Vũ Khí Của Cha ông Ta: Thuyền Chiến

Thứ Tư, 01/01/2025
  • Tiếng Việt
  • English
  • French
Bảo tàng Lịch sử Quốc giaBảo tàng Lịch sử Quốc gia

Vietnam National Museum of History

Toggle navigation
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Lời giới thiệu
    • Hình thành phát triển
    • Bộ máy tổ chức
    • Sơ đồ tổ chức
    • Hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ
      • Công tác trưng bày
        • Trưng bày thường xuyên
        • Trưng bày chuyên đề
        • Trưng bày ngoài trời
        • Trưng bày lưu động
      • Công tác nghiên cứu khoa học và xuất bản
      • Công tác đào tạo
      • Công tác nghiên cứu, sưu tầm
      • Công tác quản lý hiện vật
      • Công tác bảo quản
      • Công tác giáo dục, công chúng
      • Công tác truyền thông
      • Công tác Tư liệu, thư viện
      • Công tác Đối ngoại
      • Công tác Kỹ thuật
      • Công tác Bảo vệ
  • Tin tức
    • Hoạt động bảo tàng
    • CLB Em yêu lịch sử
    • Tin trong nước
    • Tin nước ngoài
  • Trưng bày
    • Trưng bày thường xuyên
    • Trưng bày chuyên đề
      • Chuyên đề sẽ diễn ra
      • Chuyên đề đang diễn ra
      • Chuyên đề đã diễn ra
    • Tham quan 3D
  • Nghiên cứu
    • Kiến thức Lịch sử - Văn hóa
    • Theo dòng lịch sử
    • Nhân vật lịch sử
    • Thông tin khoa học
    • Khảo cổ học
      • Khảo cổ học Việt nam
      • Khảo cổ học Nước ngoài
    • Chuyên khảo
    • Ấn phẩm
      • Ấn phẩm
      • Thông báo khoa học
  • Dự án BTLSQG
    • Thông tin chung
    • Tiến độ dự án
    • Dự án khác
  • Thông tin hữu ích
    • Đến với Bảo tàng
    • Giờ mở cửa
    • Vé và lệ phí
    • Tham quan
    • Nội quy
  • Hỗ trợ
    • CLB Em yêu Lịch sử
    • CLB Tình nguyện viên
    • CLB Những người bạn BT
    • Tài trợ
    • Dịch vụ
    • Museum shop
    • Tiện ích

Vũ khí của cha ông ta: Thuyền chiến

  1. Trang chủ
  2. Nghiên cứu
  3. Kiến thức Lịch sử - Văn hóa
05/05/2010 10:10 2636 Điểm: 0/5 (0 đánh giá)Từ thế kỷ 3 trước Công nguyên, sử sách thường nhắc đên quân thủy của các nước Văn Lang, Âu Lạc, Chăm Pa, Phù Nam... Đây được coi là những nước có đội quân thủy hùng mạnh của phương Đông thời bấy giờ.Từ thế kỷ 3 trước Công nguyên, sử sách thường nhắc đên quân thủy của các nước Văn Lang, Âu Lạc, Chăm Pa, Phù Nam... Đây được coi là những nước có đội quân thủy hùng mạnh của phương Đông thời bấy giờ.

Tới thời nhà Lý, quân thủy vẫn được coi là đội quân nòng cốt. Biểu hiện rõ rệt của thiên hướng phát triển quân thuỷ trong thời Lý còn ở chỗ nhà Lý rất chú trọng việc đóng thuyền. Chính những chiếc thuyền chiến cùng đội quân thủy tinh nhuệ đã giúp nhà Lý trong những cuộc hành quân đánh Chiêm, phá Ung, Khâm, Liêm (năm 1075) và chống Tống (năm 1077). Chiến thuyền nhà Lý Theo sử liệu, loại thuyền chiến phổ biến nhất thời đó là Mông đồng. Đây là loại thuyền có khả năng tải trọng và hành trình rất tốt. Những cuộc hành quân đánh Chiêm Thành, vượt biển đánh Khâm, Liêm.... đã chứng tỏ điều đó. Thuyền chiến còn có khả năng chở voi vượt biển làm quà trong những lễ nghi ngoại giao hoặc tăng sức đánh bộ trong những trận tập kích vượt biển.

Tranh tái hineej chiến thắng Bạch Đằng chống quân Nguyên Mông năm 1288.

Năm 1155 - 1156, nhà Lý cử sứ giả mang 5 con voi, theo đương biển vào cảng Khâm Châu làm quà cho vua Tống. Trong trận tập kích vào cảng Khâm năm 1075, từ Vĩnh An (khu vực Trà Cổ hỉện nay ) thuyền chiến của quân Lý đã đảm bảo chuyển hàng vạn quân bí mật vượt biển, tập kích rất bất ngờ vào cảng, khiến cho quan quân Tống chưa kịp đề phòng đã bị quân ta bắt sống gần như toàn bộ. Đáng lưu ý, quân Lý có thể đã vượt biển trong đêm,qua một đoạn đương hàng trăm cây số trong mùa gió ngược. Lúc này vào khoảng cuối năm, theo thống kê của các nhà khí tượng học, thì vào tháng 12, khi cuộc tập kích đó diễn ra (29/12/1075), các đợt gió mùa đông bắc tập trung dày nhất. Vượt qua những trở ngại về thời tiết, những đòi hỏi rất khắt khe về thời gian để tạo yếu tố bất ngờ, quân Lý đã thắng lợi giòn giã ở cảng Khâm. Thành công ấy có được là nhờ khả năng phục vụ chiến dịch rất cao của đội chiến thuyền. Theo nhà sử học Nguyễn Lương Bích, năm 1228, khi nhà Trần thay nhà Lý, một tướng thuỷ cấp cao trong triều đình cũ của nhà Lý là Lý Long Tường đã dùng thuyền chiến đem gia đình và quân bản bộ vượt biển lên phía bắc. Cuộc hành trình đã kết thúc tại một bến cảng thuộc một vùng đất thời đó còn vô cùng xa xăm với đất nước ta, đó là bờ biển Triều Tiên. Thuyền hai lòng Có hai loại thuyền đặc chủng được sử sách nhắc đến là thuyền lầu (lâu thuyền) và thuyền hai lòng (lưỡng phúc thuyền) Trong Việt Sử lược đã nhắc đến hiện tượng này vào năm 1106: “Tháng 11, vua sắp có việc lôi thôi với nhà Tống, sai đóng thuyền Vĩnh Long hai đáy và đóng chiến hạm”. Còn sách Toàn thư, nhắc đến một hiện tượng khác vào năm 1124: “Tháng giêng nhuận, đóng thuyền Tường Quan, kiểu hai lòng” nguyên văn là Lưỡng phúc thuyền, tức thuyền hai bụng, cũng có thể hiểu tương tự như hai đáy. Cho tới nay, cấu tạo loại thuyền này như thế nào vẫn chưa được giải mã. Trong Võ bị chế thắng chi có nói đến loại thuyền Mẫu tử mà có lẽ Binh thư yếu lược vào thời Nguyễn đã chép lại. đây là loại thuyền chuyên dùng để đánh hoả công, gồm một khung thuyền giả to (thuyền mẹ) bọc ngoài, ở phía trước một chiếc thuyền thật nhỏ hơn (thuyền con). Trên khung thuyền to, người ta chất củi lửa và thuốc cháy, mũi thuyền có những đinh nhọn. Khi đánh địch, người ngồi núp trong thuyền nhỏ chèo thật nhanh, lao thật mạnh vào thuyền đối phương, khiến cho những đinh sắt nhọn ở mũi khung thuyền giả cắm vào mạn thuyền đối phương. Sau đó người ta đốt chất cháy trên thuyền giả đó rồi rút thuyền con khỏi khung thuyền to chạy về. Thuyền giả cháy sẽ đốt luôn thuyền đối phương. Một loại thuyền khác vào thời nhà Hồ, cũng có thể hiểu là thuyền hai lòng hay hai đáy, đó là thuyền đinh sắt có hiệu là Trung tàu tải lương. Theo mô tả, nếu thuyền bình thường có một đáy, thì thuyền loại này làm thêm một “đáy” nữa, tức một tầng sàn ở trên, chia bụng thuyền làm hai phần: phần dưới để lính chèo thuyền, phần trên giấu lính chiến đấu. Loại thuyền này khá lớn, phải hai người đẩy một mái chéo*.

Việt Nam là một trong những nước có thuyền lầu sớm trong quân thuỷ, đó là những thuyền lầu đơn giản khắc trên trống đồng Đông Sơn kèm theo hình ảnh người lính luôn sẵn sàng chiến đấu với cung nỏ trên tay. Tới thế kỷ 19, theo ý nghĩa hình khắc trên chín đỉnh linh thiêng của triều Nguyễn, thì thuyền lầu được chọn như một loại thuyền chiến tiêu biểu cho quân thủy.

(Bài có dùng tư liệu sưu tầm và nghiên cứu của TS Nguyễn Văn Việt)

Tuyết Trịnhbaodatviet.vnChia sẻ:

Bài nổi bật

Khát vọng giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước di nguyện cuối cùng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trước lúc Người “đi xa” (Phần 2 và hết)

Khát vọng giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước di nguyện cuối cùng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trước lúc Người “đi xa” (Phần 2 và hết)

  • 12/07/2019 08:46
  • 6737

Nền độc lập dân tộc tồn tại không được bao lâu, thực dân Pháp quay trở lại xâm lược nước ta một lần nữa. Ngày 23 tháng 9 năm 1945, chúng nổ súng đánh chiếm Nam Bộ sau đó mở rộng ra cả nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng quyết định phát động cuộc kháng chiến toàn quốc.

Khát vọng giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước di nguyện cuối cùng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trước lúc Người “đi xa” (Phần 1)

Khát vọng giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước di nguyện cuối cùng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trước lúc Người “đi xa” (Phần 1)

Thành cổ Nam bộ: Dấu tích thành Gia Định

Thành cổ Nam bộ: Dấu tích thành Gia Định

Trung tâm Lưu trữ quốc gia I ngày ấy trong tôi...

Trung tâm Lưu trữ quốc gia I ngày ấy trong tôi...

Bác Hồ trong trái tim nhân loại

Bác Hồ trong trái tim nhân loại

Bác Hồ nâng cao đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên bằng “Thuốc đắng dã tật”

Bác Hồ nâng cao đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên bằng “Thuốc đắng dã tật”

Bài viết khác

Về số phận của hai người con của vua Quang Trung và công chúa Ngọc Hân

Về số phận của hai người con của vua Quang Trung và công chúa Ngọc Hân

  • 04/05/2010 13:36
  • 4001

Thừa Thiên Huế tự hào có Phú Xuân là Kinh đô của nước Việt dưới thời Nguyễn Huệ Quang Trung (1788-1792). Và cũng chính nơi đây đã diễn ra cuộc trả thù nghiệt ngã của dòng họ Nguyễn Phúc dành cho họ Nguyễn Tây Sơn. Do đó những thông tin lịch sử về thời đại Quang Trung và Phong trào Tây Sơn ở Huế đã bị thủ tiêu và làm sai lệch đi khá nhiều.

Yên Thành Vạn cổ tinh quang

Yên Thành "Vạn cổ tinh quang"

Cuộc đời công chúa Lý Ngọc Kiều

Cuộc đời công chúa Lý Ngọc Kiều

Những nhà thờ đẹp nhất thế giới

Những nhà thờ đẹp nhất thế giới

10 cổ trấn đẹp như mơ của Trung Quốc

10 cổ trấn đẹp như mơ của Trung Quốc

Cha ông ta cử người đứng đầu Thăng Long - Hà Nội

Cha ông ta cử người đứng đầu Thăng Long - Hà Nội

Hoàng Diệu - Người quyết tử để giữ thành Hà Nội

Hoàng Diệu - Người quyết tử để giữ thành Hà Nội

Ông vua Việt Nam duy nhất lấy vợ người Âu châu

Ông vua Việt Nam duy nhất lấy vợ người Âu châu

Những tòa thành trên đất Hà Nội thời Bắc thuộc

Những tòa thành trên đất Hà Nội thời Bắc thuộc

Dòng họ Lê Hữu Trác: Chuyện ngôi mộ phát tích

Từ khóa » Thuyền Chiến Có Lầu Thời Nhà Hồ