Khám Phá Nghệ Thuật Hội Họa Trường Phái Dã Thú độc đáo

Chủ nghĩa Dã thú hay còn gọi là trường phái Dã thú xuất hiện lần đầu tại Pháp và chỉ tồn tại vào những năm đầu của thế kỷ 20. Tuy nhiên, tầm ảnh hưởng đến với nghệ thuật hiện đại là rất lớn. Tìm hiểu về sự xuất hiện của trường phái hội họa này và xem nó có điểm gì đặc biệt trong bài viết sau nhé!

Sự xuất hiện của chủ nghĩa Dã thú

Các tác phẩm mang trường phái hội họa Dã thú được xuất hiện lần đầu trong triển lãm tranh “Salon mùa Thu” tại Paris vào năm 1905. Đây là các tác phẩm được sáng tác bởi nhóm họa sĩ trẻ, mang cá tính mạnh mẽ với quan điểm nghệ thuật táo bạo.

Một số nhà phê bình nghệ thuật cho rằng, chính triển lãm của danh họa Vincent Van Gogh - người chịu ảnh hưởng của trường phái Ấn tượng, ông cũng là người sáng tạo ra con đường hội họa của riêng mình vào năm 1903 tại Paris, đã thúc đẩy cho chủ nghĩa Dã thú phát triển mạnh mẽ. 

Nhìn vào tranh của Van Gogh, có thể thấy cách biểu hiện dữ dội và có phần thô ráp cùng các tone màu lạnh. Ngoài Van Gogh, còn có Paul Gauguin cũng là một họa sĩ trường phái Dã thú. Ông cũng có tầm ảnh hưởng mạnh mẽ đến những sáng tác của thế hệ họa sĩ sau này.

“Chân dung tự họa” của danh họa Vincent Van Gogh

“Chân dung tự họa” của danh họa Vincent Van Gogh

Trường phái Dã thú có đặc điểm gì?

Đặc điểm nghệ thuật dễ nhận biết nhất của các bức tranh mang trường phái Dã thú đó chính là màu sắc. Màu sắc được sử dụng có phần mạnh bạo, các tạo hình thoát ly ra khỏi những tiêu chuẩn và tư tưởng kinh viện. Trường phái hội họa Dã thú được xem là nơi nổi loạn của màu sắc. Đỏ rực rỡ, xanh cobalt, xanh lá cây hay vàng nguyên chất hoàn toàn có thể kết hợp với nhau trong cùng một bức tranh.

Những người họa sĩ thuộc trường phái Dã thú thường chú trọng đẩy mạnh vai trò của màu sắc, sử dụng các màu sắc với cường độ cao nhằm tạo ra sức mạnh biểu cảm mãnh liệt.

Về tạo hình đối tượng thì trường phái Dã thú không còn bó buộc mình trong các nguyên tắc giải phẫu, phối cảnh, tỷ lệ thực và tả chân. Thậm chí, đôi khi ánh sáng cũng được các họa sĩ giải phóng hình thức bằng những nét bút táo bạo, kích động và dữ dằn.

Nhìn vào một bức tranh trường phái Dã thú vào thời điểm này, sẽ thấy đầy đủ các cung bậc cảm xúc của họa sĩ thông qua sắc thái màu mà họ đã tạo nên.

Những nhân vật đã cùng nhau tạo nên sự khởi đầu trong lịch sử trường phái hội họa Dã thú ở “Salon mùa Thu” có thể kể đến đó là:

  • Henri Matisse (1869-1954).
  • Maurice Vlaminck (1876-1958).
  • André Derain (1880-1954).
  • Georges Rouault (1871-1958).
  • Albert Marquet (1875-1947).
  • Kees van Dongen (1877-1968).

Họ đều là những người có cùng sự ảnh hưởng mạnh mẽ từ Van Gogh và Paul Gauguin.

Một bức tranh của Paul Gauguin - họa sĩ có tầm ảnh hưởng mạnh mẽ đến trường phái Dã thú

Một bức tranh của Paul Gauguin - họa sĩ có tầm ảnh hưởng mạnh mẽ đến trường phái Dã thú

Họa sĩ và tác phẩm tiêu biểu của trường phái Dã thú

Cùng điểm qua một số cái tên và các tác phẩm tiêu biểu của họ giúp làm nên tên tuổi trường phái hội họa độc đáo, đầy cá tính.

Henri Matisse (1869-1954)

Ông được xem là thủ lĩnh của trường phái hội họa Dã thú. Khi vẽ tranh, ông thường không tìm cách ghi lại vật thể theo tỷ lệ thực tế. Ông thể hiện chúng bằng cách diễn tả sự bộc phát tình cảm qua các nét bút mạnh, thô cứng tưởng chừng sắp phá vỡ rào cản hình thức. Matisse sử dụng mặt phẳng và vận dụng khéo léo sự tương phản giữa các gam màu nóng - lạnh, cường độ ánh sáng mạnh giữa các không gian để tạo khối. Bút pháp của ông hoàn toàn không đi theo lối mòn cũ như việc để lộ ra các nét vẽ thô trên mặt tranh.

Bức tranh vẽ tay mang trường phái Dã thú của họa sĩ Henri Matisse Bức tranh vẽ tay mang trường phái Dã thú của họa sĩ Henri Matisse

Maurice Vlaminck (1876-1958)

Vlaminck là một người căm ghét các quy tắc và công thức thẩm mỹ kinh viện. Ông đề cao việc bộc lộ cảm xúc qua cách giải phóng năng lượng trong chuyển động của các nét bút. Sự tương phản màu sắc mạnh mẽ cũng là một đặc trưng trong tranh thuộc trường phái Dã thú của ông. Nhìn vào các bức tranh, sẽ thấy từng mảng màu sắc nguyên thủy được sử dụng mà không hề có sự pha trộn. Chất “Dã thú” còn được đẩy cao bởi các nét vẽ phóng túng, bị chi phối bởi cảm xúc tự do. Khiến chúng trông có phần nguệch ngoạc nhưng lại theo một trình tự và logic đặc biệt.

Bức tranh “The River Seine at Chatou”, được sáng tác năm 1906 của họa sĩ Maurice Vlaminck Bức tranh “The River Seine at Chatou”, được sáng tác năm 1906 của họa sĩ Maurice Vlaminck

André Derain (1880-1954)

Cái tên thứ ba trong nhóm những họa sĩ trẻ lúc bấy giờ đã mãnh liệt theo đuổi trường phái hội họa Dã thú đó là André Derain. Với tình yêu thiên nhiên, phong cảnh hữu tình sông nước, bến cảng, bến sông, nên tranh của Derain có màu sắc khá trữ tình nhưng vẫn không quên sử dụng các hòa sắc rực rỡ. Có thể nhận ra tranh của ông dễ dàng qua các màu sắc như lam, xanh lá và tím.

Ban đầu, ông dùng kỹ thuật vẽ bằng các điểm màu nhỏ để chúng có thể tự thể hiện màu sắc của mình. Về sau, ông càng sử dụng các mảng màu lớn hơn, ít bị gò bó vào kỹ thuật, nhờ đó mà tính “Dã thú” được thể hiện mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Vẫn là các khung cảnh quen thuộc như bến thuyền, bến cảng nhưng sắc thái màu sắc lại khác hẳn. Chúng rực rỡ, táo bạo, mạnh mẽ hơn rất nhiều qua các dải màu tươi mới và sự tương phản màu sắc rõ rệt.

Bức tranh “Derain charing cross bridge” của họa sĩ André Derain Bức tranh “Derain charing cross bridge” của họa sĩ André Derain

Georges Rouault (1871-1958)

Một nhân tố nữa trong nhóm những họa sĩ trẻ đã bùng nổ tại “Salon mùa Thu” đó chính là Rouault. Tranh của ông mang một nét riêng khác hẳn với những họa sĩ khác. Ông theo đuổi các thể loại chân dung liên quan đến chủ đề sinh hoạt xã hội, tôn giáo và lịch sử. Rouault cũng chịu ảnh hưởng nhiều từ Kinh Thánh và mỹ thuật nhà thờ, nhờ vậy mà tranh của ông thường lấy cảm hứng từ đây. Các bức tranh luôn có bố cục chặt chẽ, chính xác và nghiêm trang. Ông không dùng những màu sắc chói gắt, nổi loạn như những họa sĩ thuộc trường phái Dã thú khác mà lại ưa chuộng các dải màu đen, đỏ tối và lam sẫm. Những nét vẽ cũng có phần nghiêm túc hơn với các mảng phẳng chắc khỏe, tĩnh tại, sắp xếp ngay ngắn, góp phần tạo nên không khí cổ kính và nghiêm trang cho bức tranh.

Bức tranh “The Old King, 1916–36” của họa sĩ Georges Rouault Bức tranh “The Old King, 1916–36” của họa sĩ Georges Rouault

Trường phái hội họa Dã thú mang những nét “hoang dại”, mạnh mẽ trong từng cung bậc cảm xúc của người họa sĩ. Lấy cảm hứng và chịu ảnh hưởng lớn của Van Gogh hay Gauguin, cùng sự nổi loạn trong cách sử dụng màu sắc của các họa sĩ thuộc trường phái Dã thú. Khiến cho trường phái này trở nên độc đáo, sinh động và vô cùng thu hút người xem. Bạn nghĩ sao về trường phái hội họa Dã thú này?

>>> Xem thêm: Nghệ thuật tranh trường phái siêu thực có gì đặc biệt

Nếu yêu thích các thể loại tranh được sáng tác bởi những họa sĩ tài hoa, hãy liên hệ ngay với Thế giới Hội họa. Hàng ngàn bức tranh với đầy đủ các thể loại đang chờ đợi bạn đấy!

Từ khóa » Họa Sĩ Trường Phái Dã Thú