Trường Phái Dã Thú: Hoang Dã Như Chính Cái Tên - RedBrick Art Space

Trường phái dã thú (Fauvism hay Les Fauves) là một trường phái nghệ thuật tồn tại trong thời gian ngắn của một nhóm họa sĩ hiện đại. Trong khi phong cách nghệ thuật dã thú bắt đầu từ năm 1900 và kéo dài qua năm 1910, thì trường phái này chỉ tồn tại trong vòng 3 năm, 1905 đến 1907, và có 3 cuộc triển lãm.

THÔNG TIN CẦN GHI NHỚ VỀ TRƯỜNG PHÁI DÃ THÚ

Có thể bạn sẽ thích

Tượng David bị phàn nàn là “tài liệu khiêu dâm” bởi phụ huynh ở Mỹ

Đoàn Việt Tiến – Họa sĩ vẽ tranh ngược kính duy nhất của Việt Nam chinh phục thành công Kỷ lục Thế giới

Khai mạc triển lãm “Cửa gió phai” của hoạ sĩ Đặng Mậu Triết

  • Trường phái Dã thú là một trào lưu hội họa xuất hiện tại Pháp vào đầu thế kỉ XX bởi hai nhà tiên phong Henri Matisse và André Derain.
  • Những họa sĩ thuộc trường phái này được biết tới với cái tên ‘Les Fauves’.
  • Tên gọi ‘Les Fauves’ (Quái vật hoang dã) xuất phát từ lời nhận xét mang tính châm biếm của nhà phê bình Louis Vauxcelles.
  • Les Fauves tin rằng màu sắc có năng lực biểu cảm.
  • Tác phẩm thuộc trường phái Dã thú có 2 đặc trưng: sự tối giản và gam màu táo bạo.
  • Les Fauves có ảnh hưởng lớn tới trường phái Biểu hiện của Đức.

Sơ lược về trường phái Dã thú

Trường phái nghệ thuật Dã thú xuất phát từ những những tác phẩm theo chủ nghĩa Hậu ấn tượng của danh họa Paul Gauguin. Chính nghệ thuật sử dụng màu sắc mang tính tượng trưng vô cùng đặc sắc của ông đã thúc đẩy sự phát triển của trường phái Dã thú. Qua tác phẩm của mình, người nghệ sĩ tài ba đã minh chứng rằng sắc màu có năng lực truyền tải vô vàn xúc cảm đa dạng. Trong bức vẽ ‘Vision after the Sermon’ nơi Gauguin mô tả Jacob chiến đấu chống lại một vị thần, ông họa nền với màu đỏ nhạt để nhấn mạnh cảm xúc cùng nội dung bài thuyết giảng: một cuộc chiến tôn giáo đẫm máu. Gauguin tin rằng, hơn bất kỳ yếu tố nào khác, màu sắc có năng lực biểu cảm tiềm ẩn. Bằng cách xóa bỏ những định kiến về vai trò của màu sắc trong hội họa, ông đã tác động mạnh mẽ đến những họa sĩ trẻ đương thời, giúp họ thỏa sức sáng tạo với sắc màu.

HENRI MATISSE (1869-1954)‘The Roofs of Collioure’, 1905 (tranh dầu trên chất liệu canvas)
 ‘View of Colloiure’ (1905) bởi Andre Derain

Đặc điểm nghệ thuậtMàu sắc táo bạo

Đặc trưng hội họa phái Dã thú là ở cách sử dụng màu sắc mạnh bạo chống lại đường lối nghệ thuật kiểu học việc khô cứng. Chủ nghĩa Dã thú đẩy mạnh vai trò của màu sắc, dùng màu với cường độ cao nhất để tạo ra sức mạnh biểu cảm đó là sự nổi loạn với những sắc đỏ, xanh cobalt, xanh lá cây, vàng nguyên chất rực rỡ.

Về tạo hình

Về tạo hình, bằng những nét bút mạnh mẽ, kích động và dữ dằn; đơn giản hóa đường nét để tìm kiếm cá tính, bộc lộ tối đa tình cảm của họa sĩ hội họa Dã thú không còn lệ thuộc triệt để vào nguyên tắc giải phẫu, vào phối cảnh, vào tỉ lệ thực và tả chân, thậm chí đôi khi cả sự hợp lý của ánh sáng mà chủ trương giải phóng hình thức

RAOUL DUFY (1877-1953)‘Henley Regatta’, 1933 (tranh bột màu)
HENRI MATISSE (1869-1954)‘Green Stripe – Madame Matisse’, 1905 (tranh dầu trên chất liệu canvas) 

Chủ nghĩa Dã thú và hơn thế nữa

Henri Matisse và André Derain có lẽ là hai nhân tố quan trọng nhất của phong trào nghệ thuật Dã thú, tuy vậy, những danh họa xuất sắc khác như Maurice de Vlaminck, Albert Marquet, Georges Rouault, Raoul Dufy và họa sĩ lập thể Georges Braque cũng đã có những cống hiến đáng kể cho trường phái nghệ thuật này.

Phong trào dã thú không phải là một chủ nghĩa hội họa chính thức với nhiều luật lệ và quy tắc. Thực chất, nó chỉ như một cuộc tụ họp của những nghệ sĩ với mong muốn thể hiện bản thân qua những tác phẩm với những gam màu táo bạo cùng kỹ thuật vẽ tối giản. ‘Les Fauves’ tin rằng màu sắc có năng lực truyền tải cảm xúc con người và họ thì yêu thích sử dụng những gam màu với sắc thái cao nhất.

Chỉ trong một vài năm ngắn ngủi, kỹ thuật của trường phái Dã thú đã được đón nhận và phát triển bởi những họa sĩ Đức theo trường phái Biểu hiện và hàng loạt những nhóm nhỏ tách ra từ đó. Dù sau đó, trường phái Dã thú được dung nạp vào nghệ thuật hiện đại, ảnh hưởng của nó tới các giai đoạn nghệ thuật sau này là vô cùng quan trọng. Nó đã khích lệ thế hệ họa sĩ trẻ tự do sáng tạo và khai phá sắc màu như một đối tượng độc lập.

Chủ nghĩa Dã thú hiện lên rực rỡ rồi nhanh chóng lụi tàn trong một khoảng thời gian ngắn. Khi mới xuất hiện hội họa Dã thú không nhận được nhiều sự ủng hộ, bị các nhà phê bình và công chúng xa lánh. Nhưng giới họa sĩ lại nhìn thấy ở đó nguồn cảm hứng cho những sáng tạo mới. Hội họa Dã thú chính là một trong những trường phái đầu tiên đưa đến sự tiếp cận hiện đại của nghệ thuật tạo hình. Bằng việc từ bỏ các nguyên tắc cổ điển một cách thành công, chủ nghĩa Dã thú đã góp phần mở ra một con đường mới cho nghệ thuật thế kỷ XX.

Trần Hiệp (tổng hợp)

Tin liên quan

Những tác phẩm nghệ thuật đầy màu sắc được vẽ trên bàn tay của hoạ sĩ Giãn cách vì Covid-19: Họa sĩ Việt vẽ gì? Bùi Xuân Phái và pha cà khịa “đòi nợ” Trịnh Công Sơn Tác phẩm “người phụ nữ cầm dù trong vườn” của Renoir Tags: Albert MarquetGeorges RouaultLes Fauvesmàu sắcMaurice de VlaminckRaoul Dufytrường phái Biểu hiệntrường phái Dã thútrường phái nghệ thuật

Từ khóa » Họa Sĩ Trường Phái Dã Thú