Không Thay đổi Chiến Lược Chống Dịch, Thực Hiện Nghiêm 5K - Bộ Y Tế
Có thể bạn quan tâm
HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ
Hội nghị thường niên Câu Lạc bộ Giám đốc các bệnh viện khu vực phía Nam lần thứ XXI
Thứ Sáu, ngày 29/11/2024 10:12Ngày 29/11/2024, tại Thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắc Lắc đã diễn ra Hội nghị thường niên Câu Lạc bộ Giám đốc các bệnh viện khu vực phía Nam lần thứ XXI. TS.BS.CKII Nguyễn Tri Thức, Thứ Trưởng Bộ...
Lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Thế giới Phòng, chống AIDS
Thứ Sáu, ngày 29/11/2024 07:50Lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Thế giới Phòng, chống AIDS Ngày 29/11/2024, tại Trung tâm Hội nghị quốc tế, số 11 Lê Hồng Phong, Ba Đình, Hà Nội, Bộ Y tế đã tổ chức Lễ mít tinh hưởng...
Hoàn thiện cơ chế chính sách, tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh
Thứ Năm, ngày 28/11/2024 09:03Hội nghị trực tuyến về công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm Sáng 28/11/2024, Bộ Y tế đã tổ chức hội nghị trực tiếp và trực tuyến về công tác phòng, chống dịch bệnh...
Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Đức Luận làm việc với Hiệp hội sản xuất Dược Hàn Quốc
Thứ Năm, ngày 28/11/2024 07:31Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Đức Luận làm việc với Hiệp hội sản xuất Dược Hàn Quốc Chiều ngày 27/11/2024, tại trụ sở Bộ Y tế, Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Đức Luận đã có buổi làm việc với Hiệp hội...
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
Thứ Ba, ngày 26/11/2024 01:32Chiều 25-11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sỹ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển...
Khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII
Thứ Hai, ngày 25/11/2024 07:28Sáng 25/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã chủ trì Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII để xem xét nhiều nội dung quan trọng theo thẩm quyền. ...
Nâng cao chất lượng cuộc sống cho các gia đình chính sách
Thứ Bẩy, ngày 23/11/2024 08:03Ngày 23/11, Hội Quân dân y Việt Nam, Quỹ Hành trình gieo yêu thương, Đoàn Thanh niên Văn phòng UBND Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức khám bệnh, tư vấn...
Bộ Y tế tổ chức: Chung kết cuộc thi “Y tế cơ sở giỏi năm 2024”
Thứ Bẩy, ngày 23/11/2024 03:41Tối ngày 22/11/2024, tại Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức chung kết cuộc thi “Y tế cơ sở giỏi năm 2024”. Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Đức Luận dự và phát biểu tại cuộc thi.
Bộ Y tế mít tinh hưởng ứng Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc năm 2024
Thứ Bẩy, ngày 23/11/2024 01:34Ngày 22/11/2024 tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức lễ mít tinh Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc. GS.TS Trần Văn Thuấn, Thứ...
Khai mạc Hội chợ dược liệu, y dược cổ truyền toàn quốc 2024
Thứ Bẩy, ngày 23/11/2024 01:32Ngày 21/11/2024, tại Trung tâm Hội chợ và triển lãm Sài Gòn, TP HCM diễn ra lễ khai mạc Hội chợ dược liệu Y Dược cổ truyền và các sản phẩm từ dược liệu toàn quốc lần thứ hai, năm 2024....
Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn tiếp Tổ chức Facing the World
Thứ Sáu, ngày 21/11/2024 22:36Chiều ngày 21/11/2024 tại trụ sở Bộ Y tế, GS.TS Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế đã có buổi tiếp bà Katrin Kandel, Giám đốc điều hành Tổ chức Facing the World . Tham gia buổi tiếp có đại diện một...
Chung kết Cuộc thi “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh”
Thứ Năm, ngày 21/11/2024 08:28Ngày 21/11/2024, tại Hà Nội, diễn ra Chung kết cuộc thi “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh”. PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Bộ Y tế...
Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tiếp Tổ chức Operation Smile
Thứ Năm, ngày 21/11/2024 08:23Ngày 20/11/2024 tại trụ sở Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã có buổi tiếp đoàn Tổ chức Operation Smile do bà Kathline Magee, Chủ tịch, đồng sáng lập Operation Smile toàn cầu...
Thứ trưởng Trần Văn Thuấn thăm các bệnh nhân ghép tạng đặc biệt của Việt Nam
Thứ Tư, ngày 20/11/2024 07:36Cuối giờ sáng nay - ngày 20/11, GS.TS Trần Văn Thuấn - Thứ trưởng Bộ Y tế, Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia đã đến thăm, trò chuyện, động viên các bệnh nhân vừa trải qua qua những ca ghép tạng đặc...
Bộ Y tế hỗ trợ Hà Giang về công tác y tế, khắc phục hậu quả thiên tai
Thứ Tư, ngày 20/11/2024 01:17Trong 2 ngày 18 - 19/11, tại Hà Giang, Đoàn công tác của Bộ Y tế do GS. TS Trần Văn Thuấn - Thứ trưởng Bộ Y tế làm trưởng đoàn, đã làm việc với UBND tỉnh về công tác y tế và tiếp tục...
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Tri Thức chúc mừng Bộ Giáo dục và Đào tạo nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam
Thứ Ba, ngày 19/11/2024 04:12Nhân kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 – 20/11/2024), sáng ngày 19/11/2024, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Tri Thức cùng đại diện một số đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ đã tới...
Quy chế phối hợp giữa Bộ Y tế và Bộ Công an trở thành kim chỉ nam cho nhiều hoạt động liên ngành
Thứ Ba, ngày 19/11/2024 02:46Chiều ngày 18/11/2024, tại Hà Nội, Bộ Công an và Bộ Y tế tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Quy chế phối hợp số 03 và ký kết Quy chế phối hợp mới giữa hai Bộ.
Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai các giải pháp giảm nguồn cầu về ma túy
Thứ Ba, ngày 19/11/2024 02:40Ngày 18/11/2024, tại Hà Nội, Bộ Công an phối hợp với Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao và Tòa án Nhân dân Tối cao tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai các giải pháp giảm nguồn cầu về ma túy.
Thứ trưởng Bộ Y tế tiếp đoàn công tác tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc
Thứ Hai, ngày 18/11/2024 12:45Ngày 18/11/2024, tại Bộ Y tế, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên đã tiếp đoàn công tác tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc do đồng chí Dương An Đệ, Chủ tịch tỉnh làm Trưởng đoàn. Cùng dự có đại diện các cơ quan...
Tổng Bí thư Tô Lâm gợi mở 3 vấn đề đối với ngành giáo dục và đào tạo
Thứ Hai, ngày 18/11/2024 07:22Sáng 18/11, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm có buổi gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11). Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu tại buổi lễ,...
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 Tìm kiếm- Trước
- 1
- 2
- Tiếp theo
Không thay đổi chiến lược chống dịch, thực hiện nghiêm 5K
10/05/2021 | 19:48 PM
|Không một quốc gia nào an toàn khi cả thế giới chưa an toàn. Không một người Việt Nam nào an toàn khi cả nước chưa an toàn. Mỗi người phải trách nhiệm trước hết với mình và người thân của mình, sau đó là với đất nước, với cộng đồng.
news-relatePhó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Một số nơi nói về việc thay đổi chiến lược, đấy chỉ là cách diễn đạt khác nhau, còn chiến lược và nguyên tắc của chúng ta hoàn toàn không có gì thay đổi. Ảnh: VGP/Đình Nam
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống COVID-19 nhấn mạnh tại cuộc họp Ban Chỉ đạo, sáng 10/5, thảo luận về tình hình dịch bệnh, việc chuẩn bị vật tư, trang thiết bị, sinh phẩm, bảo đảm tài chính… phục vụ công tác phòng, chống dịch.
Xác định rõ 4 nguồn dịch
Tại cuộc họp, các thành viên Ban Chỉ đạo, chuyên gia đã thảo luận, phân tích về những ổ dịch xuất hiện từ ngày 27/4 đến nay.
Theo đó, có thể xác định có 4 nguồn dịch bao gồm: Đà Nẵng, Yên Bái, Bệnh viện K và Bệnh viện bệnh Nhiệt Đới Trung ương cơ sở 2; nguồn dịch mới xuất hiện tại Hải Dương là ca bệnh nhập cảnh trái phép từ Lào.
Từ 4 nguồn dịch này đã lây lan ra 26 tỉnh, thành phố, với 442 ca mắc COVID-19 trong nước. Mặc dù số ca nhiều, lây lan ở nhiều địa phương trên cả nước, nhưng do thực hiện truy vết thần tốc, xét nghiệm nhanh, cách ly kịp thời nên số ca nhiễm mới đều là F1 được cách ly từ trước, nguồn lây ra cộng đồng được ngăn chặn...
Các chuyên gia nhận định về cơ bản, chúng ta đang kiểm soát được nguồn lây ở từng ổ dịch. Từng tỉnh đang kiểm soát được tình hình, góp phần cùng cả nước kiểm soát dịch bệnh.
Theo các chuyên gia, biến chủng mới của virus SARS-CoV-2 ở Ấn Độ có tốc độ lây lan nhanh hơn. Thực tế hiện nay, qua 1 vài ngày tiếp xúc gần, các ca F1, F2 nhanh chóng trở thành ca F0; lây mạnh trong môi trường kín như quán bar ở Vĩnh Phúc, bệnh viện, địa điểm massage, vũ trường…, vì vậy việc xét nghiệm phải thần tốc hơn nữa.
Các địa phương chỉ giãn cách xã hội khi lây nhiễm trong cộng đồng quá mạnh, không phát hiện được nguy cơ, không truy được vết. Không nên giãn cách xã hội khi các lực lượng vẫn đang làm tốt công tác truy vết, năng lực phòng, chống dịch của lực lượng y tế được nâng lên; chúng ta đang nỗ lực khắc phục cách ly, phong tỏa…
Nhấn mạnh việc “xét nghiệm sàng lọc càng nhiều càng tốt”, PGS.TS Trần Đắc Phu nêu ví dụ, Hà Nội tăng cường công tác xét nghiệm tại sân bay, bệnh viện và tiếp tục xét nghiệm nhiều nơi khác trong thời gian tới. “Xét nghiệm sàng lọc nhiều vẫn rẻ hơn phải giãn cách xã hội một cách vô lý”.
"Trong bối cảnh hiện nay có thể có những “ổ bệnh lẩn khuất trong cộng đồng, chưa diệt được hẳn”, việc thực hiện nghiêm thông điệp 5K (“Khẩu trang-Khử khuẩn-Khoảng cách-Không tập trung-Khai báo y tế”) có vai trò quan trọng trong công tác phòng bệnh.
Thực hiện tốt 5K có thể cắt đứt chuỗi lây nhiễm, chuỗi dịch tễ trong cộng đồng. Cùng với đó, chiến lược “phát hiện sớm, truy vết, cách ly, khoanh vùng dập dịch, điều trị hiệu quả” của Việt Nam vẫn chính xác, ổn định, cần tiếp tục duy trì”, chuyên gia Trần Đắc Phu khẳng định.
PGS.TS Trần Đắc Phu: Chỉ giãn cách xã hội khi lây nhiễm trong cộng đồng quá mạnh, không phát hiện được nguy cơ, không truy được vết. Ảnh: VGP/Đình Nam
Theo các chuyên gia, về chiến lược, chúng ta vẫn phải tiếp tục duy trì ngăn chặn - phát hiện – cách ly – khoanh vùng – dập dịch và điều trị. Trong từng khâu phải thực hiện chặt chẽ hơn. Ví dụ, ngăn chặn phải ngay trong khu cách ly bằng cách kiểm soát chặt chẽ hơn, tránh lây nhiễm chéo hoặc lây nhiễm từ khu cách ly ra cộng đồng. Bộ Y tế đã nâng thời gian cách ly lên 21 ngày, yêu cầu quản lý chặt chẽ sau cách ly. Hay trong phát hiện, chúng ta phải đa dạng hoá công nghệ xét nghiệm, đẩy mạnh xét nghiệm tầm soát ở những khu vực có nguy cơ cao. Đặc biệt, mỗi người phải thực hiện nghiêm khuyến cáo 5K, nhất là đeo khẩu trang, giữ khoảng cách tiếp xúc…
Một số điểm đáng chú ý được rút ra qua phân tích các nguồn dịch cho thấy virus lây lan rất nhanh trong môi trường kín như quán bar, karaoke, cơ sở mátxa… Khi phát hiện ca bệnh, năng lực lấy mẫu, xét nghiệm đóng vai trò hết sức quan trọng để lãnh đạo địa phương đưa ra các biện pháp khoanh vùng, dập dịch hợp lý, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của người dân, hoạt động sản xuất kinh doanh.
Chuẩn bị sẵn sàng phương án 30.000 người mắc
Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, chúng ta đang ở trong tình trạng nguy cơ rất cao, khả năng lây nhiễm mạnh. Các trường hợp tiếp xúc trong môi trường kín gần như đều bị lây nhiễm… Muốn chuyển tâm thế chống dịch sang “chủ động tấn công” phải phát hiện sớm nguồn lây nhiễm bằng cách đẩy mạnh xét nghiệm tầm soát, sàng lọc nguồn bệnh.
“Chúng ta phải coi xét nghiệm là trọng tâm, trọng điểm phải làm trong lúc này. Tại các khu vực có nguy cơ dịch bệnh lây nhiễm cao như: Cơ sở khám chữa bệnh, chợ, siêu thị, nhà máy, nơi lưu trú, khu vực tập trung đông người,… phải thực hiện xét nghiệm sàng lọc, phát hiện sớm để ngăn chặn dịch bệnh”, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nói.
Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện có trên 300 giường bệnh trở lên phải có một phòng xét nghiệm khẳng định Realtime-PCR, qua đó, tăng khả năng mua sắm với tất cả cơ sở y tế trên toàn quốc, đáp ứng nhu cầu xét nghiệm.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đề nghị Bộ Y tế có ngay phương án hỗ trợ, tăng cường năng lực xét nghiệm cho các địa phương, đặc biệt là đánh giá ngay hiệu quả các công nghệ xét nghiệm mới, từ đó đưa ra phương án, chiến lược xét nghiệm phù hợp với từng tình huống, điều kiện thực tế nhằm sàng lọc, đánh giá dịch tễ trên địa bàn sớm nhất, tiết kiệm nhất.
Lãnh đạo Bộ Y tế cho biết, hiện nay các địa phương mới chỉ chuẩn bị vật tư, trang thiết bị y tế, máy móc, thuốc men… phục vụ phòng chống dịch ở thời điểm hiện tại. Chúng ta phải dự trù, lường trước các kịch bản xấu hơn có thể xảy ra là tình huống cả nước có tới 30.000 ca nhiễm, trên cơ sở đó chuẩn bị các điều kiện cần thiết để sẵn sàng ứng phó.
Thứ trưởng Bộ Tài chính Tạ Anh Tuấn đề nghị, trên cơ sở kịch bản 30.000 ca mắc COVID-19, Bộ Y tế giao chỉ tiêu, phân vùng cụ thể để các địa phương chủ động mua sắm theo thẩm quyền. Nếu khó khăn về kinh phí, sử dụng quỹ dự phòng mà thiếu thì báo cáo Bộ Tài chính để bố trí, bảo đảm đầy đủ kinh phí phục vụ phòng, chống dịch.
Ban Chỉ đạo yêu cầu ngay trong tuần này Bộ Y tế phải hoàn thiện phương án chuẩn bị ứng phó tình huống 30.000 người nhiễm COVID-19 theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, trong đó phải giao chỉ tiêu cụ thể (giường bệnh, sinh phẩm, máy xét nghiệm, thuốc điều trị, oxy,…) để các địa phương chuẩn bị theo phương châm “4 tại chỗ” (theo kịch bản trước đây, Bộ Y tế mới chuẩn bị phương án 10.000 người nhiễm).
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long (đứng phát biểu) cho biết phải dự trù, lường trước các kịch bản xấu hơn có thể xảy ra là tình huống cả nước có tới 30.000 ca nhiễm. Ảnh: VGP/Đình Nam
Hết sức cảnh giác khả năng còn nguồn dịch trong cộng đồng
Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh đến hôm nay (10/5), nói số tròn là khoảng 10 ngày nay, một số nơi và một số đồng chí ở các địa phương thực sự vào cuộc chống dịch không kể ngày đêm. Hiện nay tình hình thế giới, khu vực và cụ thể sát nước ta là Lào, Campuchia vẫn rất phức tạp. Trong nước đã có mầm bệnh ở trong cộng đồng. Qua công bố giải trình tự gen của virus và thực tiễn cho thấy tốc độ lây lan nhanh hơn rất nhiều.
Đến giờ phút này đã có hơn 400 ca nhiễm mới trong cộng đồng ở 26 tỉnh. Số liệu ca nhiễm, số tỉnh có người nhiễm nhiều nhưng như các chuyên gia phân tích là có 4 nguồn dịch.
Nguồn thứ nhất là TP. Đà Nẵng gồm ca bệnh từ khu cách ly tập trung rồi về tỉnh Hà Nam, từ một quán bar và một cơ sở thẩm mỹ, làm đẹp lan ra nhiều tỉnh nhưng cơ bản thì đến hiện nay, theo báo cáo của Bộ Y tế, các địa phương là đã khoanh hết được F1. Dự kiến khi có kết quả xét nghiệm toàn bộ F1 thì tới đây có thể sẽ còn có một số ca mắc mới nhưng không nhiều. Như vậy cơ bản chúng ta kiểm soát được.
Nguồn thứ hai là từ Yên Bái, qua các chuyên gia Ấn Độ, Trung Quốc rồi lan xuống Vĩnh Phúc và một số tỉnh. Các địa phương cũng lấy tất cả mẫu F1, lấy được nhiều mẫu F2, đang xét nghiệm được khoảng 2/3 rồi. Dự kiến tới đây mỗi ngày cũng có thể sẽ có thêm một số ca nhưng theo báo cáo của Bộ Y tế và các tỉnh thì cơ bản đến giờ phút này cũng đã kiểm soát được.
Nguồn thứ ba từ Hải Dương liên quan đến 1 người liên quan đến lịch sử dịch tễ ở Lào về, hiện nay lây cho 2 người nữa. Nguồn lây này đang được kiểm soát, theo dõi chặt chẽ.
Nguồn thứ tư, đang nóng nhất, là từ Bệnh viện nhiệt đới Trung ương 2 lan ra rất nhiều tỉnh; lây sang Bệnh viện K rồi tiếp tục lan ra rất nhiều tỉnh nữa. Đến giờ phút này, chùm ca bệnh thông qua Bệnh viện K đã cơ bản được kiểm soát. Theo thông tin từ Bộ Y tế cũng như các tỉnh như Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, việc phát hiện, truy vết, lấy mẫu, khoanh vùng đang được triển khai rất nhanh, dự kiến sẽ ghi nhận thêm một số ca nhưng trong khoảng 3-5 ngày tới dự kiến cơ bản kiểm soát được tình hình.
Yêu cầu Bộ Y tế, các địa phương tiếp tục triển khai các biện pháp chống dịch nhanh chóng, quyết liệt, hiệu quả như những ngày qua, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam lưu ý ngoài 4 nguồn dịch nêu trên, hoàn toàn có thể còn nguồn dịch nào đó trong cộng đồng chúng ta mà không biết.
“Bây giờ, chúng ta phải rất tích cực, phải rất cảnh giác, nhất là những tỉnh mà chưa bao giờ có dịch phải thường xuyên giám sát”, Phó Thủ tướng nói.
Tuyệt đối tuân thủ thông điệp 5K
Qua các ý kiến, đánh giá lại công tác chống dịch 10 ngày qua, Phó Thủ tướng cho rằng, mặc dù Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Y tế tìm kiếm, đàm phán mua để có nguồn vaccine sớm nhất, nhiều nhất tiêm cho người dân, tuy nhiên, theo báo cáo của Bộ Y tế, hiện nguồn vaccine rất khan hiếm nên ít nhất từ giờ đến cuối năm 2021 chúng ta chưa thể có vaccine tiêm đại trà cho người dân, nên chưa thể có tác động của vaccine vào miễn dịch cộng đồng một cách đáng kể.
Điều đó có nghĩa chúng ta vẫn phải tiếp tục tinh thần chống dịch như lúc chưa có vaccine, theo những nguyên lý đã rất đúng từ đầu đến bây giờ.
Mỗi người nhất thiết phải tuyệt đối tuân thủ thông điệp 5K, đặc biệt là khẩu trang. Các địa phương phải xử phạt nghiêm người ra nơi công cộng không đeo khẩu trang.
“Đeo khẩu trang bao giờ cũng khó chịu nhưng phải đeo. Tôi tham gia tiêm thử nghiệm vaccine, tham gia xét nghiệm kháng thể rất tốt, hiện nay như tôi không phải đeo khẩu trang nhưng tôi vẫn đeo để cho mọi người thấy cần phải đeo. Đây là giải pháp đơn giản nhất, dễ nhận biết ai tuân thủ hay không, nhưng cũng là hiệu quả nhất. Nếu tuân thủ tốt, nhất định chúng ta sẽ tiếp tục kiểm soát được dịch, sẽ chiến thắng”, Phó Thủ tướng nói.
Tất cả các cơ sở phải thực hiện tự đánh giá việc thực hiện các quy định, hướng dẫn phòng chống dịch, cập nhật lên bản đồ an toàn COVID-19 (antoancovid.vn), không an toàn thì không hoạt động.
Phó Thủ tướng cho biết ông đã nhắc rất nhiều lãnh đạo ở địa phương về tầm quan trọng hàng đầu của thực hiện an toàn COVID-19 nhưng cần đặc biệt tập trung vào các khu công nghiệp. Thực tiễn ở Hải Dương cho thấy nếu một nhà máy vài nghìn công nhân bị nhiễm, với chủng mới như bây giờ mà chúng ta không thực hiện an toàn ngay từ đầu thì rất khó kiểm soát. Đây chính là điều kiện bình thường mới, chủ động được thì rất tốt.
Đặc biệt, Phó Thủ tướng đã nhắc lại những biện pháp chống dịch trước đây rất hiệu quả nhưng nếu không nhắc thường xuyên thì sẽ bị quên. Ví dụ như cách đây 1 năm mọi người thường mở cửa, không đóng kín phòng, không bật điều hoà nhưng đến nay nhiều nơi không còn làm vậy.
Ảnh: VGP/Đình Nam
Không thay đổi chiến lược chống dịch
Về chiến lược chống dịch, Phó Thủ tướng nêu rõ có một số nơi, một số địa phương nói về việc thay đổi chiến lược nhưng như các chuyên gia phân tích, đấy chỉ là cách diễn đạt khác nhau, còn chiến lược và nguyên tắc của chúng ta hoàn toàn không có gì thay đổi.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết ông đã quán triệt kỹ trong Hội nghị trực tuyến toàn quốc của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch bệnh COVID-19 với các địa phương, ngày 7/5.
Đầu tiên, chúng ta phải ngăn chặn, kiểm soát biên giới, cũng như người tại trung tâm cách ly tập trung hoặc đang trong thời gian theo dõi, giám sát y tế, không để lây nhiễm vào cộng đồng. “Chúng tôi đã chỉ đạo rất cụ thể, bây giờ phải thực hiện thật nghiêm”.
Để phát hiện nhanh nhất các ca bệnh, Phó Thủ tướng cho rằng phải khám, sàng lọc, không chỉ theo dấu các F1, F2, F3 mà cần sàng lọc định kỳ, sử dụng các biện pháp xét nghiệm khác nhau ở những nơi có nguy cơ cao như bệnh viện, các chỗ tập trung đông người.
Về khoanh vùng, dập dịch, Phó Thủ tướng nhắc lại tinh thần từ trước đến nay, khi có ca nghi ngờ thì triển khai khoanh vùng và “vì mục tiêu kép” thì phải khoanh gọn nhất có thể. Nếu chưa đủ điều kiện để xác định chỉ khoanh một thôn, một xã thì ngay lập tức có thể khoanh rộng hơn nhưng phải làm ngay các biện pháp sàng lọc, điều tra dịch tễ cần thiết để xác định đúng điểm cần khoanh vùng.
“Chúng ta khoanh gọn mà chặt, mà nghiêm thì mới tốt chứ rộng mà hổng thì không hiệu quả. Có ý kiến cho rằng thay vì "truy đuổi dịch" phải chăng chiến lược mới là ngăn chặn. Đó chỉ là cách diễn đạt khác. Khoanh vùng chính là ngăn chặn. Sở y tế phải tham mưu lãnh đạo địa phương, Bộ Y tế củng cố lại hoạt động của tổ chuyên gia, có hướng dẫn cần thiết để địa phương khoanh vùng cho đúng”, Phó Thủ tướng nói và đặc biệt lưu ý trước khi thực hiện khoanh vùng cũng có nhiều biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn sự lây lan của virus.
Từ thực tiễn các chùm ca bệnh ở TP. Đà Nẵng, tỉnh Vĩnh Phúc cho thấy virus SARS-CoV-2 lây lan rất nhanh trong phòng kín như các quán bar, quán karaoke, mát xa,... vì vậy, ngay trước khi quyết định cách ly, khoanh vùng, các địa phương nên xem xét tạm dừng hoặc kiểm soát chặt hơn những hoạt động dịch vụ, kinh doanh nêu trên.
Phó Thủ tướng đề nghị tất cả các tỉnh khi có dịch thì rất bình tĩnh, có các giải pháp thực sự cần thiết, không làm xáo trộn và tác động tiêu cực đến đời sống của người dân, hoạt động kinh tế hơn mức cần thiết. Còn khi chưa có dịch thì không được lơ là, chủ quan bởi người mang mầm bệnh đã có trong cộng đồng, trong điều kiện giao thông thuận lợi thì bất kỳ chỗ nào cũng có thể bùng phát dịch.
Gửi lời cám ơn rất nhiều chuyên gia, người dân đã góp ý về các biện pháp chống dịch, Phó Thủ tướng khẳng định: Đến ngày hôm nay, đến giờ phút này Việt Nam vẫn đang chống dịch rất tốt bằng những biện pháp của Việt Nam. Chúng ta phải có lòng tin, kiên trì, tiếp tục chiến lược chống dịch, không lung lay, thay đổi mà phải làm tốt hơn, cập nhật theo tình hình.
“Hiện nay, không một quốc gia nào an toàn khi cả thế giới chưa an toàn. Không một người Việt Nam nào an toàn khi cả nước chưa an toàn. Mỗi người phải trách nhiệm trước hết với mình và người thân của mình, sau đó là với đất nước, với cộng đồng”, Phó Thủ tướng kêu gọi và cám ơn nhiều doanh nghiệp, dù còn rất khó khăn, nhưng vẫn tiếp tục thực hiện rất nghiêm các quy định chống dịch, nhiều bà con cũng vượt qua khó khăn, tiếp tục cùng với cả nước chống dịch.
Các thành viên Ban Chỉ đạo cũng cho rằng cần có đầu mối chỉ đạo thống nhất về các hệ thống, ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) phục vụ phòng, chống dịch do Bộ TT&TT chủ trì nhằm quản lý chặt chẽ người nhập cảnh từ lúc đến Việt Nam, cách ly tập trung, hoàn thành cách ly, bàn giao về địa phương, giám sát tại cộng đồng; lắp đặt hệ thống camera giám sát, liên thông các cơ sở dữ liệu Bảo hiểm y tế, hỗ sơ y tế điện tử, dữ liệu dân cư… để phục vụ công tác truy vết, chống dịch trong tình huống “virus lây nhanh hơn, chúng ta phải nhanh hơn nữa”.
Các bộ ngành, địa phương phải chỉ đạo, yêu cầu các cơ sở y tế, trường học, khách sạn, cơ sở lưu trú, doanh nghiệp, chợ, siêu thị, cơ sở sản xuất kinh doanh,… thực hiện nghiêm túc việc tự đánh giá, cập nhật hoạt động phòng chống dịch lên bản đồ an toàn COVID-19 (antoancovid.vn). Đây là cơ sở dữ liệu phục vụ việc đánh giá nguy cơ dịch bệnh ở các địa phương./.
Nguồn: Chinhphu.vn
Nhiên Thị Nguyễn
- Tweet
Tin liên quan
- 28-11-hnpcdb-01--8157189248780211.jpg
- 29-11-mit-tinh-hiv-01--8156629290651497.jpg
- Hội nghị thường niên Câu Lạc bộ Giám đốc các bệnh viện khu vực phía Nam lần thứ XXI
- Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác kỷ niệm 60 năm ngày truyền thống
- Lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Thế giới Phòng, chống AIDS
- Những hạt nhân của Trung tâm Y tế chuyên sâu khu vực Bắc Trung Bộ
- Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 hỗ trợ Bệnh viện Quân y 103 thực hiện ca lấy-ghép đa tạng
Hoạt động Lãnh đạo Bộ
Tin tổng hợp
Thông tin chỉ đạo điều hành
Hoạt động của địa phương
Điểm tin Y tế
Chuyển đổi số y tế
Liên kết
---Trang liên kết--- Cơ quan Đảng, Quốc hội, Chính phủ Các Bộ, Ngành Các đơn vị thuộc Bộ Khối Bệnh viện Khối Viện Khối trường Đại học, Cao đẳng Các Tổng công ty Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc TW Y tế các ngànhThăm dò ý kiến
- %
Từ khóa » Chiến Lược 5k + Vắc Xin
-
Tuân Thủ Chiến Lược "vắc Xin + 5K + ý Thức" để An Toàn Trong Bão Dịch
-
Thủ Tướng: Thực Hiện Chiến Lược “vắc Xin + 5K”, Không Vì Vắc Xin Mà ...
-
Chiến Lược “5K + Truyền Thông + Công Nghệ + Vắc Xin”
-
Chiến Lược “5K + Truyền Thông + Công Nghệ + Vắc-xin”
-
''Vắc Xin + 5K'' - Chiến Lược Lâu Dài - Hànộimới
-
Chiến Lược Vắc-xin: Giải Pháp Cấp Bách Và Lâu Dài Trong Phòng ...
-
Không Vì Vắc Xin Mà Chủ Quan Trong Phòng Chống Dịch Bệnh
-
Tiếp Tục Thực Hiện Nghiêm Công Thức “5K + Vắc Xin, Thuốc điều Trị + ...
-
Truyền Thông Chống Dịch COVID-19 Với Thông điệp “Xét Nghiệm Là ...
-
Vắc Xin +5K, Chiến Lược Phòng Covid-19 Lâu Dài Của Việt Nam
-
Không Chủ Quan Dù đã Tiêm đủ 2 Mũi Vắc Xin Phòng COVID-19
-
"5K + Vắc Xin + Công Nghệ" - Tin Tức - Sự Kiện
-
8 Nguyên Tắc để Thích ứng An Toàn Với đại Dịch COVID-19
-
Tranh Thủ Tối đa Thời Cơ, Cơ Hội Tiếp Cận Vắc-xin Phòng COVID-19 ...