đơn giản khắc trên trống đồng Đông Sơn, kèm theo hình ảnh người lính luôn sẵn sàng chiến đấu với cung nỏ trên tay.
Tới thế kỷ 19, theo ý nghĩa hình khắc trên chín đỉnh linh thiêng của triều Nguyễn, thì lâu thuyền được chọn như một loại thuyền chiến tiêu biểu cho quân thủy.
Tẩu kha thuyền
Thuyền do nữ tướng chỉ huy, không dùng buồm, thân thon dài, trên có 3 cột cờ đại và 2 hàng cờ nheo dọc thân thuyền, phu chèo và thủy binh đều tinh nhuệ, lợi hại và đi lại như bay, đột kích bất ngờ, rút lui nhanh chóng.
Du đĩnh thuyền
Thuyền có nhiều tầng to cao, trên có mái che với hàng dọc cờ xí, chứa được nhiều quân cung thủ, quan sát giặc từ xa, lợi hại khi đổ bộ binh đánh úp.
Hải cốt thuyền là thuyền chiến lớn, vững chắc với hàng chục tay chèo, hàng trăm binh sĩ, dàn trận trực chiến với thuyền giặc.
Hải cốt thuyền
Là thuyền chiến to lớn và rắn chắc với hàng chục tay chèo, hàng trăm binh sĩ, dàn trận trực chiến với thuyền giặc.
Dưới triều Lê Thánh Tông, bên cạnh bộ binh, kị binh, tượng binh… thì thủy binh cũng đã trở thành một binh chủng độc lập với việc chia thành nhiều phiên hiệu rõ ràng như: Thiện Hải thuyền, Đấu thuyền, Lâu thuyền, Tẩu Kha thuyền, Khai Lãng thuyền, Hải Cốt thuyền...với hình dáng, cấu trúc, chạm khắc, màu sắc, cờ hiệu khác nhau.
Đấu thuyền
Là hạm thuyền lớn chỉ huy, với cột cờ soái và nhiều cờ xí, xung phong chiến đấu, dẫn đầu đoàn chiến thuyền.
Ở đây lại nói về chiến thuyền Tây Sơn, lúc bấy giờ, công nghệ đóng thuyền ở nước ta đã có những tiến bộ nhất định. Cuối thế kỷ XVIII, John Barraw - hội viên Hội Hoàng gia Anh - đã đến xứ Đàng Trong (miền Trung và miền Nam Việt Nam) và chứng kiến: "Thuyền của họ đóng rất đẹp, thường dài từ 50 đến 80 pied (1pied = 0,30m). Đôi khi một chiếc thuyền như vậy chỉ gồm 5 tấm ván, kéo dài từ đầu nọ đến đầu kia và được ghép vào nhau bằng mộng. Thuyền biển của họ đi không nhanh lắm, nhưng rất an toàn. Bên trong được chia thành từng khoang, loại này rất chắc có thể đâm vào đá ngầm mà không chìm vì nước chỉ vào một khoang mà thôi. Hiện tại, ở Anh đã bắt chước cách làm này để áp dụng vào việc đóng tàu".
Theo sử sách, một số lớn thuyền chiến của Tây Sơn được trang bị pháo, nhằm tăng cường hỏa lực, tạo nên mũi đột kích có sức công phá và tiêu diệt lớn. Thủy đội Tây Sơn có 54 tàu, 93 chiến thuyền, 300 pháo hạm, 100 tàu buồm trang bị khá hùng hậu. Tuy nhiên, triều vua Việt Nam sở hữu những chiến thuyền hiện đại lại là Hoàng đế Minh Mạng - rất quan tâm đến việc học hỏi, tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật của phương Tây, trong đó có việc cải tiến kỹ thuật đóng thuyền. Không chỉ chú trọng gia tăng số lượng, vua còn cho tăng chủng loại tàu thuyền, đặc biệt cho đóng thuyền bọc đồng theo mẫu của người Pháp.
Vào năm Nhâm Ngọ (1822), vua cho mua một chiếc thuyền bọc đồng của Pháp đưa về Huế, đặt tên là Điện Dương, để làm mẫu cho các xưởng đóng thuyền tại kinh đô nghiên cứu, triển khai đóng theo mẫu. Chiếc thuyền bọc đồng đầu tiên hoàn thành được đặt tên là Thụy Long; sau đó hàng hoạt thuyền bọc đồng được đóng thêm chủ yếu là thuyền chiến…
Vào thời Gia Long, chiến thuyền cũng lên tới cả ngàn chiếc và người ngoại quốc rất khâm phục.
- Nguồn: Vĩnh Khang // ĐV, 22.6.2011.
Các tin khác
- Chào mừng 65 năm Cách mạng tháng Tám và Tết Độc lập 2-9!
- Thêm những tư liệu quan trọng về Hoàng Sa của Việt Nam
Từ khóa » Thuyền Chiến Có Lầu Thời Nhà Hồ
-
Sử Dụng Thuyền Chiến Trong Lịch Sử Dựng Nước
-
Sự Phát Triển Của Các Loại Chiến Thuyền Trong Lịch Sử Việt Nam Địa ...
-
Vũ Khí Của Cha ông Ta: Thuyền Chiến
-
LÂU THUYỀN
-
Hồ Nguyên Trừng – Wikipedia Tiếng Việt
-
Nhà Hồ – Wikipedia Tiếng Việt
-
Thuyền Rùa Và Thuyền Cổ Lâu :: Suy Ngẫm & Tự Vấn
-
069.NHÀ HỒ VÀ VIỆC ĐÓNG THUYỀN CHIẾN HAI TẦNG - YouTube
-
Những Chiến Thuyền Bảo Vệ Biển, đảo Thời Nguyễn - Báo Biên Phòng
-
Quân đội Nhà Hồ - Cổng TTĐT Bộ Quốc Phòng Việt Nam
-
Lực Lượng Vũ Trang Thời Hậu Lê (1418 - 1788)
-
Lực Lượng Vũ Trang Nhà Trần (1226 - 1499) - Bộ Quốc Phòng
-
Đội Tuần Dương Quân đầu Tiên Của Việt Nam