Khiêm Nhường Ngữ Tiếng Nhật - 5 Lỗi Sai Cơ Bản - Nhà Sách Daruma
Có thể bạn quan tâm
Khiêm nhường ngữ tiếng Nhật là bài viết tổng hợp một số khiêm nhường ngữ kết hợp với kính ngữ thường dùng trong tiếng Nhật. Để nhớ được kính ngữ và khiêm nhường ngữ thì rất khó, bạn phải thường xuyên luyện tập mới có thể nhớ và vận dụng tự nhiên hơn. Cùng tìm hiểu cụ thể về tôn kính ngữ, khiêm nhường ngữ và cách nói lịch sự nhé.
Kính ngữ được chia làm 3 loại chính: tôn kính ngữ, khiêm nhường ngữ, cách nói lịch sự. Khi nào chúng ta phải sử dụng kính ngữ? Đó khi nói chuyện với người trên mình (目上の人), với đối tác, khách hàng, cấp trên và sempai trong cùng công ty.
Khi sử dụng kính ngữ, cần phân biệt đâu là người nhà(内)đâu là người ngoài(外). Cùng là câu chuyện nói về một người, nhưng tùy vào đối tượng giao tiếp mà cách dùng kính ngữ cũng sẽ khác.
◆ Tôn kính ngữ (尊敬語): dùng để chỉ hành động, trạng thái của người trên mình/ người ngoài, bày tỏ thái độ kính trọng với đối phương.
◆ Khiêm nhường ngữ (謙譲語): dùng khi nói về hành động của bản thân, người nhà (người cùng công ty khi nói chuyện với công ty khác,…) bày tỏ thái độ khiêm nhường.
◆ Từ lịch sự (丁寧語): là từ ở thể 「です」「ます」. Từ lịch sự khác với tôn kính ngữ ở chỗ, tôn kính ngữ không thể dùng để nói về hành động, trạng thái của bản thân, còn từ lịch sự có thể dùng cho mọi trường hợp.
Xem thêm: luyện thi N3
Khiêm nhường ngữ tiếng Nhật
+) Các cách tạo khiêm nhường ngữ
① Động từ thể “masu” bỏ “masu”: お/ご+ 動詞(ます)+します/いたします。 例:手伝いますー>お手伝い致します、連絡しますー>ご連絡致します
② Động từ nhóm 3: 動詞(します)+させていただきます 例:添付しますー>添付させて頂きます報告しますー>報告させて頂きます
③ Động từ “masu” bỏ “masu”: お/ご+動詞(ます)+申し上げます 例:依頼しますー>ご依頼申し上げます、詫びますー>お詫び申し上げます
④ Khiêm nhường ngữ đặc biệt (tham khảo Bảng động từ kính ngữ bất quy tắc bên dưới)
30 kính ngữ và khiêm nhường ngữ thường gặp
基本形 | 尊敬語 | 謙譲語 | 丁寧語 |
---|---|---|---|
Cách dùng | Dùng với người lớn hơn mình. Khi nói về hành động của đối phương | Dùng khi nói về hành động của bản thân | Dùng khi thể hiện sự lịch sự với đối phương. |
Người thực hiện hành động | 相手 | 自分 | 問わない |
する | なさる、される | (自分が一方的に行う行為の場合)いたす (相手からの許可や好意により恩恵を受ける行為の場合)させていただく | します |
言う | おっしゃる、言われる | 申す、申し上げる | 言います |
行く | いらっしゃる、おいでになる | うかがう、参る | 行きます |
来る | いらっしゃる、おいでになる、見える、お越しになる | 参る、伺う | 来ます |
知る | お知りになる、ご存じだ | 存じる、存じ上げる、承知する | 知っています |
食べる | 召し上がる、おあがりになる | いただく、頂戴する | 食べます |
いる | いらっしゃる、おいでになる | おる | います |
見る | ご覧になる | 拝見する | 見ます |
聞く | お聞きになる | 拝聴する、うかがう | 聞きます |
座る | お掛けになる | お座りする、座らせていただく | 座ります |
会う | お会いになる、会われる | お目にかかる | 会います |
伝える | お伝えになる | 申し伝える | 伝えます |
わかる | おわかりになる、ご理解いただく | かしこまる、承知する | わかりました |
読む | お読みになる | 拝読する | 読みます |
与える | くださる、お与えになる | 差し上げる | あげます |
受け取る | お受け取りになる | 賜る、頂戴する、拝受する | 受けとります |
利用する | ご利用になる | 利用させていただく | 利用します |
思う | お思いになる、おぼし召す | 存じる、拝察する | 思います |
買う | お買いになる、お求めになる | 買わせていただく | 買います |
考える | お考えになる、ご高察なさる | 拝察する、検討いたします | 考えます |
待つ | お待ちになる、お待ちくださる | お待ちする | 待ちます |
帰る | お帰りになる、帰られる | おいとまする | 帰ります |
家 | 御宅(おんたく) | 拙宅(せったく) | – |
会社 | 貴社(きしゃ) 御社(おんしゃ) | 弊社(へいしゃ) | – |
店 | 貴店(きてん) | 弊店(へいてん) | – |
銀行 | 貴行(きこう) | 弊行(へいこう) | – |
学校 | 貴校(きこう) | 弊校(へいこう) | – |
新聞 | 貴紙(きし) | 弊紙(へいし)・小紙(しょうし) | – |
雑誌 | 貴誌(きし) | 弊誌(へいし)・小誌(しょうし) | – |
地位 | 貴職(きしょく) | 小職(しょうしょく) | – |
Xem thêm: Sách kính ngữ tiếng Nhật
Từ ngữ trang trọng thường dùng trong tiếng Nhật – khiêm nhường ngữ tiếng Nhật
普段 Thông thường | 改まった言葉遣い Trang trọng |
---|---|
僕・わたし Watashi / Tôi | わたくし Watakushi |
今 Ima / Bây giờ | ただ今 Tadaima |
今度 Kondo / Lần này | この度 Kono tabi |
このあいだ Konoaida / Mấy hôm trước | 先日 Senjitsu |
きのう Kinou / Hôm qua | さくじつ(昨日) Sakujitsu |
きょう Kyou / Hôm nay | 本日 Honjitsu |
あした Ashita / Ngày mai | みょうにち Myounichi |
さっき Sakki / Lúc trước, lúc nãy | さきほど Sakihodo |
あとで Atode / Sau đây | のちほど Nochihodo |
こっち Kocchi / Phía này, phía chúng tôi | こちら Kochira |
そっち Socchi Phía các vị, phía kia | そちら Sochira |
あっち Acchi / Phía đó | あちら Achira |
どっち Docchi / Phía nào, bên nào | どちら Dochira |
だれ Dare / Ai | どなた Donata |
どこ Doko / Ở đâu | どちら Dochira |
どう Dou /Như thế nào | いかが Ikaga |
本当に Hontou ni / Thật sự là | 誠に Makoto ni |
すごく Sugoku / Rất | たいへん Taihen |
ちょっと Chotto / Một chút, chút xíu | 少々 Shoushou |
いくら Ikura / Bao nhiêu | いかほど Ikahodo |
もらう Morau / Nhận | いただく Itadaku |
Lỗi sai khi dùng khiêm nhường ngữ tiếng Nhật
Dưới đây là một số lỗi sai khi dùng khiêm nhường ngữ tiếng Nhật bạn cần lưu ý:
お〜する là khiêm nhường ngữ. Dùng để hạ thấp bản thân, nên nếu dùng cho hành động của đối phương sẽ gây thất lễ.
Ví dụ1 :お聞きする
×受付でお聞きしてくださいHãy hỏi ở quầy tiếp tân (hành động hỏi là của khách nên đây là cách dùng sai)
↓
◯私がお聞きしますTôi sẽ hỏi (ok)
Ví dụ 2: 伺う
×お客様はこの件について伺っていますか?Quý khách hỏi về chuyện gì vậy ? (hành động hỏi là của khách nên bị sai)
↓
◯私はこの件について伺っております Tôi xin được hỏi về chuyện này
Ví dụ 3:いただく
×どうぞ冷やしていただいてください Hãy làm lạnh (món này) – đây là cách dùng khiêm nhường ngữ tiếng Nhật sai vì đang nói về hành động của khách
↓
◯冷やしていただきます Tôi sẽ làm lạnh (nói về hành động của bản thân)
Ví dụ 4 差し上げる
×先生から生徒さん達に差し上げてください Giáo viên đưa cho học sinh (cách dùng khiêm nhường ngữ này bị sai tương tự những câu trên vì nói về hành động của giáo viên)
↓
◯私から先生に差し上げます (tôi tặng giáo viên – nói về hành động của bản thân )
Ví dụ 5 拝見する
×お客様は資料を拝見してどう思われましたか? Quý khách xem tài liệu này rồi thì có ý kiến gì không ạ? (khiêm nhường ngữ tiếng Nhật dùng như thế này bị sai vì hành động xem là của khách)
↓
◯私が資料を拝見して思ったのは…Tôi đã xem rồi, cái tôi đang nghĩ là….
Hy vọng bài viết khiêm nhường ngữ tiếng Nhật sẽ giúp Bạn có thêm kiến thức về phần khó nhất trong tiếng Nhật, có thể nhớ và vận dụng hiệu quả phần này·
Từ khóa » Bảng Kính Ngữ Và Khiêm Nhường Ngữ Trong Tiếng Nhật
-
Tuyệt Chiêu Ghi Nhớ Kính Ngữ, Tôn Kính Ngữ Tiếng Nhật N3 Chỉ Sau 1 ...
-
Kính Ngữ Tiếng Nhật - Minna Bài 49
-
Toàn Bộ Về Kính Ngữ, Khiêm Nhường Ngữ, Thể Lịch Sự Trong Tiếng Nhật
-
Kính Ngữ - Cách Nói Lịch Sự Trong Tiếng Nhật - Akira Education
-
Tiếng Nhật Tôn Kính Và Khiêm Nhường Toàn Tập - Saromalang
-
[Từ A - Z] Toàn Bộ Kiến Thức Về Kính Ngữ Tiếng Nhật
-
Tôn Kính Ngữ Và Khiêm Nhường Ngữ - Ngoại Ngữ YOU CAN
-
[Ngữ Pháp N4] Cách Sử Dụng Khiêm Nhường Ngữ Trong Tiếng Nhật
-
Chi Tiết Cách Sử Dụng Kính Ngữ Trong Tiếng Nhật - .vn
-
Học Tiếng Nhật: Phân Biệt Tôn Kính Ngữ Và Khiêm Nhường Ngữ
-
[Ngữ Pháp N4]: 敬語: Kính Ngữ
-
Kính Ngữ Dùng Trong Công Ty Nhật - Tomoni
-
Kính Ngữ Tiếng Nhật - Những Kính Ngữ Thường Dùng Trong Công Ty