Khi Bé Bị Chàm Sữa Mẹ Không Nên ăn Gì để Bé Mau Lành Bệnh?
Có thể bạn quan tâm
Đặt lịch hẹn
Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN
Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội
Đặt lịch
Các thực phẩm cay nóng, chứa nhiều đường, hải sản, thức ăn giàu chất béo chuyển hóa,… có thể ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ và làm bùng phát các triệu chứng của bệnh chàm sữa ở trẻ nhỏ.
Bé bị chàm sữa mẹ không nên ăn gì?
Chàm sữa là tình trạng da liễu phổ biến ở trẻ từ 1 – 3 tháng tuổi và kéo dài đến 12 tháng tuổi. Trẻ bị chàm sữa thường nổi ban đỏ ở má, trán, cằm và lan xuống cổ, ngực.
Bệnh lý này không có khả năng truyền nhiễm, đồng thời không ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên các triệu chứng trên da có thể khiến trẻ khó chịu, ngứa ngáy và quấy khóc.
Hầu hết trẻ trong độ tuổi phát bệnh đều đang bú sữa mẹ. Do đó ngoài những biện pháp chăm sóc, mẹ cần hạn chế một số thực phẩm không phù hợp để tránh ảnh hưởng xấu nguồn sữa và làm nghiêm trọng các triệu chứng ở trẻ. Dưới đây là những thực phẩm bạn cần hạn chế:
1. Hải sản
Hải sản là nhóm thực phẩm có khả năng dị ứng cao mà mẹ cần hạn chế trong thời gian điều trị chàm sữa cho trẻ. Thành phần trong nhóm thực phẩm này kích thích phản ứng miễn dịch làm phát sinh phản ứng dị ứng.
Triệu chứng trên da của bệnh chàm sữa và những bệnh da liễu khác đều có nguy cơ nghiêm trọng hơn khi cơ thể bị dị ứng. Các protein và thành phần đặc trưng trong hải sản có thể đi vào sữa mẹ và gây dị ứng khi trẻ bú sữa. Vì vậy, bạn cần hạn chế các loại hải sản như mực, cá, tảo, tôm, cua, ghẹ,…
2. Thực phẩm chứa nhiều chất béo chuyển hóa
Chất béo chuyển hóa là nhóm chất béo không lành mạnh, làm tăng nồng độ cholesterol có hại trong cơ thể. Không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến huyết áp và tim mạch, nhóm thực phẩm này còn là nguyên nhân khiến triệu chứng của bệnh chàm sữa trở nên nghiêm trọng hơn.
Chất béo bão hòa khi được dung nạp trong cơ thể trẻ sẽ kích thích phản ứng viêm, khiến vùng da bị bệnh trở nên sưng đỏ, nóng rát và ngứa ngáy dữ dội.
Để tránh gây ảnh hưởng đến tình trạng bệnh của trẻ, mẹ nên sử dụng dầu ô liu hoặc những loại dầu có chứa chất béo không no để thay thế.
Ngược lại với chất béo chuyển hóa, chất béo không no đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, giúp dưỡng ẩm da, chống oxy hóa và tăng tốc độ tái tạo các tế bào tổn thương.
3. Thực phẩm chua cay
Mặc dù thực phẩm chua cay giúp kích thích vị giác nhưng khi bổ sung nhóm thực phẩm này, nguồn sữa mẹ sẽ có tính nóng và ảnh hưởng không nhỏ đến sự tiến triển của bệnh chàm sữa.
Nguồn sữa có tính nóng sẽ kích thích tuyến mồ hôi sản xuất dầu và bã nhờn khiến các nốt sần lây lan và đỏ rát nghiêm trọng hơn. Vì vậy, mẹ cần hạn chế nhóm thực phẩm này khi trẻ bị chàm sữa.
4. Đường
Đường và thực phẩm chứa nhiều đường là một trong những tác nhân kích thích phản ứng viêm trên da của trẻ. Khi bạn thu nạp đường, nồng độ insulin sẽ tăng lên đột biến.
Một lượng insulin có thể đi qua sữa mẹ và di chuyển vào cơ thể trẻ. Insulin chính là thành phần trung gian kích thích phản ứng sưng viêm và làm nghiêm trọng hóa những triệu chứng trên da.
Cần hạn chế các thực phẩm và đồ uống có chứa nhiều đường như bánh ngọt, nước ngọt có gas, sữa có đường,…
Bạn có thể thu nạp đường thông qua những thực phẩm lành mạnh hơn, chẳng hạn như mật ong hoặc những loại trái cây có vị ngọt tự nhiên.
5. Sữa bò
Một số trẻ nhỏ không thể dung nạp protein có trong sữa bò và một số loại sữa có nguồn gốc động vật.
Phụ nữ sau sinh thường có thói quen bổ sung sữa bò để cung cấp protein cần thiết cho cơ thể, đồng thời kích thích tuyến sữa hoạt động. Tuy nhiên việc uống quá nhiều sữa bò có thể tác động tiêu cực đến tiến triển của bệnh chàm sữa.
Với những trẻ không dung nạp protein từ sữa bò, cơ thể sẽ phản ứng lại với dị nguyên này. Khi hệ thống miễn dịch có hoạt động bất thường, triệu chứng của bệnh chàm sữa và những bệnh da liễu khác sẽ có xu hướng tiến triển theo chiều hướng xấu.
Để khắc phục tình trạng này, bạn có thể sử dụng những loại sữa có nguồn gốc thực vật như sữa đậu nành, sữa hạnh nhân,… để thay thế.
Trong trường hợp trẻ bắt đầu ăn dặm, bạn cần thận trọng trong việc lựa chọn thực phẩm cho trẻ để tránh gây ảnh hưởng xấu đến bệnh. Để giảm sự bùng phát của các triệu chứng, nên tìm gặp bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn về chế độ ăn cho trẻ bị chàm sữa.
Có thể bạn quan tâm
- Bệnh chàm sữa ở trẻ: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách trị
- Khi bé bị chàm sữa nặng mẹ nên làm gì?
Từ khóa » Con Bị Chàm Sữa Mẹ Nên Kiêng Gì
-
Mẹ Biết Chưa: Bé Bị Chàm Sữa Mẹ Kiêng ăn Gì? - Nhà Thuốc Long Châu
-
Bé Bị Chàm Sữa Mẹ Kiêng ăn Gì? 7 Loại Thực Phẩm Cần Tránh - Dr.Papie
-
Nếu Con Bị Chàm Sữa, Mẹ “cai” Những Gì?
-
Con Bị Chàm Sữa Mẹ Kiêng Ăn Gì Để Mau Khỏi? Giải Đáp Từ ...
-
Bé Bị Chàm Sữa Mẹ Nên ăn Gì Kiêng Gì? - Kem Bôi Sodermix
-
Bé Bị Chàm Sữa Mẹ Kiêng ăn Gì?
-
Trẻ Bị Chàm Sữa Nên ăn Gì, Kiêng Gì? - Kháng Khuẩn Vượt Trội
-
Khi Bé Bị Chàm Sữa Mẹ Kiêng ăn Gì để Nhanh Hồi Phục Nhất | Blog
-
Cách Chăm Sóc Bé Bị Chàm Sữa (lác Sữa) | Vinmec
-
Bé Bị Chàm Sữa Mẹ Kiêng ăn Gì Giúp Con Nhanh Khỏi Bệnh?
-
Con Bị Chàm Sữa Mẹ Kiêng Ăn Gì? Gợi Ý Top 10 Thực Phẩm Cần ...
-
Trẻ Bị Chàm Sữa Mẹ Kiêng ăn Gì - Danh Sách Nhóm 7 Thực Phẩm Cần ...
-
Mẹ Nên ăn Gì Và Kiêng Gì Khi Bé Bị Chàm Sữa
-
Bé Bị Chàm Sữa Mẹ Kiêng ăn Gì để Trẻ Nhanh Khỏi Và Tránh Bị Tát Phát?