Mẹ Nên ăn Gì Và Kiêng Gì Khi Bé Bị Chàm Sữa

Bệnh Chàm sữa ở trẻ là một trong những bệnh lý có liên quan mật thiết đến dị ứng thực phẩm, đó là lý do, các mẹ bỉm cần phải nằm lòng những thực phẩm nên và không nên ăn khi con bị chàm sữa.

Dị ứng thực phẩm – “thủ phạm” khiến trẻ khốn khổ vì chàm sữa

Nguyên nhân gây ra chàm sữa ở trẻ chủ yếu là do dị ứng, đó có thể là dị ứng do gene di truyền hoặc khi trẻ tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân gây dị ứng như đồ ăn, bụi bẩn, lông gia súc... Trong đó, trẻ bị chàm sữa do dị ứng thực phẩm chiếm tỷ lệ cao nhất và phổ biến nhất hiện nay.

Chàm sữa ở trẻ do dị ứng thức ăn rất phổ biến

Chàm sữa ở trẻ do dị ứng thức ăn rất phổ biến

Dị ứng thực phẩm là phản ứng dị ứng miễn dịch của cơ thể với một loại protein có trong thức ăn. Khi vào hệ tiêu hóa, chúng sẽ được vận chuyển lên máu, kết hợp với một loại kháng thể nằm sẵn trên bề mặt tế bào bạch cầu, làm vỡ tế bào bạch cầu và phóng thích các hóa chất trung gian histamin và gây ra dị ứng.

Đặc biệt, dị ứng thực phẩm thường xảy ra ở những trẻ có cơ địa dị ứng.

Trở lại với chàm sữa, sở dĩ thực phẩm mẹ ăn hàng ngày có thể gây ra chàm sữa hoặc khiến tình trạng chàm sữa ở trẻ trầm trọng hơn là bởi trẻ bị chàm sữa thường là những trẻ đang bú mẹ (từ 2 tháng tuổi đến 2 tuổi) nên khi mẹ ăn các thực phẩm có nguy cơ dị ứng cao thì chúng sẽ truyền sang sữa mẹ và gây ra các phản ứng dị ứng ở trẻ. Do đó, một chế độ ăn khoa học, lành mạnh của người mẹ chính là yếu tố then chốt giúp việc kiểm soát và chữa trị chàm sữa dễ dàng, nhanh chóng hơn.

Những thực phẩm dễ gây dị ứng và chàm sữa cho trẻ

Những thực phẩm dễ gây dị ứng và chàm sữa cho trẻ

6 thực phẩm mẹ nên tuyệt đối tránh xa khi con bị chàm sữa

- Các chế phẩm từ sữa: Bao gồm sữa bò tươi nguyên chất, sữa chua, pho mát, kem… là những chế phẩm từ sữa có nguy cơ gây dị ứng cao nhất. Đặc biệt sữa bò có đến hơn 20 chất có thể gây dị ứng. Nếu không muốn con khổ sở vì chàm sữa kéo dài mẹ nên loại ngay và luôn những thực phẩm bổ dưỡng nhưng nguy hiểm này nhé.

- Đậu nành: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, trẻ sơ sinh bị dị ứng với protein sữa bò cũng sẽ bị dị ứng với protein có trong đậu nành. Mặc dù rất lành tính và giúp cung cấp một lượng lớn estrogen thảo dược cho phụ nữ đang cho con bú nhưng đừng vì cái lợi này mà mẹ cố đấm ăn xôi thưởng thức nhiều món ăn, đồ uống từ đậu nành (sữa đậu, đậu phụ, dầu thực vật) vì có thể khiến chàm sữa khó chữa và trầm trọng hơn.

Protein trong đậu nành dễ khiến trẻ dị ứng

Protein trong đậu nành dễ khiến trẻ dị ứng

- Trứng: Một quả trứng cỡ trung bình chứa khoảng 6-7 gram protein, thế nên mẹ bỉm cần hạn chế ăn trứng (cả lòng trắng lẫn lòng đỏ) khi con bị bệnh chàm sữa vì thành phần protein có trong trứng có thể gây nên cơ chế phản ứng khiến hệ miễn dịch giải phóng histamin và truyền tín hiệu dị ứng qua những biểu hiện ngoài da. Không chỉ nên tạm ngừng ăn trứng gà, ngay cả trứng vịt, trứng chim cút, trứng ngỗng và trứng vịt lộn mẹ cũng phải “nhịn mồng, nhịn miệng”.

- Lạc (đậu phộng): Dị ứng lạc hay đậu phộng là hiện tượng thường gặp ở tất cả các nước trên thế giới trong đó có Việt Nam, thế nên để đảm bảo an toàn cho con mẹ cũng nên “cạch mặt” món ăn từ lạc nhé.

- Hải sản và thịt bò: Là những thực phẩm có chứa hàm lượng đạm cao nên rất dễ gây dị ứng ở trẻ. Chất đạm khi ăn vào sẽ được tiêu hóa thành acid amin trước khi hấp thu vào máu.

Tuy acid amin không gây dị ứng, nhưng nếu quá trình tiêu hóa không triệt để, chất hấp thu không phải là acid amin mà là các chuỗi peptid. Và các chuỗi peptid này chính là tác nhân gây dị ứng ở trẻ.

Thịt bò chứa hàm lượng đạm rất cao

Thịt bò chứa hàm lượng đạm rất cao

- Nội tạng động vật: Có hàm lượng chất béo bão hòa và lượng cholesterol cao nên dễ làm tăng mỡ máu và gây ra các bệnh tim mạch ở các bà mẹ bỉm sữa.

Việc sử dụng nội tạng động vật không rõ nguồn gốc, xuất xứ cũng sẽ gây ra các phản ứng miễn dịch của cơ thể, từ đó phóng thích ra các hóa chất trung gian histamin và gây ra dị ứng ở trẻ. Bởi vậy, các mẹ cũng nên dè chừng các món ăn từ nội tạng động vật khi con bị chàm sữa nhé.

Thực phẩm mẹ nên ăn khi con bị chàm sữa

- Thịt lợn nạc, thịt gà, cá trắng, đậu đỗ: Là những thực phẩm mẹ nên tăng cường ăn trong các thực đơn hàng ngày bởi đây là nhóm thực phẩm có hàm lượng đạm tropomyosin cao, ít gây dị ứng.

- Cá béo (cá mòi, cá hồi, cá thu): Một món ăn nữa cũng cần bổ sung trong thực đơn của mẹ khi con đang mắc chàm sữa đó là các loại cá béo. Ăn nhiều cá béo sẽ giúp tăng ARA, một axít béo omega-3 giúp chống lại dị ứng rất tốt.

Hơn nữa, cá béo còn giúp duy trì cân bằng giữa chất béo omega-3 và chất béo omega-6 trong cơ thể, từ đó sẽ tăng cường hệ thống miễn dịch và giảm các triệu chứng dị ứng.

Mẹ bỉm nên tăng cường ăn nhiều tỏi

Mẹ bỉm nên tăng cường ăn nhiều tỏi

- Tỏi: Chất chống oxy hóa trong tỏi giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch và giảm nguy cơ dị ứng rất hiệu quả.

- Rau xanh: Các nghiên cứu cho thấy dầu rosmarinic được tìm thấy trong lá của các loại rau tươi có tác dụng chống viêm giúp làm dịu các triệu chứng dị ứng. Bởi vậy, mẹ bỉm nên tăng cường các món ăn từ rau xanh, vừa tốt cho sức khỏe của mẹ, vừa an toàn cho con.

- Thực phẩm giàu magie: Hạt điều, hạnh nhân, tảo… là những thực phẩm chứa nhiều magie và có khả năng hoạt động như chất khoáng chống histamin và là thuốc giãn phế quản, đó là lý do tại sao mẹ nên tích cực thưởng thức nhóm đồ ăn này.

- Trái cây giàu vitamin C: Tăng cường tiêu thụ hoa quả giàu vitamin C như dâu tây, cam, dưa hấu, táo… có thể ngăn ngừa các tế bào viêm sản sinh ra histamin. Hơn nữa, trái cây giàu vitamin C còn giúp chữa viêm do các gốc tự do gây ra rất hiệu quả.

Hoa quả giàu vitamin C cũng rất hữu ích

Hoa quả giàu vitamin C cũng rất hữu ích

Tips hay cho mẹ khi con bị chàm sữa

Nếu như mẹ đã thay đổi chế độ dinh dưỡng mà trẻ vẫn không hết chàm sữa, mẹ nên chú ý đến nguồn sữa của mình. Nhiều khả năng trong sữa mẹ đã có một chất gây dị ứng nào đó khiến bé không dung nạp được.

Để giải quyết vấn đề này, mẹ có thể cho con uống thêm sữa ngoài và ưu tiên vệ sinh vùng da bị chàm sữa của con bằng Bột tắm trẻ em Nhân Hưng – sản phẩm nổi bật với khả năng kháng khuẩn, kháng nấm, chống viêm, giảm ngứa giúp trị chàm sữa cực hiệu quả chỉ sau 5-7 ngày sử dụng.

Hướng dẫn chi tiết:

Để chàm sữa hết triệt để sau 3-5 ngày, mẹ nên sử dụng Bột tắm trẻ em Nhân Hưng và Serum Oaobi như sau:

STT

Giai đoạn phát triển của chàm sữa

Cách sử dụng Bột tắm trẻ em Nhân Hưng

Lưu ý

1

Giai đoạn 1: Căng da, khô đỏ tẩy

- Hòa tan 1 gói Bột tắm trẻ em Nhân Hưng với 0.5 lít nước ấm, lau vùng chàm cho trẻ, không cần tắm tráng lại

- Sử dụng ngày 2 lần vào sáng và tối.

- Giai đoạn này nên sử dụng kết hợp với serum Oaobi để giảm ngứa, giảm khô, giảm căng da

- Trong giai đoạn này, không hòa Bột tắm Nhân Hưng quá đặc vì sẽ khiến tình trạng da bé nặng hơn, căng da dẫn đến chảy máu đau đớn cho bé.
2

Giai đoạn 2: Xuất hiện mụn nước, có kèm rỉ dịch, chảy dịch.

- Hòa tan 2 gói Bột tắm trẻ em Nhân Hưng 1g vào 0.3 lít nước ấm, lau vùng chàm cho trẻ, không cần tắm tráng lại.

- Sử dụng ngày 2 lần vào sáng và tối.

- Mẹ nên lau mặt sạch trẻ bằng nước ấm, sau đó mới vệ sinh vùng da bị chàm sữa cho con bằng Bột tắm trẻ em Nhân Hưng. Không chà xát quá mạnh sẽ gây lở loét vùng da bị bệnh.

- Giai đoạn này tuyệt đối KHÔNG DÙNG kèm serum Oaobi (serum Nhân hưng) hoặc bất cứ loại kem dưỡng ẩm nào khác vì:

  • Dễ gây bít tắc lỗ chân lông khiến tình trạng bệnh nặng hơn.
  • Tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập, phát triển.
3

Giai đoạn 3: Xuất hiện chàm sừng hóa, da khô, bong tróc

- Hòa tan 1 gói Bột tắm trẻ em Nhân Hưng 1g vào 0.5 lít nước ấm lau vùng da bị chàm cho trẻ bằng khăn mềm, không tắm tráng lại.

- Sử dụng ngày 2 lần vào sáng và tối.

- Lưu ý tránh chà xát quá mạnh gây bong tróc, chảy máu da bé.

- Kết hợp với serum Oaobi để làm mềm da cho bé để giảm ngứa, giảm khô, giảm căng da, bong lớp sừng, giúp đẩy nhanh quá trình điều trị.

Lưu ý: Trường hợp xuất hiện bội nhiễm da, lở loét vùng da chàm cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời. Cha mẹ tuyệt đối không tự ý sử dụng bất cứ sản phẩm nào khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.

BÀI VIẾT HỮU ÍCH:

- Bé bị chàm sữa tắm lá gì? cho nhanh khỏi?

Từ khóa » Con Bị Chàm Sữa Mẹ Nên Kiêng Gì