Khiếu Nại Quyết định Hành Chính, Hành Vi Hành Chính Và Khiếu Nại Về ...
Có thể bạn quan tâm
Điều 1 Luật Khiếu nại năm 2011: "Luật này quy định về khiếu nại và giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính Nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính Nhà nước; khiếu nại và giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật cán bộ, công chức; tiếp công dân; quản lý và giám sát công tác giải quyết khiếu nại. Luật cũng quy định: Trường hợp luật khác có quy định khác về khiếu nại và giải quyết khiếu nại thì áp dụng theo quy định của luật đó (khoản 5 Điều 3)".
Trong phạm vi bài viết này tác giả chỉ đề cập đến sự khác biệt giữa khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính và khiếu nại về thi hành án dân sự.
1. Về đối tượng của khiếu nại
Đối với khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính: Đối tượng của khiếu nại là quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức. Công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính Nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình (Điều 2 của Luật Khiếu nại năm 2011).
Ví dụ: Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội ban hành Quyết định thu hồi 100m2 đất ở đối với ông Nguyễn Văn A để giải phóng mặt bằng, mở rộng đường giao thông tại phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm. Không nhất trí, ông A gửi đơn khiếu nại Quyết định thu hồi đất nêu trên đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Bắc Từ Liêm.
Đối tượng khiếu nại trong lĩnh vực thi hành án dân sự là quyết định, hành vi của Thủ trưởng và chấp hành viên cơ quan Thi hành án dân sự. Đương sự, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan có quyền khiếu nại đối với quyết định, hành vi của Thủ trưởng cơ quan Thi hành án dân sự, chấp hành viên nếu có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình (khoản 1 Điều 140 Luật Thi hành án dân sự).
Ví dụ: Bà Nguyễn Thị H phải thi hành án trả nợ cho Ngân Hàng MB 1.000.000.000đồng. Bà H có điều kiện thi hành án nhưng không tự nguyện thi hành án nên chấp hành viên Chi cục Thi hành án dân sự huyện Y, tỉnh V ra Quyết định cưỡng chế số 25/THA ngày 10/12/2003 kê biên toàn bộ tài sản nhà, đất của bà H để đảm bảo thi hành án. Không nhất trí, bà H gửi đơn khiếu nại Quyết định cưỡng chế số 25/THA nêu trên đến Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự huyện Y.
2. Trình tự khiếu nại
Đối với khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính: Theo quy định của Luật Khiếu nại thì khiếu nại lần đầu, người khiếu nại có quyền khiếu nại trực tiếp đến người có quyết định thi hành, hành vi hành chính hoặc có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án mà không nhất thiết phải khiếu nại với người có quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại. Việc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án vẫn có thể thực hiện ở bất kì giai đoạn nào trong quá trình giải quyết khiếu nại (Điều 7 Luật Khiếu nại năm 2011).
Đối với khiếu nại về thi hành án dân sự thì khiếu nại lần đầu, người khiếu nại có quyền khiếu nại trực tiếp đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi của Thủ trưởng, chấp hành viên cơ quan Thi hành án, cụ thể: Điều 142 Luật Thi hành án dân sự quy định:
1. Thủ trưởng cơ quan Thi hành án dân sự cấp huyện giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi trái pháp luật của chấp hành viên thuộc quyền quản lý của cơ quan Thi hành án dân sự cấp huyện.
2. Thủ trưởng cơ quan Thi hành án dân sự cấp tỉnh giải quyết đối với các khiếu nại sau đây:
a) Khiếu nại quyết định, hành vi trái pháp luật của chấp hành viên thuộc quyền quản lý của cơ quan Thi hành án dân sự cấp tỉnh;
b) Khiếu nại quyết định, hành vi trái pháp luật của Thủ trưởng cơ quan Thi hành án dân sự cấp huyện;
c) Khiếu nại đối với quyết định giải quyết khiếu nại của Thủ trưởng cơ quan Thi hành án dân sự cấp huyện. Quyết định giải quyết khiếu nại của Thủ trưởng cơ quan Thi hành án dân sự cấp tỉnh có hiệu lực thi hành.
3. Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp giải quyết đối với các khiếu nại sau đây:
a) Khiếu nại quyết định, hành vi trái pháp luật của Thủ trưởng cơ quan Thi hành án dân sự cấp tỉnh;
b) Khiếu nại đối với quyết định giải quyết khiếu nại của Thủ trưởng cơ quan Thi hành án dân sự cấp tỉnh. Quyết định giải quyết khiếu nại của Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp có hiệu lực thi hành.
4. Bộ trưởng Bộ Tư pháp giải quyết các khiếu nại sau đây:
a) Khiếu nại đối với quyết định giải quyết khiếu nại của Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp quy định tại điểm a khoản 3 Điều này. Quyết định giải quyết khiếu nại của Bộ trưởng Bộ Tư pháp có hiệu lực thi hành;
b) Trường hợp cần thiết, Bộ trưởng Bộ Tư pháp có quyền xem xét lại quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực thi hành quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
5. Thủ trưởng cơ quan thi hành án cấp quân khu giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi trái pháp luật của chấp hành viên cơ quan Thi hành án cấp quân khu.
6. Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng giải quyết các khiếu nại sau đây:
a) Khiếu nại đối với quyết định, hành vi trái pháp luật của Thủ trưởng cơ quan Thi hành án cấp quân khu;
b) Khiếu nại đối với quyết định giải quyết khiếu nại của Thủ trưởng cơ quan Thi hành án cấp quân khu. Quyết định giải quyết khiếu nại của Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng có hiệu lực thi hành.
7. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng giải quyết các khiếu nại sau đây:
a) Khiếu nại đối với quyết định giải quyết khiếu nại của Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng. Quyết định giải quyết khiếu nại của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng có hiệu lực thi hành;
b) Trường hợp cần thiết, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng có quyền xem xét lại quyết định giải quyết khiếu nại của Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng được quy định tại điểm b khoản 6 Điều này.
3. Quyền, nghĩa vụ của người khiếu nại, người bị khiếu nại và của luật sư, trợ giúp viên pháp lý (từ Điều 12 đến Điều 16 Luật Khiếu nại năm 2011)
Đối với khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính: Luật Khiếu nại quy định cụ thể quyền, nghĩa vụ của người khiếu nại, người bị khiếu nại, người giải quyết khiếu nại và luật sư bảo đảm sự phù hợp với trình tự, thủ tục khiếu nại và giải quyết khiếu nại, cụ thể là:
- Đối với người khiếu nại, Luật Khiếu nại đã quy định người khiếu nại có quyền được ủy quyền cho luật sư, trợ giúp viên pháp lý khiếu nại để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Người khiếu nại cũng được biết, đọc, sao chụp, sao chép và xem các tài liệu, chứng cứ do người giải quyết khiếu nại thu thập để giải quyết khiếu nại; được yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan đang lưu giữ, quản lý thông tin, tài liệu liên quan tới nội dung khiếu nại, cung cấp thông tin, tài liệu đó cho mình để giao nộp cho người giải quyết khiếu nại.
- Đối với người bị khiếu nại, có quyền được biết, đọc, sao chụp, sao chép và xem các tài liệu, chứng cứ do người giải quyết khiếu nại thu thập để giải quyết khiếu nại; yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan đang lưu giữ, quản lý thông tin, tài liệu liên quan tới nội dung khiếu nại, cung cấp thông tin, tài liệu đó cho mình để giao cho người giải quyết khiếu nại; đồng thời phải chấp hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực của pháp luật; bồi thường hoặc bồi hoàn thiệt hại, khắc phục hậu quả do quyết định hành chính, hành vi hành chính trái pháp luật của mình gây ra.
- Đối với luật sư, trợ giúp viên pháp lý có quyền tham gia vào quá trình giải quyết khiếu nại; thực hiện các quyền, nghĩa vụ của người khiếu nại khi được ủy quyền; xác minh, thu thập chứng cứ có liên quan đến nội dung khiếu nại và cung cấp chứng cứ cho người giải quyết khiếu nại; được nghiên cứu hồ sơ vụ việc, ghi chép, sao chụp những tài liệu cần thiết có trong hồ sơ vụ việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại.
Đối với khiếu nại trong lĩnh vực thi hành án dân sự: Điều 143 Luật Thi hành án dân sự quy định người khiếu nại có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
1. Người khiếu nại có các quyền sau đây:
a) Tự mình khiếu nại hoặc thông qua người đại diện hợp pháp để khiếu nại;
b) Nhờ luật sư giúp đỡ về pháp luật trong quá trình khiếu nại;
c) Được nhận quyết định giải quyết khiếu nại;
d) Được biết các bằng chứng để làm căn cứ giải quyết khiếu nại; đưa ra bằng chứng về việc khiếu nại và giải trình ý kiến của mình về bằng chứng đó;
đ) Được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp đã bị xâm phạm và được bồi thường thiệt hại, nếu có;
e) Được khiếu nại tiếp nếu không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại;
g) Rút khiếu nại trong bất kỳ giai đoạn nào của quá trình giải quyết khiếu nại.
2. Người khiếu nại có các nghĩa vụ sau đây:
a) Khiếu nại đến đúng người có thẩm quyền giải quyết;
b) Trình bày trung thực sự việc, cung cấp thông tin, tài liệu cho người giải quyết khiếu nại; chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung trình bày và việc cung cấp thông tin, tài liệu đó;
c) Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực thi hành và quyết định của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định tại điểm b khoản 4 và điểm b khoản 7 Điều 142 của Luật này.
Điều 144 quy định quyền và nghĩa vụ của người bị khiếu nại như sau:
1. Người bị khiếu nại có các quyền sau đây:
a) Được biết các căn cứ khiếu nại của người khiếu nại; đưa ra bằng chứng về tính hợp pháp của quyết định, hành vi bị khiếu nại;
b) Được nhận quyết định giải quyết khiếu nại.
2. Người bị khiếu nại có các nghĩa vụ sau đây:
a) Giải trình về quyết định, hành vi bị khiếu nại, cung cấp các thông tin, tài liệu liên quan khi người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại yêu cầu;
b) Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực thi hành và quyết định của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định tại điểm b khoản 4 và điểm b khoản 7 Điều 142 của Luật này;
c) Bồi thường, bồi hoàn, khắc phục hậu quả do quyết định, hành vi trái pháp luật của mình gây ra theo quy định của pháp luật.
4. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại
Đối với khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính:Luật Khiếu nại năm 2011 quy định thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu thuộc về người có quyết định hành chính, hành vi hành chính, khiếu nại lần hai do Thủ trưởng cơ quan cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết lần đầu giải quyết, từ Điều 17 đến Điều 26. Đáng chú ý, là Luật xác định rõ trách nhiệm giải quyết tranh chấp giải quyết khiếu nại của Chủ tịch tỉnh, Bộ trưởng và Thủ tướng Chính phủ, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại hành chính.
Khiếu nại về thi hành án dân sự Điều 142 Luật Thi hành án dân sự quy định thẩm quyền giải quyết khiếu nại về thi hành án như sau:
1. Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi trái pháp luật của chấp hành viên thuộc quyền quản lý của cơ quan Thi hành án dân sự cấp huyện.
2. Thủ trưởng cơ quan Thi hành án dân sự cấp tỉnh giải quyết đối với các khiếu nại sau đây:
a) Khiếu nại quyết định, hành vi trái pháp luật của chấp hành viên thuộc quyền quản lý của cơ quan Thi hành án dân sự cấp tỉnh;
b) Khiếu nại quyết định, hành vi trái pháp luật của Thủ trưởng cơ quan Thi hành án dân sự cấp huyện;
c) Khiếu nại đối với quyết định giải quyết khiếu nại của Thủ trưởng cơ quan Thi hành án dân sự cấp huyện. Quyết định giải quyết khiếu nại của Thủ trưởng cơ quan Thi hành án dân sự cấp tỉnh có hiệu lực thi hành.
3. Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp giải quyết đối với các khiếu nại sau đây:
a) Khiếu nại quyết định, hành vi trái pháp luật của Thủ trưởng cơ quan Thi hành án dân sự cấp tỉnh;
b) Khiếu nại đối với quyết định giải quyết khiếu nại của Thủ trưởng cơ quan Thi hành án dân sự cấp tỉnh. Quyết định giải quyết khiếu nại của Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp có hiệu lực thi hành.
4. Bộ trưởng Bộ Tư pháp giải quyết các khiếu nại sau đây:
a) Khiếu nại đối với quyết định giải quyết khiếu nại của Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp quy định tại điểm a khoản 3 Điều này. Quyết định giải quyết khiếu nại của Bộ trưởng Bộ Tư pháp có hiệu lực thi hành;
b) Trường hợp cần thiết, Bộ trưởng Bộ Tư pháp có quyền xem xét lại quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực thi hành quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
5. Thủ trưởng cơ quan Thi hành án cấp quân khu giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi trái pháp luật của chấp hành viên cơ quan Thi hành án cấp quân khu.
6. Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng giải quyết các khiếu nại sau đây:
a) Khiếu nại đối với quyết định, hành vi trái pháp luật của Thủ trưởng cơ quan Thi hành án cấp quân khu;
b) Khiếu nại đối với quyết định giải quyết khiếu nại của Thủ trưởng cơ quan Thi hành án cấp quân khu. Quyết định giải quyết khiếu nại của Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng có hiệu lực thi hành.
7. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng giải quyết các khiếu nại sau đây:
a) Khiếu nại đối với quyết định giải quyết khiếu nại của Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng. Quyết định giải quyết khiếu nại của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng có hiệu lực thi hành;
b) Trường hợp cần thiết, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng có quyền xem xét lại quyết định giải quyết khiếu nại của Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng được quy định tại điểm b khoản 6 Điều này.
5. Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại
5.1 Đối với khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính:
Luật Khiếu nại năm 2011 quy định về thụ lý giải quyết khiếu nại, thời hạn, thời hiệu khiếu nại và giải quyết khiếu nại; thẩm tra, xác minh; thu thập tài liệu liên quan... đến việc ra quyết định giải quyết khiếu nại như sau:
Về thụ lý giải quyết khiếu nại: Điều 27 Luật Khiếu nại năm 2011 quy định:
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại thuộc thẩm quyền mà không thuộc một trong các trường hợp được quy định tại Điều 11 của Luật này, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu phải thụ lý giải quyết; thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền chuyển khiếu nại đến và cơ quan Thanh tra Nhà nước cùng cấp biết, trường hợp không thụ lý giải quyết thì phải nêu rõ lý do.
Về thời hạn: Điều 28 Luật Khiếu nại năm 2011 quy định:
Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý.
Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý.
Về trình tự giải quyết khiếu nại lần đầu: Điều 30 Luật Khiếu nại năm 2011 quy định:
Việc xác minh nội dung khiếu nại: 1. Trong thời hạn quy định tại Điều 28 của Luật này, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu có trách nhiệm sau đây:
a) Kiểm tra lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của người có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp, nếu khiếu nại đúng thì ra quyết định giải quyết khiếu nại ngay;
b) Trường hợp chưa có cơ sở kết luận nội dung khiếu nại thì tự mình tiến hành xác minh, kết luận nội dung khiếu nại hoặc giao cơ quan Thanh tra Nhà nước cùng cấp hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm (sau đây gọi chung là người có trách nhiệm xác minh) xác minh nội dung khiếu nại, kiến nghị giải quyết khiếu nại.
2. Việc xác minh phải bảo đảm khách quan, chính xác, kịp thời ... (Điều 29)
Việc tổ chức đối thoại:1. Trong quá trình giải quyết khiếu nại lần đầu, nếu yêu cầu của người khiếu nại và kết quả xác minh nội dung khiếu nại còn khác nhau thì người giải quyết khiếu nại tổ chức đối thoại với người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền và nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để làm rõ nội dung khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại và hướng giải quyết khiếu nại; việc đối thoại phải tiến hành công khai, dân chủ. (Điều 30)
Khiếu nại lần hai hoặc khởi kiện vụ án hành chính: Điều 33 Luật Khiếu nại năm 2011 quy định:
1. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại quy định tại Điều 28 của Luật này mà khiếu nại lần đầu không được giải quyết hoặc kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý thì có quyền khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai; đối với vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày.
Trường hợp khiếu nại lần hai thì người khiếu nại phải gửi đơn kèm theo quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu, các tài liệu có liên quan cho người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai.
2. Hết thời hạn giải quyết khiếu nại quy định tại Điều 28 của Luật này mà khiếu nại lần đầu không được giải quyết hoặc người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật Tố tụng hành chính. (Điều 33).
5.2 Khiếu nại về thi hành án dân sự: Điều 148 Luật Thi hành án dân sự quy định:
Về thụ lý đơn khiếu nại: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết và không thuộc trường hợp quy định tại Điều 141 của Luật này, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu phải thụ lý để giải quyết và thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại biết. Trường hợp người có thẩm quyền không thụ lý đơn khiếu nại để giải quyết thì phải thông báo và nêu rõ lý do.
Về thời hạn giải quyết khiếu nại: Điều 146 Luật Thi hành án dân sự quy định:
1. Đối với quyết định, hành vi quy định tại điểm a khoản 2 Điều 140 của Luật này thì thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu là 15 ngày, lần hai là 30 ngày, kể từ ngày thụ lý đơn khiếu nại.
2. Đối với quyết định, hành vi quy định tại điểm b khoản 2 Điều 140 của Luật này thì thời hạn giải quyết khiếu nại là 05 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý đơn khiếu nại.
3. Đối với quyết định, hành vi quy định tại điểm c khoản 2 Điều 140 của Luật này thì thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu là 30 ngày, lần hai là 45 ngày, kể từ ngày thụ lý đơn khiếu nại.
Trường hợp cần thiết, đối với những vụ việc có tính chất phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài nhưng không quá 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại.
4. Đối với quyết định, hành vi quy định tại điểm d khoản 2 Điều 140 của Luật này thì thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu là 15 ngày, lần hai là 30 ngày, kể từ ngày thụ lý đơn khiếu nại.
Về trình tự giải quyết khiếu nại lần đầu: Điều 150 Luật Thi hành án dân sự quy định:
Sau khi thụ lý đơn khiếu nại, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tiến hành xác minh, yêu cầu người bị khiếu nại giải trình, trong trường hợp cần thiết, có thể trưng cầu giám định hoặc tổ chức đối thoại để làm rõ nội dung khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại và hướng giải quyết khiếu nại.
Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại phải ra quyết định giải quyết khiếu nại đối với khiếu nại thuộc thẩm quyền.
Về thủ tục giải quyết khiếu nại lần hai: Điều 150 Luật Thi hành án dân sự quy định:
1. Trường hợp tiếp tục khiếu nại thì người khiếu nại phải gửi đơn kèm theo bản sao quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu và tài liệu liên quan cho người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai.
2. Trong quá trình giải quyết khiếu nại lần hai, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại có các quyền được quy định tại Điều 145 của Luật này và có quyền yêu cầu người giải quyết khiếu nại lần đầu, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu và những bằng chứng liên quan đến nội dung khiếu nại; triệu tập người bị khiếu nại, người khiếu nại để tổ chức đối thoại khi cần thiết; xác minh; trưng cầu giám định, tiến hành các biện pháp khác theo quy định của pháp luật để giải quyết khiếu nại. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi nhận được yêu cầu phải thực hiện đúng các yêu cầu đó.
Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai phải ra quyết định giải quyết khiếu nại.
Như vậy, có thể nói khiếu nại về thi hành án dân sự là quyền, là hành vi của các chủ thể như đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc thi hành án; còn hoạt động giải quyết khiếu nại là hoạt động mang tính quyền lực nhà nước, chỉ được thực hiện bởi người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại theo trình tự, thủ tục do Luật Thi hành án dân sự quy định. Quá trình công dân thực hiện quyền khiếu nại chính là quá trình cung cấp cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền các tài liệu, chứng cứ về sự vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân từ phía cơ quan và người có thẩm quyền trong cơ quan Thi hành án dân sự. Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại một mặt sử dụng những tài liệu, chứng cứ tiếp nhận từ người khiếu nại; mặt khác thu thập, xác minh thêm thông tin, tài liệu từ những nguồn khác để làm căn cứ cho việc giải quyết khiếu nại một cách chính xác.
Điểm khác nhau cơ bản giữa khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính và khiếu nại về thi hành án dân sự là thẩm quyền giải quyết khiếu nại, trình tự thủ tục giải quyết khiếu nại và vai trò của Viện kiểm sát trong việc kiểm sát việc tuân theo pháp luật, cụ thể:
Đối với khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính: theo quy định của Luật Khiếu nại thì khiếu nại lần đầu, người khiếu nại có quyền khiếu nại trực tiếp đến người có quyết định thi hành, hành vi hành chính hoặc có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án mà không nhất thiết phải khiếu nại với người có quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại. Việc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án có thể thực hiện ở bất kì giai đoạn nào trong quá trình giải quyết khiếu nại (Điều 7 Luật Khiếu nại năm 2011).
Khiếu nại về thi hành án dân sự: người khiếu nại lần đầu có quyền khiếu nại trực tiếp đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi của Thủ trưởng, chấp hành viên cơ quan Thi hành án dân sự. Không nhất trí với quyết định giải quyết lần đầu, người khiếu nại có quyền khiếu nại lên cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu, quyết định giải quyết khiếu nại lần 2 có hiệu lực thi hành. Đặc biệt, Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án có hiệu lực thi hành (Điều 25 Nghị định 58 ngày 13/7/2009 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự về thủ tục thi hành án dân sự). Ngoài ra, Bộ trưởng Bộ Tư pháp có quyền xem xét lại quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật theo quy định tại điểm b khoản 4 và điểm b khoản 7 Điều 142 của Luật Thi hành án dân sự trong các trường hợp sau đây: Quyết định, hành vi bị khiếu nại là trái pháp luật nhưng quyết định giải quyết khiếu nại cho rằng quyết định, hành vi đó là đúng pháp luật; Việc giải quyết khiếu nại đã vi phạm quy định của pháp luật về thủ tục giải quyết khiếu nại về thi hành án; Có tình tiết mới làm thay đổi cơ bản kết quả giải quyết khiếu nại.
Điểm khác biệt nữa là Luật khiếu nại năm 2011 không quy định Viện Kiểm sát kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong giải quyết khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính, còn khiếu nại về thi hành án dân sự thì Điều 159 Luật Thi hành án dân sự quy định: Viện Kiểm sát kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc giải quyết khiếu nại về thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật. Viện Kiểm sát có quyền yêu cầu, kiến nghị đối với cơ quan Thi hành án dân sự cùng cấp và cấp dưới, cơ quan, tổ chức và cá nhân có trách nhiệm để bảo đảm việc giải quyết khiếu nại có căn cứ, đúng pháp luật.
Trên đây là những điểm khác biệt giữa khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính và khiếu nại về thi hành án dân sự tác giả đưa ra để các đồng chí, đồng nghiệp quan tâm, theo dõi và cùng trao đổi, để tránh nhầm lẫn khi áp dụng pháp luật.
Nguyễn Thị Thu Hằng – Vụ GQKNTC – Tổng cục THADS
Từ khóa » Vi Dụ Khiếu Nại Hành Chính
-
Khiếu Nại Quyết định Hành Chính- Bất Cập Và Kiến Nghị
-
Hỏi đáp Về Luật Khiếu Nại - Thanh Tra Tỉnh
-
Khiếu Nại Là Gì? - Quy định Về Khiếu Nại
-
Khiếu Nại Là Gì? Tố Cáo Là Gì? Khái Quát Về Khiếu Nại Và Tố Cáo?
-
Xác định đối Tượng Của Khiếu Nại Hành Chính Và Một Số Vấn đề Pháp ...
-
Tình Huống Pháp Luật Về Luật Khiếu Nại, Luật Tố Cáo - Sở Tư Pháp
-
Một Số Vấn đề đặt Ra Trong Khiếu Nại “hành Vi Im Lặng” Của Cơ Quan ...
-
[DOC] Nội Dung Cơ Bản Của Pháp Luật Về Khiếu Nại
-
Quy Trình Khiếu Nại Quyết định Hành Chính, Hành Vi Hành Chính
-
Quyền Tố Cáo Là Gì? Ví Dụ Quyền Tố Cáo - Luật Hoàng Phi
-
Quyết định Hành Chính Là Đối Tượng Khởi Kiện Vụ án Hành Chính
-
Luật Khiếu Nại Và Quyền Khởi Kiện Hành Chính Của Người Dan
-
Khái Niệm Quyết định Hành Chính Và Hành Vi Hành Chính ?