Khu Tưởng Niệm Danh Nhân Văn Hóa Nguyễn Trãi: Chỉ Nên Tu Bổ, Tôn ...

Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Văn hóa

Văn nghệ

Hà Nội thanh lịch văn minh

Giải trí

Thể thao

Gia đình

Góc ảnh: Hà Nội đẹp và chưa đẹp

Tuy nhiên, có cần thiết đầu tư hàng trăm, hoặc nghìn tỷ đồng để xây dựng một khu tưởng niệm lại là vấn đề làm đau đầu các nhà văn hóa và nhà quản lý.Băn khoăn xây mới hay tu bổĐền thờ Nguyễn Trãi tại xã Nhị Khê, huyện Thường Tín, Hà Nội được Bộ VHTT&DL xếp hạng di tích cấp quốc gia từ năm 1964, thực chất là nhà thờ dòng họ Nguyễn, nên đến nay di tích này vẫn thuộc sở hữu của dòng họ. Phải thừa nhận, quy mô khởi điểm của di tích rất nhỏ hẹp. Năm 1980, địa phương có xây dựng thêm, mở rộng khuôn viên phía trước. Lúc này, di tích không chỉ còn đơn sơ với riêng đền thờ mà có hồ bán nguyệt, khu vườn đặt tượng Nguyễn Trãi. Nhưng theo GS Lê Văn Lan: “Ngay cả khi thêm vào thì di tích vẫn đểnh đoảng về quy hoạch”.
Khu tưởng niệm danh nhân văn hóa Nguyễn Trãi: Chỉ nên tu bổ, tôn tạo - Ảnh 1
Đền thờ Nguyễn Trãi tại xã Nhị Khê, huyện Thường Tín đang được đề xuất mở rộng thành khu tưởng niệm.
Chính vì vậy, năm 2017, huyện Thường Tín đã làm tờ trình xin chủ trương về việc mở rộng khu di tích này thành quần thể khu lưu niệm danh nhân văn hóa Nguyễn Trãi. Một cuộc hội thảo khoa học đã được tổ chức ngay tại quê hương của danh nhân văn hóa Nguyễn Trãi (xã Nhị Hà, huyện Thường Tín). Theo tờ trình của UBND huyện Thường Tín đề xuất xây mới khu lưu niệm, trên nền khu di tích cũ và mở rộng diện tích đến hơn 7.000m2. Bên cạnh việc mở rộng khu Trại Ổi Ao Huê, gắn với ngôi trường dạy học của cha danh nhân Nguyễn Trãi, đơn vị tư vấn còn xin ý kiến xây thêm một ngôi đền thờ vị anh hùng này. Tuy nhiên, các nhà khoa học đều băn khoăn, có nên đặt vấn đề xây mới đền thờ khi đền thờ cũ vẫn đang tồn tại. Đặc biệt, khi di tích đã được xếp hạng thì việc lập đền thờ mới cạnh di tích cũ là điều khó được ngành văn hóa chấp thuận. PGS.TS Phạm Mai Hùng cho rằng: “Biện dẫn lý do di tích đang tồn tại có kiến trúc đơn giản, thuộc sở hữu của dòng họ Nguyễn để đề xuất xây dựng một khu đền mới là không thuyết phục. Bởi trong một làng không thể có hai nhà thờ, thờ chung một vị thần hoặc một anh hùng dân tộc”. Phần lớn các ý kiến trong hội thảo đều cho rằng nên tu bổ, tôn tạo từ nền móng của ngôi đền cũ.Dựng để làm gì?Công lao, vai trò và tài năng của danh nhân Nguyễn Trãi đã được minh chứng qua hàng trăm năm lịch sử. Thế nhưng, việc xây mới, mở rộng theo những đề xuất trên cần rất thận trọng. Nói như PGS.TS Phạm Mai Hùng, Hà Nội không thể tị với Hải Dương, nơi đây được xây mới đền thờ Nguyễn Trãi khang trang, bởi sau khi mẹ mất, tuổi ấu thơ của Nguyễn Trãi gắn với Côn Sơn. Trước khi vào Lam Sơn, 10 năm phiêu dạt của Nguyễn Trãi cũng ở Côn Sơn. Đây cũng là nơi ông ở những ngày cuối đời, nơi chứng kiến vụ án tàn bạo Lệ Chi Viên…Đã có đền thờ Nguyễn Trãi ở Hải Dương, vậy Hà Nội xây thêm khu tưởng niệm có lãng phí? Theo quan điểm của các nhà khoa học, khu di tích Côn Sơn Kiếp Bạc (Hải Dương) trong đó có đền thờ Nguyễn Trãi còn để tôn vinh các vị anh hùng dân tộc như Trần Hưng Đạo, Chu Văn An… Trong khi, dựng nên một khu tưởng niệm tại quê hương Nguyễn Trãi vừa để vinh danh ông nhưng cũng là để kết nối với việc bảo tồn di sản văn hóa làng Nhị Khê và tính chất dòng họ của văn hóa làng xã. Tuy nhiên, để làm được điều này, PGS.TS Đặng Văn Bài cho rằng, đơn vị tư vấn cần thay đổi kết cấu của khu tưởng niệm để không tạo cảm giác tách biệt với bối cảnh lịch sử, văn hóa và kinh tế của làng Nhị Khê. Hơn nữa, các công năng xã hội như vinh danh văn hóa các dòng họ, vị tổ nghề của làng cũng phải được đẩy mạnh để nơi đây đúng là một không gian văn hóa cộng đồng đa chức năng cả một làng quê đang trong quá trình đô thị hóa. Đặc biệt, các nhà khoa học nhấn mạnh, độ rộng lớn của một công trình không phải là thước đo tình cảm của thế hệ hôm nay với công lao của cha ông ta ngày xưa.
Tối nay khai mạc Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Phát huy hệ giá trị đặc trưng của Thủ đô trong kỷ nguyên vươn mình
Trang trí đường phố kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân
Gìn giữ nét văn minh, thanh lịch của người Hà Nội
Xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh thích ứng trong kỷ nguyên mới
Đồng Nai: đất chính chủ bỗng nhiên bị xâm chiếm, cản trở xây dựng
Mạng xã hội X:Từ “Quảng trường công cộng” đến công cụ “lèo lái dư luận”
6 điểm mới trong Quy chế thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025
Bền bỉ xây dựng và lan tỏa văn hóa giao thông Thủ đô
Đẩy mạnh truyền thông về cải cách hành chính và chuyển đổi số
Không khí lạnh tăng cường, miền Bắc rét đậm, rét hại

Từ khóa » Di Tích Lưu Niệm Danh Nhân Là Gì