Khuyến Nông Việt Nam: 20 Năm, Một Chặng đường Xuân

Nhu cầu tất yếu

Từ khi có Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị (Khóa VI) về đổi mới cơ chế quản lý trong nông nghiệp, hộ nông dân được giao tư liệu sản xuất và tự chủ sản xuất, cần có cơ quan hướng dẫn, tư vấn giúp hộ nông dân nắm vững chủ trương, chính sách, hiểu biết và ứng dụng KH – KT để sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Thực tiễn sản xuất đã đặt nhu cầu tất yếu khách quan cho sự ra đời và phát triển của hệ thống khuyến nông Việt Nam, đáp ứng nhu cầu của nông dân, của sản xuất nông nghiệp trong nước và hội nhập với khu vực và thế giới.

Mô hình nuôi cá chẽm (vược) đạt năng suất cao được nhân rộng ở nhiều địa phương – Ảnh: Phan Thanh Cường

Đến nay, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (KNQG) đã góp phần tích cực vào thành công của ngành nông nghiệp, là cầu nối ngày càng bền chắc giữa Nhà nước, cơ quan nghiên cứu khoa học với hộ nông dân và thị trường; tham gia đề xuất và ban hành chính sách, cơ chế khuyến nông, khuyến ngư, định mức KT – KT; chỉ đạo, tổ chức, hướng dẫn thực hiện công tác chuyển giao tiến bộ kỹ thuật thông qua xây dựng mô hình trình diễn, thông tin tuyên truyền, huấn luyện, đào tạo, công tác dịch vụ và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực khuyến nông, khuyến ngư.

Nỗ lực vượt bậc

Một trong những thành tựu nổi bật trong thời gian qua là thực hiện được nhiều dự án Bộ NN&PTNT phê duyệt đạt kết quả cao, tác động tích cực tới sản xuất và đời sống

>> Ông Kim Văn Tiêu, Phó giám đốc Trung tâm KNQG cho biết, hoạt động khuyến nông rất cần sự quan tâm hơn nữa của các cấp các ngành, sự tham gia hưởng ứng của toàn thể nhân dân. Kết hợp với việc áp dụng tiến bộ KH – KT vào sản xuất, nhân rộng các mô hình tiên tiến, mở rộng việc đào tạo nguồn nhân lực và công tác tuyên truyền.

người dân. Tiêu biểu là dự án sản xuất giống lúa lai F1 với năng suất bình quân đạt 3 tấn/ha, đảm bảo chất lượng theo yêu cầu; dự án phát triển mô hình nuôi cá đối mục, vược, hồng mỹ, năng suất 6 – 8 tấn/ha, lợi nhuận 200 – 240 triệu đồng/ha. Riêng năm 2012, Trung tâm KNQG đã xây dựng 20 mô hình lắp máy dò ngang Sonar trên tàu khai thác xa bờ; cùng đó là cải hoán hầm tàu bảo quản sau thu hoạch đã giảm tiêu hao đá lạnh xuống còn 5 – 10%, chất lượng cá đảm bảo, giá bán tăng 5.000 – 10.000 đồng/kg; dự án phát triển mô hình cá – lúa được triển khai thành công tại 10 tỉnh, tạo sản phẩm an toàn, năng suất cao.

Hoạt động khuyến nông luôn bám sát thực tiễn sản xuất và sự phát triển khoa học công nghệ. Đặc biệt, tập trung vào những lĩnh vực trọng điểm của ngành nông nghiệp. Riêng với thủy sản, các chương trình khuyến ngư tập trung phát triển các lĩnh vực trọng tâm: cải tạo giống; phát triển nuôi tôm sú; nuôi thủy sản nước lợ, nước mặn, biển đảo; nuôi thủy sản nước ngọt; khai thác hải sản xa bờ và bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Bên cạnh những thành tựu đạt được, công tác khuyến nông khuyến ngư vẫn còn tồn tại những hạn chế đáng kể. Hệ thống tổ chức và chức năng nhiệm vụ chưa thống nhất từ trung ương đến địa phương. Ở trung ương, nhiệm vụ quản lý còn phân tán, thiếu đầu mối thống nhất quản lý và chỉ đạo hệ thống khuyến nông cả nước; Chất lượng và năng lực cán bộ, nhất là tại cơ sở chưa đồng đều; nguồn lực đầu tư còn hạn chế và khác nhau giữa các vùng, miền.

Đẩy mạnh tuyên truyền

Công tác thông tin tuyên truyền khuyến nông đã góp phần quan trọng giúp hàng triệu hộ nông dân nắm bắt chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước về nông nghiệp và phát triển nông thôn, tiếp cận được các tiến bộ khoa học công nghệ mới, thông tin về thị trường, giá nông lâm thủy sản, kinh nghiệm và điển hình sản xuất kinh doanh để tiếp tục nhân rộng.

Để khuyến nông đạt hiệu quả, trước hết cần tiếp tục đổi mới, đa dạng hóa nội dung, hình thức thông tin tuyên truyền, tập trung vào việc phổ biến chủ trương, chính sách, định hướng của ngành về sản xuất an toàn bền vững, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị… Kết hợp với đào tạo, huấn luyện khuyến nông theo hướng tăng thời gian thực hành gắn với các mô hình thực tế, áp dụng tiến bộ KH – KT, mở rộng phạm vi đào tạo, huấn luyện; Đồng thời, thực hiện tốt việc kiểm soát chất lượng con giống, vật tư đầu vào, hướng dẫn người dân thực hiện nghiêm lịch mùa vụ, đảm bảo sản xuất hiệu quả, chất lượng và bền vững; tiếp tục nâng cao chất lượng đội ngũ khuyến nông, kết hợp hài hòa phương pháp khuyến nông có sự tham gia của người dân, nội dung bám sát thực tiễn, thực hiện đúng chủ trương chính sách của Nhà nước…

>> 20 năm xây dựng và phát triển, Trung tâm KNQG đã được tặng thưởng nhiều danh hiệu cao quý: Huân chương Lao động hạng Nhì; Huân chương Lao động hạng Ba; Bằng khen, Cờ thi đua của Chính phủ và nhiều Bằng khen của Bộ NN&PTNT, UBND các tỉnh, thành phố. Đầu năm 2013, Trung tâm được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất.

Từ khóa » Hệ Thống Khuyến Nông Nhà Nước