Không Tặc Là Gì? - Luật Hoàng Phi

Mục lục bài viết

Toggle
  • Không tặc được hiểu như thế nào?
  • Cấu thành tội phạm của tội chiếm đoạt tàu bay, tàu thủy

Xã hội ngày càng phát triển kéo theo nhiều tội phạm mới được hình thành, đặc biệt là nhóm tội phạm xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản. Và có thể bạn đã nghe nhiều đến từ “Không tặc” nhưng lại không hiểu bản chất của nó là gì.

Thực chất không tặc là một tên gọi khác của một hành vi vi phạm pháp luật hình sự. Do đó, qua nội dung bài viết dưới đây hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu về Không tặc là gì? Chế tài xử phạt đối với hành vi này là như thế nào?

Không tặc được hiểu như thế nào?

Không tặc được hiểu là những hành vi chiếm đoạt bao gồm cả cưỡng đoạt, bắt cóc tàu bay dân dụng, ngoài ra là các hành vi bất hợp pháp nhằm xâm phạm đến hoạt động hàng không dân dụng, gây ra hậu quả nghiêm trọng đến với hoạt động hàng không và đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng của phi hành đoàn cũng như của hành khách trên tàu bay.

Đây được xác định là hành vi vi phạm quy định của pháp luật và đã được quy định trong Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 với tối chiếm đoạt tàu bay, tàu thủy.

Tiếp đến tại Điều 4 Luật Biên giới quốc gia thì tàu bay được xác định là phương tiện hoạt động trên không bao gồm máy bay, tàu lượn, khí cầu và những phương tiện bay khác.

Mà tội phạm là những hành vi gây nguy hiểm xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện do lỗi cố ý hoặc vô ý, xâm phạm đến độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh tổ quốc gia, xâm phạm đến chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, quốc phòng an ninh…của một quốc gia.

Tội chiếm đoạt tàu bay, tàu thủy là hành vi dùng vũ lực nhằm thực hiện việc chiếm đoạt tàu bay hoặc tàu thủy, đe dọa dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tàu bay, tàu thủy hoặc dùng các thủ đoạn khác nhằm chiếm đoạt tàu bay, tàu thủy, đây là hành vi do chủ thể có đủ năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp.

Cấu thành tội phạm của tội chiếm đoạt tàu bay, tàu thủy

Tại Điều 282 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 có quy định như sau:

Điều 282. Tội chiếm đoạt tàu bay, tàu thủy

1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác nhằm chiếm đoạt tàu bay hoặc tàu thủy, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

a) Có tổ chức;

b) Sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

d) Chiếm đoạt tài sản từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

đ) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Làm chết người;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trở lên;

d) Chiếm đoạt tài sản 500.000.000 đồng trở lên.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”

Có thể hiểu cấu thành tội phạm là tổng thể các dấu hiệu pháp lý đặc trưng mang tính khách quan và chủ quan được quy định trong Luật Hình sụ, thể hiện hành vi gây nguy hiểm cho xã hội, căn cứ vào những dấu hiệu đó mà hành vi gây nguy hiểm sẽ được coi là tội phạm.

1/ Mặt khách quan của tội chiếm đoạt tàu bay, tàu thủy

Hành vi khách quan được hiểu là hành vi gây ra nguy hiểm cho xã hội thông qua việc được thể hiện bằng việc thực hiện hoặc không thực hiện hành động thuộc các trường hợp cấm thực hiện của luật. Người thực hiện hành vi biết hoặc có nghĩa vụ phải biết hành vi mình thực hiện hoặc không thực hiện sẽ gây ra nguy hiểm như thế nào đến cho xã hội thì sẽ là hành vi khách quan để cấu thành tội phạm.

Hành vi khách quan của tội chiếm đoạt tàu bay, tàu thủy được thể hiện thông qua việc người phạm tội sử dụng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tàu bay, tàu thủy hoặc dùng các thủ đoạt khác nhằm chiếm đoạt tàu bay, tàu thủy.

Dùng vũ lực ở đây có hể là dùng sức mạnh vật chất tác động đến người điều khiển phương tiện hay chủ của phương tiện, người canh gác…để cướp tàu bay, tàu thủy. Hành vi này thường được hỗ trợ bởi các dụng cụ có khả năng gây thương tích cao như: dao, súng, gậy,…

Đe dọa dùng vũ lực là việc sử dụng lời nói, cử chỉ, hành động, vũ khí…nhằm uy hiếp tinh thần khiến cho đối phương không thể phản kháng.

Dùng thủ đoạn khác để chiếm đoạt có thể là các hành vi như lừa đảo, lén lút, công nhiên nhằm chiếm đoạt tài sản. Những hành vi này sẽ không gây ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của những người có liên quan.

2/ Mặt chủ quan của tội phạm

Về dầu hiệu lỗi của tội chiếm đoạt tàu bay, tàu thủy thì nó xuất phát từ lỗi cố ý trực tiếp, bởi người thực hiện hành vi nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây ra những hậu quả gì nhưng vẫn mong muốn nó xảy ra.

3/ Chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội danh này là người có năng lực trách nhiệm hình sự, theo quy định là từ đủ 16 tuổi trở lên sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự với mọi tội phạm .

4/ Khách thể của tội phạm

Hành vi chiếm đoạt tàu bay, tàu thủy đã xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản là tàu bay, tàu thủy của nhà nước, tổ chức hoặc cá nhân trong xã hội.

Với nội dung bài viết phía trên, chúng tôi đã giải thích cho Quý khách về Không tặc là gì? Nếu còn gì thắc mắc về vấn đề này thì Qúy khách hãy liên hệ đến tổng đài 1900 6557 để được hỗ trợ trực tiếp.

Từ khóa » Ton Tặc Là Gì