Không Vì Vắc Xin Mà Chủ Quan Trong Phòng Chống Dịch Bệnh

Để phòng ngừa dịch bệnh COVID-19, chiến lược của Bộ Y tế là vắc xin cộng 5K, đây được xem là lá chắn thép trong công tác phòng chống dịch COVID-19 của nước ta.

Hiện nay, số lượng người được tiêm vắc xin phòng bệnh ngày càng tăng, các tỉnh thành phố đã và đang đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin cho người dân để đạt được miễn dịch cộng đồng. Bên cạnh, sự nổ lực của ngành chức năng thì một bộ phận người dân bắt đầu có tâm lý chủ quan khi đã được tiêm vắc xin phòng bệnh.

Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Cà Mau, đến ngày 07/8/2021, Bộ Y tế đã phân bổ cho Cà Mau 65.450 liều vắc xin ngừa COVID-19, trong đó số người được tiêm mũi 1 là 62.055 người, số người tiêm mũi 2 là 8.391 người, gồm nhóm đối tượng ưu tiên theo Nghị quyết 21/NQ-CP ngày 26/02/2021 của Chính phủ, lực lượng tuyến đầu, nhà máy, xí nghiệp, tiểu thương, người mắc bệnh nền, người trên 65 tuổi...

Việc mở rộng đối tượng được tiêm vắc xin, đặc biệt là nhóm đối tượng tại các nhà máy, xí nghiệp tạo điều kiện đảm bảo các hoạt động phát triển kinh tế tại địa phương. Tuy nhiên không ít cá nhân hiều không đúng về các biện pháp phòng bệnh. Nhiều người nãy sinh tư tưởng chủ quan, cho rằng sau khi được tiêm phòng không phải lo lắng gì về dịch bệnh, và dịch COVID - 19 đã bị khống chế hoàn toàn.Và tin rằng tiêm vắc xin là họ sẽ không nhiễm bệnh.

Anh Tr. V. T làm việc tại một công ty chế biến thuỷ sản trên địa bàn tỉnh Cà Mau cho biết: Tôi rất vui vì được tiêm vắc xin COVID-19, thấy nhiều người trên Sài Gòn cũng làm trong công ty bị nhiễm bệnh quá, tôi cũng lo. Được tiêm vắc xin là không bị bệnh nữa tôi cũng an tâm...

Trong đợt tiêm vắc xin đợt 4 tại Cà Mau, theo ghi nhận của phóng viên có rất nhiều người cầm trên tay phiếu xác nhận tiêm chủng thì họ có chung một câu nói, "tôi sẽ không nhiễm bệnh nữa phải không"? Mặc dù được nhân viên y tế hướng dẫn, giải thích về việc tiêm ngừa phòng bệnh,... nhưng số người được tiêm vắc xin và cho rằng mình sẽ không mắc bệnh là khá cao.

Bác sĩ Hồ Thanh Đảm, Trưởng khoa Truyền thông- Giáo dục sức khoẻ, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Cà Mau cho biết: Ngay cả khi mọi người dân đều được tiêm vắc xin thì cũng chỉ là cách tạo miễn dịch cộng đồng, là một biện pháp phòng ngừa chứ không thể tiêu diệt được vi rút SARS - COVI - 2. Do đó, ngay cả khi vắc xin đã được tiêm đại trà thì mọi người dân vẫn phải duy trì tuân thủ các biện pháp phòng ngừa hiệu quả khác, đặc biệt là khuyến cáo 5k của Bộ Y tế.

Hiện nay, tình hình dịch bệnh vẵn còn diễn biến phức tạp, khi số ca mắc được ghi nhận ngày càng tăng. Do đó, mỗi người dân không vì tiêm vắc xin mà lơ là các biện pháp phòng chống dịch. Dù vắc xin sẽ được tiêm cho tất cả người dân, song mỗi người dân cần nâng cao tinh thần cảnh giác, thực hiện nghiêm thông điệp 5K: Khẩu trang- Khử khuẩn- Khoảng cách- Không tụ tập- Khai báo y tế, để cùng chung sức phòng chống dịch bệnh. Đây là biện pháp không tốn chi phí hơn bất cừ loại vắc xin nào nhưng mang lại hiệu quả cao. Mỗi người dân đừng quá trông chờ vào vắc xin mà chủ quan, mất cảnh giác.

Bác sĩ Hồ Thanh Đảm cho biết thêm: Việc tiêm vắc xin có ý nghĩa rất lớn bởi đã tiêm vắc xin lỡ mình có rơi vào tỉ lệ thấp mắc bệnh thì bệnh cũng nhẹ hơn, do đó nếu được tiêm vắc xin thì người dân không nên từ chối hay lựa chọn vắc xin để tiêm. Đồng thời nếu đã tiêm thì đừng cho rằng tiêm vắc xin sẽ là "áo giáp" mà chủ quan,xem nhẹ các biện pháp phòng dịch cơ bản.

Trước nguy cơ dịch bệnh có thể xâm nhập cộng đồng ở bất cứ đâu và bất kỳ thời điểm nào, mỗi người dân cần nâng cao ý thức trách nhiệm nghiêm túc, tự giác thực hiện các quy định, các biện pháp phòng chống dịch đã đề ra. Đó chính là thứ "vắc xin" hữu hiệu nhất cho mọi bệnh tật mà ai cũng có thể trang bị cho mình.

Từ khóa » Chiến Lược 5k + Vắc Xin