Khí Lưu Huỳnh đioxit SO2 Là Gì? Tính Chất, điều Chế & ứng Dụng
Lưu huỳnh đioxit SO2 là gì? Chất này được hình thành như thế nào? Làm sao để thu được khí SO2? Nó được ứng dụng trong đời sống và sản xuất ra sao? Ngoài những vai trò quan trọng thì nó có gaaytacs hại gì không? Hãy cùng VietChem làm rõ tất cả các vấn đề trên qua bài viết dưới đây.
Mục lục- Lưu huỳnh đioxit là gì?
- Nguồn gốc hình thành khí SO2
- 1. Trong tự nhiên
- 2. Nhân tạo
- Tính chất vật lý của SO2
- 1. Khí SO2 có mùi gì?
- 2. Tính chất khác
- Tính chất hóa học của SO2
- Điều chế lưu huỳnh đioxit SO2
- 1. Điều chế SO2 trong phòng thí nghiệm
- 2. Điều chế SO2 trong công nghiệp
- Ứng dụng của SO2 lưu huỳnh đioxit
- Tác hại của SO2 lưu huỳnh đioxit
- 1. Đối với môi trường
- 2. Đối với con người
- Một số lưu ý khi sử dụng lưu huỳnh đioxit
- 1. Cách xử lý khí SO2 – lưu huỳnh đioxit hiệu quả
- 2. Lưu ý khi tiếp xúc với khí SO2
Lưu huỳnh đioxit là gì?
Lưu huỳnh đioxit hay anhiđrit sunfurơ là một hợp chất hóa học có công thức SO2. Đây là một khí vô cơ không màu, nặng hơn không khí và là sản phẩm chính của sự đốt cháy hợp chất lưu huỳnh.
Các tên gọi khác: sulfur dioxit, lưu huỳnh oxit, khí SO2.
Lưu huỳnh đioxit là gì?
Nguồn gốc hình thành khí SO2
1. Trong tự nhiên
- Khí thoát ra từ vụ núi lửa phun trào
- Các hợp chất sinh học có chứa lưu huỳnh phân hủy tạo ra SO2 và oxit lưu huỳnh
2. Nhân tạo
- Khói thải từ các nhà máy lọc dầu, đốt than, luyện kim, sản xuất xi măng, bột giấy, công nghiệp chế biến.
- Khí thải sinh ra từ các phương tiện giao thông: ô tô, xe máy,…
- Sinh hoạt hàng ngày: khói thuốc lá, thiết bị dùng gas làm nhiên liệu không đúng cách hay thiếu khí, khí thải sinh ra từ quá trình đốt rơm, gỗ, than đá,…
Lưu huỳnh đioxit sinh ra từ các phương tiện giao thông, từ các vụ phun trào núi lửa,..
Tính chất vật lý của SO2
1. Khí SO2 có mùi gì?
Do SO2 là sản phẩm chính dưới sự đốt cháy hợp chất lưu huỳnh nên khí SO2 được mô tả là có mùi rất hôi khi bị đốt cháy.
2. Tính chất khác
- Là chất khí không màu và nặng hơn không khí
- Tan trong nước
- Khối lượng riêng: 2,551 g/l, gas
- Điểm nóng chảy: -72,4 oC (200.75 K)
- Điểm sôi: -10 oC (263 K)
- Độ hòa tan trong nước: 9,4 g/100ml (ở 25 oC)
Tính chất hóa học của SO2
- Oxy hóa chậm trong không khí: SO2 dễ bị oxy hóa thành SO3 trong khí quyển dưới chất xúc tác hoặc do quá trình quang hóa.
- Là một axit yếu, tác dụng với nước tạo ra H2SO3
SO2 + H2O → H2SO3
- Tác dụng với dung dịch kiềm tạo ra muối sunfit hoặc hidrosunfit hay cả hai loại
SO2 + NaOH → NaHSO3
SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O
- Vừa là chất oxy hóa, vừa là chất khử
Chất khử: phản ứng với chất oxy hóa mạnh
2SO2 + O2 → 2SO3 (V2O5, 450 oC)
Cl2 +SO2 + 2H2O → H2SO4 + 2HCl
Làm mất màu nước Brom
SO2 + Br2 + 2H2O → 2HBr + H2SO4
Làm mất màu dung dịch thuốc tím
5SO2 + 2KMnO4 + 2H2O → K2SO4 + 2MnSO4 + 2H2SO4
Chất oxy hoá mạnh: tác dụng với chất khử mạnh
SO2 + 2H2S → 3S + 2H2O
SO2 + 2Mg → S + 2MgO
♻️♻️♻️ Khí Amoniac NH3 là gì? Mua dung dịch amoniac ở đâu GIÁ TỐT?
Điều chế lưu huỳnh đioxit SO2
1. Điều chế SO2 trong phòng thí nghiệm
Sản xuất SO2 trong phòng thí nghiệm theo phương trình:
Na2SO3 + H2SO4 → Na2SO4 + H2O + SO2
2. Điều chế SO2 trong công nghiệp
- Đốt lưu huỳnh:
S + O2 (to) → SO2
- Đốt cháy H2S trong oxi dư
2H2S + 3O2 → 2H2O + 2SO2
- Cho kim loại phản ứng với H2SO4 đặc nóng
Cu + 2H2SO4 → CuSO4 + SO2 + 2H2O
- Đốt pyrit sắt
4FeS2 + 11O2 → 2Fe2O3 + 8SO2
Ứng dụng của SO2 lưu huỳnh đioxit
- Dùng trong sản xuất hợp chất Axit Sunfuric
- Sử dụng làm chất tẩy trắng bột giấy và dung dịch đường:
- Trong quá trình tiếp xúc với lignin và một số hợp chất khác trong bột giấy hay giấy, SO2 sẽ làm mất màu của một số hợp chất tạo ra hợp chất hữu cơ màu trắng sáng.
- Khi sản xuất đường tinh luyện từ mía, một chút nước vôi trong sẽ được cho vào nước mía và sục khí SO2 vào. Lưu huỳnh đioxit sẽ làm trong nước mía bằng cách kết tủa nước vôi trong và khi cô đặc thu được đường tinh luyện màu trắng.
Ứng dụng của khí SO2 trong sản xuất bột giấy
- Ứng dụng trong làm chất bảo quản cho các loại thực phẩm sấy khô:
- Làm chất bảo quản cho các loại hoa quả sấy khô như vải, mơ, nho,.. với khả năng giúp ngăn cản sự phát triển của một số loại vi khuẩn và nấm gây hư hại cho thực phẩm.
- Giúp thực phẩm không bị hư hỏng, thối rửa, giữ màu sắc tươi ngon trong một thời gian dài.
Đôi khi lưu huỳnh đioxit được dùng làm chất bảo quản trong hoa quả sấy khô
- Trong ngành sản xuất rượu:
- Sử dụng lưu huỳnh đioxit trong sản xuất rượu với tỷ lệ rất nhỏ
- Nồng độ SO2 dưới 50 ppm, rượu vẫn giữ được vị thơm ngon đặc trưng của mình
- Ứng dụng trong làm sạch các thiết bị trong nhà máy sản xuất rượu
- Trong phòng thí nghiệm: sử dụng làm thuốc thử để nhận biết các chất khác và được dùng như một dung môi trơ.
☠️☠️☠️ Khí Metan là gì? Tính chất, ứng dụng & nguồn gốc của metan
Tác hại của SO2 lưu huỳnh đioxit
1. Đối với môi trường
- Đây là một chất khí có khả năng gây ô nhiễm môi trường không khí
- Khi lưu huỳnh đioxit bị oxy hóa và tác dụng với nước tạo ra axit sunfuric gây hiện tường mưa axit, có ảnh hưởng đến các loài thực vật khi tiếp xúc.
- Phá hủy tầng ozon: SO2 + O3 → SO3 + O2
- Lưu huỳnh đioxit trở thành axit gây ăn mòn kim loại cùng bê tông trong điều kiện không khí ẩm. Dẫn đến tình trạng thay đổi các tính chất vật lý màu sắc của đá vôi, phá hủy những tác phẩm kiến trúc hay gây rỉ sét cho sắt, thép,…
2. Đối với con người
- Khi khí SO2 đi vào trong màu thông qua đường hô hấp hay tiêu hóa sẽ làm giảm lượng dự trữ kiềm, dẫn đến việc rối loạn chuyển hóa đường và protein, gây ra tình trạng thiếu vitamin B, C, gây ức chế enzym oxydaza, tạo methemiglobine làm chuyển sắt II hòa tan thành sắt III kết tủa khiến mạch máu bị tắc nghẽn. Từ các vấn đề trên dẫn đến việc vận chuyển oxy của các hồng cầu bị hạn chế, làm nạn nhân rơi vào trạng thái khó thở
- Đối với bệnh nhân mắc bệnh hen: do có sự co thắt phế quản nên nó sẽ làm tăng tần suất hen suyễn.
- Khi tiếp xúc với da gây phù, phỏng thậm chí là hoại tử
- Gây hỏng mi mắt, bỏng giác mạc hay viên kết mặc, làm con ngươi bị hóa cứng
Một số lưu ý khi sử dụng lưu huỳnh đioxit
1. Cách xử lý khí SO2 – lưu huỳnh đioxit hiệu quả
- Sử dụng dung dịch sữa vôi để hấp thụ SO2
- Dùng dung dịch xút hấp thụ lưu huỳnh đioxit SO2
- Sử dụng dung dịch soda
2. Lưu ý khi tiếp xúc với khí SO2
- Không tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm, cần trang bị những trang phục bảo hộ lao đông không hấp thụ lưu huỳnh đioxit, mang khẩu trang hoạt tính và mặt nạ chống độc nhất là khi phải tiếp xúc loại hóa chất này ở nồng độ cao
- Sử dụng dung dịch natri sunfit 10% làm nước súc miệng
- Bổ sung nhiều chất đạm, vitamin
Trên đây là những thông tin cơ bản về lưu huỳnh đioxit mà VietChem đã tổng hợp, mong rằng đã có thể trở thành một tài liệu tham khảo có ích cho bạn đọc khi muốn tìm hiểu về hóa chất này. Nếu còn thắc mắc hay muốn tìm hiểu về hóa chất khác, bạn đọc có thể gọi đến số hotline hoặc nhắn tin qua website hoachat.com.vn để nhận được tư vấn trực tiếp từ đội ngũ chuyên viên tại đây.
??? Propylene Glycol là gì? Propylene Glycol trong mỹ phẩm
Tìm kiếm liên quan:
- Hiđro sunfua - lưu huỳnh đioxit, lưu huỳnh trioxit
- Một số oxit quan trọng lưu huỳnh đioxit
- Lưu huỳnh đioxit được tạo thành từ cặp chất nào
- Khí sunfurơ
Từ khóa » S Lưu Huỳnh đioxit
-
Lưu Huỳnh Dioxit SO2 Là Gì - Hiểm Họa Nghiêm Trọng đến Hệ Hô Hấp
-
Hidro Sunfua (H2S), Lưu Huỳnh Dioxit (SO2), Lưu Huỳnh Trioxit (SO3 ...
-
Lưu Huỳnh Dioxit (SO2) Là Gì? Tính Chất Vật Lí, Tính Chất Hóa Học
-
Lưu Huỳnh đioxit - Học Hóa Online
-
[CHUẨN NHẤT] Tính Chất Hóa Học Của SO2 - Cách điều Chế
-
Lí Thuyết Lưu Huỳnh đioxit Và Lưu Huỳnh Trioxit - MÔN HÓA Lớp 10
-
Lưu Huỳnh Dioxit, Trioxit
-
Bài 32: Hiđro Sunfua - Lưu Huỳnh đioxit - Gia Sư Tâm Tài Đức
-
Khí Lưu Huỳnh đioxit SO2 Là Gì? Tính Chất Hóa Học Của SO2
-
Lưu Huỳnh Dioxit Có Nguy Hiểm Không? Điều Chế Và ứng Dụng
-
Hoá Học 10 Bài 32: Hiđro Sunfua - Lưu Huỳnh đioxit - Học Hỏi Net
-
Luu Huynh Dioxit Trioxit - Tài Liệu Text - 123doc