Trẻ Bị Chàm Sữa Mẹ Kiêng ăn Gì - Danh Sách Nhóm 7 Thực Phẩm Cần ...

Trẻ bị chàm sữa mẹ kiêng ăn gì?” là thắc mắc của nhiều mẹ đang chăm con bú mắc bệnh chàm sữa. Trong thời kỳ chữa bệnh cho bé, mẹ nên điều chỉnh lại chế độ ăn uống của mình, tránh để dòng sữa bị nhiễm các hợp chất gây dị ứng khiến con bú vào làm tình trạng bệnh trở nặng. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp danh sách 7 nhóm thực phẩm mẹ cần tránh tuyệt đối.

Chế độ ăn của mẹ có ảnh hưởng đến bệnh chàm sữa của bé không?

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra thực phẩm có thể là tác nhân làm khởi phát chàm sữa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bên cạnh đó, một khi trẻ đã mắc bệnh mà ăn phải những loại đồ ăn không phù hợp gây dị ứng, thì các triệu chứng bệnh sẽ càng trở nặng hơn. 

Trong chế độ ăn uống của trẻ sơ sinh, sữa mẹ luôn là chất dinh dưỡng tuyệt vời nhất. Nó có tác dụng hiệu quả trong việc giúp tăng cường hệ thống miễn dịch đang còn yếu ớt của các con. Điều này đặc biệt hữu ích cho quá trình chăm sóc em bé đang mắc bệnh chàm.

Tuy nhiên, chế độ ăn uống của người mẹ sẽ quyết định đến chất lượng và các công thức dinh dưỡng sản sinh trong dòng sữa. Nếu mẹ ăn những loại thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng. Trẻ đang mắc bệnh chàm khi bú sữa vào có thể gặp các vấn đề nghiêm trọng hơn. 

Mẹ cần lưu ý trẻ bị chàm sữa kiêng ăn gì để xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp
Mẹ cần lưu ý trẻ bị chàm sữa kiêng ăn gì để xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp

Các dấu hiệu dị ứng thường xuất hiện trong vòng 30 phút sau khi trẻ bú sữa mẹ. Mẹ có thể nhận biết điều này thông qua các triệu chứng sưng tấy ở mặt, môi, vùng mắt; ói mửa; nổi mề đay; khó thở.

Nhìn chung, chế độ ăn của mẹ đang cho con bú có ảnh hưởng đến tiến triển bệnh ở trẻ sơ sinh. Vậy trẻ bị chàm sữa mẹ kiêng ăn gì? Thông tin trong phần tiếp theo sẽ nêu cho mẹ biết các loại thực phẩm cần tránh.

Trẻ bị chàm sữa mẹ kiêng ăn gì – Danh sách nhóm 7 thực phẩm cần tránh

Sữa mẹ có thể khiến bệnh chàm ở trẻ nặng hơn nếu mẹ ăn uống không đúng cách
Sữa mẹ có thể khiến bệnh chàm ở trẻ nặng hơn nếu mẹ ăn uống không đúng cách

Trả lời cho thắc mắc “trẻ sơ sinh bị chàm sữa mẹ kiêng ăn gì”, khi trẻ bị chàm, mẹ hãy tránh ăn các loại thực phẩm dưới đây để không gây thêm dị ứng và tổn thương cho làn da của bé.

Thực phẩm có nhiều chất tanh (như hải sản, tôm, cá nước ngọt, hến, sò, nghêu,…).

Thực phẩm nhiều tanh mẹ nên kiêng khi con bị chàm sữa.
Thực phẩm nhiều tanh mẹ nên kiêng khi con bị chàm sữa.

Đây là nhóm thực phẩm giàu protein. Khi mẹ ăn nhiều hải sản hoặc tôm cá, chất đạm sẽ phản ứng với các thành phần có sẵn trong sữa mẹ, tạo ra một chất khác gây dị ứng ở trẻ nhỏ thông qua đường bú sữa. Do sức đề kháng của các bé còn yếu nên cơ thể không thể miễn nhiễm với tác nhân gây dị ứng trên. 

Thực phẩm giàu chất béo (thực phẩm chiên rán, thịt mỡ, nội tạng động vật)

Dầu mỡ sẽ khiến bệnh chàm ở bé trở nặng và khó chữa trị hơn. Lượng chất béo và hàm lượng cholesterol cao trong các loại thực phẩm này gây ra phản ứng miễn dịch ở cơ thể, phóng thích histamin tạo ra phản ứng viêm và gây ngứa ở trẻ. Điều này sẽ khiến làn da các con càng ngứa ngáy dữ dội và dễ bị lở loét.

Đồ ăn cay nóng

Đồ cay nóng khiến nguồn sữa mẹ cũng bị nóng. Khi trẻ bú sữa, cơ thể sinh ra hàng loạt phản ứng bất lợi khiến da khô sần và ngứa ngáy hơn.

Một số loại thực phẩm có thể làm tăng tình trạng dị ứng trên vùng da chàm ở trẻ
Một số loại thực phẩm có thể làm tăng tình trạng dị ứng trên vùng da chàm ở trẻ

Sữa bò và các chế phẩm từ sữa

Sữa bò và các chế phẩm của nó như: phô mai, sữa chua, váng sữa, sữa thanh trùng… chứa hơn 30 chất mà cơ thể trẻ không đủ khả năng để dung nạp. Điều này khiến nguy cơ gây dị ứng cao, các tổn thương trên da do chàm sữa sẽ càng khó hồi phục.

Đậu nành

Trẻ bị chàm sữa kiêng ăn gì? Đậu nành cùng các loại thực phẩm chế biến từ nó là sản phẩm mẹ nên tránh. Các loại đồ ăn này có hàm lượng protein cao. Chúng dễ làm tăng thêm triệu chứng dị ứng ở trẻ bị chàm sữa. Kể cả dầu thực vật từ đậu nành cũng tăng nguy cơ dị ứng gấp đôi trên vùng da vốn đã tổn thương do chàm.

Đậu phộng (lạc)

Đậu phộng vốn được liệt kê vào nhóm thực phẩm gây dị ứng phổ biến trên thế giới. Chúng có thể khiến căn bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh khó chữa và lâu hồi phục hơn.

Các chất kích thích (bia, rượu, thuốc lá,…)

Các chất  kích thích không chỉ gây hại đến sức khỏe của mẹ mà còn làm giảm chất lượng dòng sữa, gián tiếp ảnh hưởng đến con trẻ. Vì vậy mẹ cũng cần tuyệt đối tránh sử dụng những thứ nguy hại này. 

Mẹ nên ăn gì để tốt cho trẻ bị chàm sữa

Bên cạnh những nhóm thực phẩm gây nguy hại cho trẻ bị chàm sữa. Vẫn có nhiều loại thực phẩm khác có tác dụng tích cực, giúp bé tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng. Hỗ trợ bảo vệ cơ thể từ bên trong. Vì vậy ngoài câu hỏi “Mẹ kiêng ăn gì khi con bị chàm sữa”. Các mẹ còn có thể xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp với các loại thực phẩm dưới đây để tăng cường hiệu quả trị bệnh cho con trẻ: 

Có nhiều nhóm thực phẩm tốt cho bé mắc chàm sữa
Có nhiều nhóm thực phẩm tốt cho bé mắc chàm sữa.

– Các loại cá giàu omega như cá trích, cá hồi, cá thu, cá mòi…

– Bổ sung các nhóm vitamin C (các loại trái c

– E (dầu dừa, dầu hạnh nhân, bơ, hạt hướng dương), và kẽm (hạt bí, chocolate đen)

– Tăng cường ăn nhiều rau xanh

– Thịt heo, thịt gà

– Tỏi

Chăm sóc bé bị chàm sữa như thế nào?

Chàm sữa có chữa khỏi không? Bé bị chàm mẹ kiêng ăn gì là một trong những điều mà mẹ cần lưu ý khi chăm sóc cho bé bị chàm sữa. Ngoài ra, mẹ cần kết hợp thêm những phương pháp chăm sóc được hướng dẫn trong bài viết: “Cách nhận biết chàm sữa ở trẻ sơ sinh” để giúp bé con nhanh chóng khỏi bệnh và hạn chế nguy cơ tái phát liên tục.

Nước tắm thảo dược Diệp An Nhi điều trị chàm sữa và dưỡng ẩm hiệu quả
Nước tắm thảo dược Diệp An Nhi điều trị chàm sữa và dưỡng ẩm hiệu quả

Một trong số các loại sản phẩm thảo dược được đánh giá cao là nước tắm thảo dược Diệp An Nhi. Nước tắm được nghiên cứu và điều chế từ hơn 10 loại thảo dược quý hiếm, mang các tác dụng kháng viêm, làm sạch, dưỡng ẩm phù hợp cho thể trạng của trẻ mắc bệnh chàm. Diệp An Nhi đã được viện Pasteur kiểm nghiệm và cấp phép chứng nhận vệ độ an toàn cho trẻ khi sử dụng.

Trên đây là các thông tin trả lời cho thắc mắc trẻ bị chàm sữa mẹ kiêng ăn gì. Bên cạnh những lưu ý về chế độ dinh dưỡng, để giúp bé chóng hết bệnh, mẹ nên thường xuyên tắm rửa hàng ngày cho con bằng các loại sữa tắm dịu nhẹ như nước tắm thảo dược Diệp An Nhi. Một làn da sạch sẽ, thông thoáng, kháng viêm nhờ nước tắm thảo dược sẽ giúp đẩy lùi căn bệnh chàm sữa, cho cơ thể bé dần phục hồi khỏe mạnh.

Từ khóa » Con Bị Chàm Sữa Mẹ Nên Kiêng Gì