Thuyền Rùa Và Thuyền Cổ Lâu :: Suy Ngẫm & Tự Vấn

  • Trang chủ
  • >
  • Tư liệu nguồn & tra cứu

Thuyền Rùa và thuyền Cổ lâu

Đỗ Thái Bình01:16 CH @ Thứ Ba - 17 Tháng Tám, 2010Đọc cuốn tự truyện kể lại đời mình của ông chủ tập đoàn Hyundai, có lẽ ai cũng phải xúc động trước ý chí, quyết tâm dời non lấp biển của Chung –Ju-Yung. Sau những thành công trong xây dựng, chàng thợ hồ học vấn tiểu học ở tuổi năm 55 nhảy sang lĩnh vực đóng tàu. Cần có số vốn 80 triệu đô la để dựng nhà máy, Chung đã sang London, cố thuyết phục Ngân hàng Barclays. Bằng cấp anh đâu? Quá trình kinh nghiệm đóng tàu của anh đâu?Chẳng có một tấm bằng đại học hay thạc sĩ tiến sĩ, chẳng có một giấy tờ nào bảo lãnh của nhà nước Hàn Quốc nhưng trong trái tim Chung nồng cháy một tình yêu đất nước, biển cả và sự nghiệp. Chung rút tờ giấy bạc 500 won ra đặt lên bàn ông giám đốc ngân hàng, một đồng tiền trên có in hình chiếc thuyền rùa, tiếng Hàn gọi là Geobukseon, một loại thuyền chiến bọc sắt của Hàn Quốc, cũng được coi là thuyền bọc sắt đầu tiên trên thế giới và hét lên :đây là kinh nghiệm truyền thống đóng tàu của chúng tôi! Qua nhiều lần thuyết phục Barclays, và giải trình cả với con trai chủ tàu Onasis, một ông vua biển Hy Lạp-người đã lấy bà vợ góa của tổng thống Kennedy -cuối cùng Chung đã có số tiền khổng lồ lúc đó để khởi nghiệp đóng tàu của mình cũng là của Hàn Quốc, hiện nay đang là cường quốc đóng tàu nhất nhì thế giới !Chiếc thuyền rùa này thực sự là một đóng góp của Hàn Quốc vào trong lịch sử hàng hải thế giới và chính mắt tôi đã thấy mô hình một chiếc thuyền như vậy tại Viện Bảo Tàng Hải Quân Hoa Kỳ ngay giữa thủ đô Washington trong chuyến thăm vào mùa hè năm 2008. Bằng đội quân thuyền rùa này, Đô đốc Yi Sun-sin (1545-1598), một trong những nhân vật được tôn kính nhất trong lịch sử Hàn Quốc, đã chỉ huy hàng loạt những cuộc tấn công của thủy quân oanh liệt trên biển chống lại đội quân của Nhật Bản. Thuyền rùa trên đồng bạc won của Hàn Quốc,đồng bạc được ông chủ Hyundai đưa raxin bảo lãnh ngân hàngMô hình chiếc thuyền tại Viện Bảo Tàng Hải Quân Hoa Kỳ, WashingtonTrong lịch sử chúng ta cũng có một chiếc thuyền chiến đấu không kém gì thuyền rùa vào thời kỳ này, với sự đóng góp của Hồ Nguyên Trừng (1374-1446). Trước họa xâm lăng của nhà Minh, nhà Hồ đã phải lo củng cố quốc phòng. Năm 1404, Hồ Hán Thương cho chế tạo thuyền cổ lâu là một loại thuyền chiến lớn đóng đinh sắt, có hai tầng boong với hàng chục tay chéo với hai người điều khiển một mái chèo, có tên gọi là Trung tàu tải lương, Cổ lâu thuyền tải lương, nói là để chở lương nhưng cũng sẵn sàng chiến đấu. Thuyền được trang bị súng Thần Cơ, một sáng tạo khác của Hồ Nguyên Trừng là một loại hỏa pháo cải tiến hiệu nghiệm hơn tất cả các loại đại bác đương thời. Nhà Minh đã bắt giữ rồi áp tải ông về Bắc Kinh và sau đó tận dụng tài năng của Nguyên Trừng với chức vụ tả thị lang bộ Công. Hiện nay tài liệu về những con thuyền Cổ Lâu còn lại rất hiếm hoi vì như ta đã biết, với chính sách đốt sạch, giết sạch “nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn, vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ”nhà Minh đã hủy hoại tất cả những gì còn lại, nhưng ta tin là con thuyền này là có cơ sở chắc chắn vì ta biết rằng thời nhà Hồ, nước ta có những người thợ mộc, những người đóng tàu thuyền gỗ, những nhà thiết kế kiến trúc giỏi, điển hình là Nguyễn An (1381-khoảng 1460), một nhân vật mà người Trung Quốc biết rõ hơn người Việt Nam ta ! Quả thật, về nhân vật lỗi lạc này chỉ thấy Lê Quí Đôn nhắc tới qua hơn 10 dòng trong cuốn “Kiến văn tiểu lục”. Còn ở Trung Quốc thì Nguyễn An được nhắc tới trong nhiều thư tịch từ thời trung đại tới thời hiện đại. Ví dụ, từ những cuốn “Hoàng Minh thông kỷ”, ” Anh Tông chính thống thực lục”… của thời Minh tới cuốn “Trung - Việt quan hệ sử luận văn tập “của nhà sử học Trương Tú Dân xuất bản tại Đài Bắc (Đài Loan) năm 1992. Trong công trình nghiên cứu quan trọng về giao lưu tiếp biến văn hóa Việt Nam - Trung Quốc này, Trương Tú Dân đã dành tới bốn chương viết về Nguyễn An. Trương Tú Dân đã làm việc nhiều năm tại Thư Viện Quốc Gia Bắc Kinh và là người nghiên cứu kỹ lưỡng nhất về Nguyễn An. Nhiều nhà nghiên cứu nước ngoài đã khẳng định chính Nguyễn An là người thiết kế và chỉ huy xây dựng thành Bắc Kinh!Hình thuyền Đông Sơn minh chứng cho hàng hải nước Việt cổ xưa. Theo nhà nghiên cứu hàng hải người Đức Herrmann A. sau khi theo dõi những hoạt động viễn dương của dân Việt thời cổ, ông cho rằng họ buôn bán với bến Adulis ở Hồng Hải mà sử Tàu ghi là Huang Chih (ngày nay là hải cảng Massawa.). Tiến sĩ Wilheim G. Solheim II căn cứ vào chứng tích khảo cổ mới nhất, tin tưởng rằng đã có những liên lạc trực tiếp giữa Việt Nam và Địa Trung Hải hơn 2,000 năm trước đây.Nhắc lại chuyện thuyền Cổ Lâu vì 500 năm sau, có một tập đoàn nước ta-tập đoàn Vinashin- cũng muốn lớn mạnh hùng hậu như Hyundai, cũng bắt chước nhiều cung cách làm ăn như Hyundai:xây dựng nhà máy đóng tàu lớn, đón đầu xu thế thị trường, dùng các con tàu mới đóng chưa có chủ tàu bổ sung vào đội thương thuyền đi khắp thế giới vừa quảng cáo thương hiệu vừa tìm cơ hội bán tàu, kinh doanh nhiều ngành nghề…. Tên Vinashin gắn với Hyundai tại một nhà máy sửa chữa và đóng tàu tại Nha Trang, thế giới thì biết đó là một cơ sở chữa tàu có chất lượng và có lãi to, còn dân ta thì biết nó là một tai họa về môi trường !Để có vốn, cũng như Hyundai, Vinashin phải tìm tới các ngân hàng thế giới, lần này là Thị Trường Chứng Khoán New York. Trong khi ông Chung Hyundai phải rút tờ bạc 500 won rã họng để thuyết phục các ngân hàng thì các ông Vinashin có lẽ chẳng phải làm gì vì đã có một cái bảo lãnh cực kỳ lớn: cả dân tộc Việt Nam, nước Việt Nam được đưa lên bàn bảo lãnh và vay ngay được số tiền cực lớn 750 triêu đô la… Đồng tiền đến quá dễ dàng (?) và được chia xẻ tiêu pha rất nhanh, như báo chí đang phanh phuiKhông rõ các ông cầm đầu Vinashin có biết tới thuyền Cổ Lâu như ông Chung Hyundai thuộc lòng con thuyền rùa của nước mình hay không nhưng chúng ta thử lên thăm ngôi nhà năm tầng đường Ngọc Khánh Hà Nội, trụ sở tạm thời của Vinashin trong khi chờ đợi tòa tháp bin đinh cao lớn hình chữ V giống như logo của mình. Một chiếc neo to lớn chấn ngang hè phố, những mô hình con thuyền buồm căng phồng gió đại dương có mặt tại sảnh lớn cũng như các phòng chủ tịch, tổng giám đốc…Nhìn kỹ, đó không phải là ghe bầu, ghe nang, thuyền buồm cánh dơi hay thuyền trống đồng Đông Sơn mà là thuyền Tây, những chiếc clipper, và lớn nhất là chiếc tàu buồm France –II đặt tại ô cửa kính nhìn ra mặt phố!Ta mong tìm thấy tấm hình của một con người làm nghề đóng tàu, ví như Ngô Văn Năm, người anh hùng lao động, công nhân Ba Son thứ thiệt, người thợ phóng dạng ham học hỏi, từng “lục trong thùng rác những bản vẽ mà chủ Tây xé đi, ghép lại để học hỏi” –như kỹ sư đóng tàu Trịnh Xương thường kể lại. Ngô Văn Năm còn là thủ trưởng đầu tiên của Vinashin, khi tập đoàn còn đang trong giai đoạn trứng nước với tên gọi là Cục Cơ Khí Bộ Giao Thông, nơi đã sản sinh ra các con tàu không số, các con tàu Giải Phóng, các tàu phá lôi …phục vụ cho chiến thắng ngày hôm nay. Có lẽ trong các nguyên nhân thất bại của Vinashin ngày hôm nay có liên quan tới câu chuyện thuyền rùa và thuyền Cổ Lâu này.Thuyền trưởng VINASHIN Phạm Thanh Bình trong phòng làm việc trướcngày bị bắt tạm giam.Phòngkhách của Tập đoàn Kinh tế Vinasin trưng bày Chiếc tàu buồm France IIcủa Pháp chứ không phải là các thuyền buồm cánh dơi, thuyền trống đốngĐông Sơn.Được đóng ở Việt Nam vào cuối thế kỷ XIX. Con tàu được đặt tên là Song Saigon, về sau được đổi tên lại thành La boudeuse. Con tàu này đã có một khoảng thời gian dài tung hoành bên châu Âu trước khi bị chìm ở Địa Trung Hải.Sài Gòn năm 1883Nguồn:Tia SángFacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:01:31 CH @ 17/08/2010

Nội dung liên quan

  • Luật Doanh nghiệp - "con dao sắc ngọt" giải phẫu các tập đoàn kinh tế

    17/09/2014 | Luật sư Nguyễn Trần BạtTừ thời điểm 1/7/2010, các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước được chuyển đổi thành các công ty TNHH một thành viên, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. Đây là một sự kiện pháp lý quan trọng, theo cam kết khi gia nhập WTO, đánh dấu một bước tiến mới trên lộ trình hội nhập của Việt Nam. Tuy nhiên, trước và sau sự kiện quan trọng này có nhiều việc cần bàn...
  • Nói gì về Vinashin lúc này?

    24/07/2010 | Đỗ Thái BìnhTrước tình hình Vinashin hiện nay, các nhà quản lý đất nước cần có những quyết định dứt khoát: đóng cửa các cơ sở, dự án chỉ cốt chơi trội; tập trung mọi nguồn lực cho các cơ sở, dự án gắn liền với yêu cầu vận tải, đánh bắt, bảo vệ chủ quyền trên biển; cố cứu giữ các thành quả công nghệ vừa thu lượm được dù với giá rất đắt do đầu tư dàn trải, thiếu bài bản, đặc biệt là các lớp kỹ sư và công nhân vừa được chạm tay tới nhiều công nghệ mới; duy trì và phát huy các thiết bị công nghệ mới rất đắt tiền, kể cả cần bố trí, phân phối lại, bổ sung cho phù hợp.
  • Tái cơ cấu... tư duy

    11/07/2010 | Lâm Chí Công“Nợ nần của Vinashin” - gõ cụm từ này vào công cụ tìm kiếm Google lúc 10 giờ ngày 6.7, chỉ trong 0,19 giây đã cho 47.000 kết quả, trong đó liền sau danh xưng lừng lẫy, hoành tráng Vinashin là “nợ nần chồng chất”, “thua lỗ nặng”, “tái cơ cấu và những ẩn số”...
  • Vinashin, kết quả thí điểm

    06/07/2010 | Sáu NghệDư luận đang đặc biệt quan tâm đến Tập đoàn Vinashin không chỉ vì kết quả kinh doanh. Nhớ lại, ngày 15-5-2006, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 103/QĐ-TTg phê duyệt Đề án thí điểm hình thành Tập đoàn Kinh tế Vinashin, trên cơ sở tổ chức lại Tổng Công ty Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam. Trong năm 2006 còn ra đời nhiều tập đoàn kinh tế nhà nước khác...
  • Vấn đề Vinashin – nhìn từ nhiều phía

    06/07/2010 | PGS TS Vũ Trọng KhảiCác tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam, theo quy định của Chính phủ, đột nhiên phải thu gom hàng chục, thậm chí hàng trăm doanh nghiệp con. Các doanh nghiệp này từ trước đến giờ “không quen biết” gì nhau, nằm ở rải rác khắp nơi, nay cùng “chui” vào một “rọ quản lý” của tập đoàn...
  • Tập đoàn nhà nước và cỗ xe kinh tế Việt Nam

    30/06/2010 | Nguyễn Trần BạtNền kinh tế VN hiện nay được vận hành như một cỗ xe ngựa. Cỗ xe ấy phải loại bỏ những yếu tố đã quá lạc hậu để tạo điều kiện cho con ngựa chạy với tốc độ phát triển mà đời sống đòi hỏi. Ngược lại, con ngựa cũng phải lường hết được những "ổ gà" trên đường...
  • Bởi đất nước mang hình dấu hỏi...?

    19/06/2010 | Nguyễn Lương Hải Khôi (Tokyo)“BÁO CÁO GIẢI TRÌNH BỔ SUNG Dự án Đường sắt cao tốc Hà Nội - thành phố Hồ Chí Minh” viết ngày 4/6/2010 mà Bộ Giao thông Vận tải trình Quốc hội chứa dựng những phi logic nghiêm trọng...
  • xem toàn bộ

Nội dung khác

  • Tại sao con người cần phải học?

    15/09/2016 | Nguyễn Hữu Đổng
  • Tìm kiếm danh phận

    22/07/2011 | Nguyễn Văn Trọng
  • 7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"

    03/08/2023 | Thái Đức Phương
  • Nói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...

    03/08/2023 | Nguyễn Tất Thịnh
  • Thiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.

    03/08/2023 | Tiểu Mai
  • "Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger

    05/06/2022 | Ngọc Hiếu
  • Tản mạn nghịch lý và tại sao???

    29/12/2007 | Linh Linh
  • Toàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học

    31/01/2006 | Ngô Tự Lập
  • Tương lai trong lòng quá khứ

    06/02/2009 | Nguyễn Quân
  • Kế thừa tinh thần yêu nước truyền thống của dân tộc ta trong bối cảnh toàn cầu hóa

    02/02/2010 | Mai Thị Quý
  • Bóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ

    22/06/2006 | Trà Đoá
Tư liệu mới
  • Tại sao con người cần phải học?

    15/09/2016-Nguyễn Hữu Đổng
  • Tìm kiếm danh phận

    22/07/2011-Nguyễn Văn Trọng
  • 7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"

    03/08/2023-Thái Đức Phương
  • Nói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...

    03/08/2023-Nguyễn Tất Thịnh
  • Thiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.

    03/08/2023-Tiểu Mai
  • "Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger

    05/06/2022-Ngọc Hiếu
  • Hoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên

    08/06/2019-Linh Hanyi
© 2003 - 2025 ChúngTa.comquynhorange.comfirephoenixteam.com

Từ khóa » Thuyền Chiến Có Lầu Thời Nhà Hồ