Khẩu Hiệu “Sống Và Làm Việc Theo Hiến Pháp Và Pháp Luật” đánh ...

  1. Trang chủ >
  2. Giáo Dục - Đào Tạo >
  3. Trung học cơ sở - phổ thông >
Khẩu hiệu “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật” đánh dấu một cột mốc quan trọng về trình độ văn minh mà xã hội đã đạt được trên tiến trình dân chủ hóa xã hội. Tiến trình đó hướng tới mục tiêu cao cả, và cũng là điều mong muốn cuối cùng của Chủ tị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (403.42 KB, 74 trang )

Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung do nhà nước đặtra hoặc thừa nhận, thể hiện ý chí nhà nước của giai cấp thống trị trên cơ sở ghi nhậncác nhu cầu về lợi ích của toàn xã hội, được bảo đảm thực hiện bằng nhà nước nhằmđiều chỉnh các quan hệ xã hội với mục đích tạo lập trật tự, ổn định cho sự phát triểnxã hội.Trong hệ thống pháp luật Hiến pháp là đạo luật cơ bản của Nhà nước, có hiệulực pháp lý cao nhất. Mọi văn bản pháp luật khác đều phải phù hợp với Hiến pháp.Nếu mọi công dân đều thực hiện đúng khẩu hiệu ”Sống và làm việc theo Hiến phápvà pháp luật” thì xã hội ngày càng phát triển, cái xấu sẽ bị đẩy lùi, cuộc sống củachúng ta ngày càng tốt đẹp hơn. Do vậy, mỗi công dân cần phải hiểu và nắm vữngcác quy định của pháp luật, có nắm vững thì mới thực hiện đúng pháp luật.2. Xin hỏi pháp luật và đạo đức có mối quan hệ với nhau như thế nào?Trả lờiTrong xã hội có giai cấp tồn tại nhiều quan niệm, quy tắc đạo đức khác nhau,trong đó, pháp luật, một mặt luôn thể hiện quan điểm đạo đức chính thống của giaicấp cầm quyền, mặt khác, không thể không phản ánh những quan niệm, chuẩn mựcứng xử của những tầng lớp xã hội, những cộng đồng dân cư khác nhau, đặc biệt lànhững quan niệm đạo đức mang tính truyền thống dân tộc sâu sắc. Chính yếu tố đạođức trong nội dung pháp luật làm cho pháp luật trở nên gần gũi hơn, dễ được ngườidân chấp nhận và tuân thủ một cách tự nguyện hơn.Giữa đạo đức và pháp luật cómối quan hệ chặt chẽ với nhau.Đạo đức là những quy tắc xử sự của con người, của tập thể và của cộng đồng,được hình thành trên cơ sở quan niệm về cái thiện, cái ác, về sự công bằng, về nghĩavụ, lương tâm, danh dự, nhân phẩm và về những phạm trù khác thuộc đời sống tinhthần của xã hội. Đạo đức, một khi trở thành niềm tin nội tâm thì sẽ được các cánhân, các nhóm xã hội tuân theo một cách tự giác.Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung do nhà nước đặtra hoặc thừa nhận, thể hiện ý chí nhà nước của giai cấp thống trị trên cơ sở ghi nhậncác nhu cầu về lợi ích của toàn xã hội, được bảo đảm thực hiện bằng nhà nước nhằmđiều chỉnh các quan hệ xã hội với mục đích tạo lập trật tự, ổn định cho sự phát triểnxã hội.60 câu hỏi đáp, tình huống pháp luật cho học sinh trung học phổ thông3 Trong quá trình xây dựng pháp luật, nhà nước luôn cố gắng đưa những quyphạm đạo đức có tính phổ biến, phù hợp với sự phát triển và tiến bộ xã hội vào trongcác quy phạm pháp luật. Như vậy, trong hàng loạt quy phạm pháp luật luôn thể hiệncác quan niệm về đạo đức, nhất là pháp luật trong các lĩnh vực dân sự, hôn nhân vàgia đình, văn hóa, xã hội, giáo dục. Khi đã trở thành nội dung của quy phạm phápluật thì các giá trị đạo đức không chỉ tuân thủ bằng niềm tin, lương tâm của cá nhânhay do sức ép của dư luận xã hội mà còn được nhà nước đảm bảo thực hiện bằngsức mạnh quyền lực nhà nước. Do đó, có thể nói, pháp luật là một phương tiện đặcthù để thể hiện và bảo vệ các giá trị đạo đức.Pháp luật là khuôn mẫu chung cho cách xử sự của mọi người trong hoàn cảnh,điều kiện như nhau, là thể hiện cụ thể của công lý, công bằng và giới hạn tự do củamỗi người trong việc thực hiện các quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Chínhnhững giá trị cơ bản của pháp luật – công bằng, bình đẳng, tự do, lẽ phải, cũng lànhững giá trị đạo đức cao cả mà con người luôn hướng tới.Pháp luật và đạo đức luôn gắn bó chặt chẽ tác động qua lại với nhau. Pháp luậtcần được xây dựng trên cơ sở của đạo đức, phù hợp với đạo đức.Đạo đức là cơ sở để xây dựng, hình thành các chuẩn mực pháp luật. Có nhưvậy, pháp luật mới dễ dàng đi vào cuộc sống, dễ thực hiện. Nội dung của pháp luậtphải chứa đựng nội dung, tinh thần của đạo đức. Ngược lại, pháp luật củng cố, bảovệ những tư tưởng, quan điểm, quy tắc đạo đức phù hợp với lợi ích của giai cấpthống trị, phù hợp sự phát triển của xã hội ngày một văn minh. Pháp luật hạn chế,loại trừ nhũng quy định đạo đức không phù hợp đi ngược với lợi ích của giai cấpthống trị, với tiến bộ xã hội. Đồng thời, pháp luật góp phần hình thành những quanđiểm, quy tắc đạo đức tiến bộ phù hợp xã hội văn minh. Không chỉ có pháp luật, nhànước cũng luôn có ý thức giữ gìn đạo đức, giữ gìn thuần phong mỹ tục của dân tộc.Thực tiễn đã chứng minh, đạo đức và pháp luật sẽ phát huy vai trò, tác dụng củamình khi chúng có sự kết hợp chặt chẽ với nhau, tác động cùng chiều, hỗ trợ chonhau trong quản lý đời sống xã hội.3. Tại sao nói bản chất của pháp luật vừa mang tính giai cấp, vừa mang tínhxã hội sâu sắc?Trả lời60 câu hỏi đáp, tình huống pháp luật cho học sinh trung học phổ thông4 Bản chất pháp luật là một thể thống nhất bao gồm hai mặt – hai phương diện cơbản: phương diện giai cấp và phương diện xã hội hay thường được gọi là tính giaicấp và tính xã hội. Hai phương diện này có quan hệ mật thiết, phụ thuộc, tác độnglẫn nhau và cả hai đều mang tính tất yếu khách quan.Bản chất của pháp luật là vấn đề thuộc về những dấu hiện bên trong của phápluật, những mục đích của điều chỉnh pháp luật, pháp luật đó bảo vệ những lợi íchcủa ai v.v… Pháp luật ngoài việc thể hiện ý chí nhà nước của giai cấp thống trị, làcông cụ của nhà nước ra còn có vai trò và giá trị xã hội to lớn, không chỉ là sảnphẩm thuần túy của nhà nước.Về tính giai cấp của pháp luậtViệc phân tích nguồn gốc của pháp luật đã chứng tỏ, pháp luật ra đời trước hếttừ nhu cầu bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị trong xã hội có giai cấp, thể hiện ýchí của giai cấp thống trị. Trong xã hội có đối kháng giai cấp, pháp luật phản ánhtương quan lực lượng giữa các giai cấp, sự thỏa hiệp giữa các giai cấp, các nhóm,các tập đoàn có lợi ích đối lập nhau. Vì vậy, xét về bản chất, pháp luật luôn mangtính giai cấp sâu sắc. Tính giai cấp của pháp luật được thể hiện ở sự phản ánh ý chínhà nước của giai cấp thống trị xã hội trong hệ thống các văn bản pháp luật, các hoạtđộng áp dụng pháp luật của nhà nước.Pháp luật mang bản chất giai cấp sâu sắc vì pháp luật do nhà nước, đại diện chogiai cấp cầm quyền ban hành và bảo đảm thực hiện. Tính giai cấp của pháp luật biểuhiện ở các điểm sau đây:- Pháp luật là những quy tắc thể hiện ý chí của giai cấp thống trị. Giai cấp nàonắm quyền lực Nhà nước thì trước hết ý chí của giai cấp đó được phản ánh trongpháp luật.Ví dụ: Trong Nhà nước tư sản, pháp luật trước hết phản ánh ý chí của giai cấptư sản. Trong nhà nước ta, pháp luật thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và đồngthời là ý chí của nhân dân lao động, đại diện đa số người trong xã hội.Các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành phù hợp với ý chí của giai cấpcầm quyền nhằm định hướng cho xã hội, giữ gìn trật tự xã hội, bảo vệ quyền và lợiích của nhà nước. Vi phạm pháp luật là xâm hại đến lợi ích của nhà nước – lợi íchcủa giai cấp cầm quyền. Trong những trường hợp đó, nhà nước sẽ sử dụng quyềnlực có tính cưỡng chế để buộc người vi phạm phải chấm dứt hành vi trái pháp luật.60 câu hỏi đáp, tình huống pháp luật cho học sinh trung học phổ thông5 Bản chất giai cấp là biểu hiện chung của bất kỳ kiểu pháp luật nào. Tuy nhiên,mỗi kiểu pháp luật lại có biểu hiện riêng của nó.Ví dụ:- Pháp luật chủ nô công khai quy định quyền lực vô hạn của chủ nô và tìnhtrạng vô quyền của nô lệ;- Pháp luật phong kiến công khai quy định đặc quyền, đặc lợi của vua, chúa,địa chủ phong kiến, cũng như quy định các chế tài hà khắc dã man để đàn áp nôndân, những người nô lệ;- Pháp luật tư sản mặc dù quy định cho nhân dân được hưởng các quyền tự do,dân chủ, nhưng về cơ bản vẫn thể hiện ý chí và phục vụ cho lợi ích của giai cấp tưsản;- Pháp luật xã hội chủ nghĩa mang bản chất của giai cấp công nhân, mà đạidiện là nhà nước của nhân dân lao động. Mọi người đều được sống tự do, bìnhđẳng, bảo đảm thực sự dân chủ và công bằng xã hội…Về tính xã hội của pháp luậtBên cạnh tính giai cấp, pháp luật còn có giá trị xã hội rất to lớn. Thuộc tính xãhội là một thuộc tính khách quan, tất yếu và phổ biến của pháp luật. Điều đó cónghĩa, pháp luật vừa là sự thể hiện ý chí và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị xãhội, vừa là công cụ ghi nhận, bảo vệ lợi ích của các giai cấp, các tầng lớp khác. Đểduy trì sự ổn định và phát triển của xã hội, nhà nước phải quan tâm đến ý chí và lợiích của các giai cấp, các tầng lớp khác trong xã hội, phải giải quyết các vấn đề phátsinh trong xã hội như: tội phạm, thất nghiệp, tệ nạn xã hội, môi trường…Pháp luật mang bản chất xã hội vì pháp luật bắt nguồn từ xã hội, do các thànhviên của xã hội thực hiện, vì phát triển của xã hội. Các quy phạm pháp luật bắtnguồn từ thực tiễn đời sống xã hội, phản ánh những nhu cầu, lợi ích của các giai cấpvà các tầng lớp trong xã hội, được các cá nhân, các cộng đồng dân cư, các tầng lớpkhác nhau trong xã hội chấp nhận, coi là chuẩn mực, là quy tắc xử sự chung. Từ đó,pháp luật trở thành thước đo của hành vi con người, là công cụ kiểm nghiệm các quátrình, các hiện tượng xã hội.Các quy phạm pháp luật được thực hiện trong thực tiễn đời sống xã hội vì sựphát triển của xã hội. Các hành vi xử sự của cá nhân, tổ chức, cộng đồng dân cư phù60 câu hỏi đáp, tình huống pháp luật cho học sinh trung học phổ thông6 hợp với những quy định của pháp luật làm cho xã hội phát triển trong vòng trật tự,ổn định, quyền và lợi ích hợp pháp luật của mỗi người đều được tôn trọng.Tuy nhiên, giá trị xã hội của các kiểu pháp luật khác nhau rất khác nhau: khôngthể so sánh giá trị của pháp luật chủ nô với pháp luật tư sản hoặc pháp luật xã hộichủ nghĩa, nhưng nhìn tổng thể thì pháp luật chủ nô cũng đóng vai trò vô cùng quantrọng trong quá trình tiến hóa của xã hội. Cùng với sự phát triển lịch sử của phápluật giá trị xã hội của pháp luật ngày càng tăng lên, đặt biệt là đối với pháp luật xãhội chủ nghĩa.Tóm lại: pháp luật là một hiện tượng vừa mang tính giai cấp lại vừa thể hiệntính xã hội. Hai thuộc tính này có mối liên hệ mật thiết với nhau, tác động lẫn nhau.Do những điều kiện khách quan và chủ quan, sự thể hiện tính giai cấp và tính xã hộicủa pháp luật có khác nhau trong các kiểu nhà nước.4. Sống với nhau được gần 10 năm, nhưng bà H luôn phải nhẫn nhục trướcông chồng vũ phu, nóng tính và hay chửi bới, đánh đập vợ con. Sự việc gần đâynhất, do không đồng ý trước việc bà H dồn tiền mua cho con gái một cái xe đạpđể đi học, ông P đánh bà gẫy tay. Biết chuyện, mấy chị em trong Hội liên hiệpphụ nữ xã khuyên bà H nên biết dùng pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợppháp của mình. Đề nghị cho biết vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội đốivới mỗi công dân?Trả lờiPháp luật có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội. Đối với mỗi công dân,pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp phápcủa mình.Ở nước ta, các quyền con người về chính trị, kinh tế, dân sự, văn hóa và xã hộiđược tôn trọng, được thể hiện ở các quyền công dân, được quy định trong Hiến phápvà luật. Hiến pháp quy định các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; các luật vềdân sự, hôn nhân và gia đình, thương mại, thuế, đất đai, giáo dục… cụ thể hóa nộidung, cách thức thực hiện các quyền của công dân trong từng lĩnh vực cụ thể.Như vậy, thông qua các quy định trong các luật và văn bản dưới luật, pháp luậtxác lập quyền của công dân đồng thời cũng quy định các nghĩa vụ của công dân60 câu hỏi đáp, tình huống pháp luật cho học sinh trung học phổ thông7 trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Căn cứ vào các quy định của pháp luật, côngdân thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.Mặt khác pháp luật là phương tiện để công dân bảo vệ các quyền và lợi ích hợppháp của mình thông qua các luật về hành chính, hình sự, tố tụng, trong đó quy địnhthẩm quyền, nội dung, hình thức, thủ tục giải quyết các tranh chấp, khiếu nại và xử lícác vi phạm pháp luật xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.Mọi hành vi xâm phạm đến các quyền và lợi ích hợp pháp, lợi ích chính đángcủa công dân đều bị xử lý nghiêm minh. Pháp luật không chỉ quy định các quyền,nghĩa vụ pháp lý của công dân mà còn quy định cơ chế pháp lý, các quy định phápluật, trình tự thủ tục để thực hiện các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng củacông dân. Các quyền và lợi ích chính đáng của công dân được pháp luật quy định,bảo vệ trong tất cả các lĩnh vực quan hệ xã hội.5. H (22 tuổi) bị tâm thần từ nhỏ. Trong một lần phát bệnh, H đã đánh gãytay em Q ở gần nhà gây tổn hại sức khỏe 30% cho em. Xin hỏi: hành vi của H cóphải là vi phạm pháp luật hình sự không?Trả lờiCăn cứ vào khái niệm Tội phạm do Bộ Luật hình sự quy định thì vi phạm phápluật hình sự phải có đầy đủ các dấu hiệu cơ bản sau đây:- Là hành vi trái pháp luật được quy định trong Bộ Luật hình sự- Do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện- Người vi phạm phải có lỗi cố ý hoặc vô ý- Xâm phạm, gây thiệt hại cho những quan hệ xã hội được pháp luật hình sựbảo vệTrong trường hợp này, H đã thực hiện hành vi trái pháp luật, làm tổn hại đếnsức khỏe của em Q. Tuy nhiên, H bị tâm thần từ nhỏ và thực hiện hành vi gâythương tích khi đang phát bệnh. Điều đó có nghĩa H thực hiện hành vi trái pháp luậttrong tình trạng mà anh ta không nhận thức và điều khiển được hành vi của mình.Pháp luật hình sự Việt Nam coi tình trạng của H là không có năng lực tráchnhiệm hình sự. Cụ thể, Khoản 1, Điều 13, Bộ luật hình sự quy định: “Người thựchiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một60 câu hỏi đáp, tình huống pháp luật cho học sinh trung học phổ thông8

Xem Thêm

Tài liệu liên quan

  • 60 câu hỏi đáp, tình huống pháp luật cho học sinh trung học phổ thông60 câu hỏi đáp, tình huống pháp luật cho học sinh trung học phổ thông
    • 74
    • 7,325
    • 3
  • những tiến bộ của pháp luật tư sản những tiến bộ của pháp luật tư sản
    • 9
    • 59
    • 0
  • SỰ VẬN DỤNG QUY LUẬT CỦA CÔNG TY BÊ TÔNG VÀ XÂY DỰNG VĨNH TUY VÀO SẢN XUẤT SỰ VẬN DỤNG QUY LUẬT CỦA CÔNG TY BÊ TÔNG VÀ XÂY DỰNG VĨNH TUY VÀO SẢN XUẤT
    • 11
    • 89
    • 0
Tải bản đầy đủ (.doc) (74 trang)

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(353 KB) - 60 câu hỏi đáp, tình huống pháp luật cho học sinh trung học phổ thông-74 (trang) Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Vì Dụ Về Sống Và Làm Việc Theo Hiến Pháp Và Pháp Luật