Mục Tiêu, Nguyên Tắc Hoạt động Của Khuyến Nông Và đối Tượng ...

  • home
  • Giới thiệu
  • Tin tức sự kiện
  • Văn bản pháp luật
  • Đăng nhập
Tìm kiếm tin tức
Tiếp cận pháp luật
Tin mới nhất
Ủy ban nhân dân thị xã Hương Trà tổ chức Hội nghị...
Ủy ban nhân dân thị huyện Phú Vang tổ chức thực...
Ra mắt Mô hình “Cấp xã điển hình về hoà giải ở...
BCH Quân sự tỉnh tổ chức Hội nghị sơ kết Đề án...
Sở Tư pháp tập huấn điểm về chính sách trợ giúp...
Thông báp Kết quả các Cuộc thi trắc nghiệm trực...
Ra mắt Mô hình “Cấp xã điển hình về hòa giải ở...
TUẦN KHỞI ĐỘNG CUỘC THI TRỰC TUYẾN TÌM HIỂU PHÁP...

Liên kết website Chính phủCác Bộ, Ngành ở TWTỉnh ủy, UBND TỉnhSở, Ban, NgànhSở Nội vụSở Thông tin Truyền thông Thống kê lượt truy cậpTổng truy cập 3.986.076Truy cập hiện tại 10.021
Giới thiệu văn bản pháp luậtMục tiêu, nguyên tắc hoạt động của khuyến nông và đối tượng chuyển giao, nhận chuyển giao công nghệ trong nông nghiệpNgày cập nhật 25/06/2018

Ngày 24 tháng 5 năm 2018, Chính phủ ban hành Nghị định số 83/2018/NĐ-CP về khuyến nông. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 7 năm 2018 và thay thế Nghị định số 02/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 01 năm 2010 của Chính phủ về khuyến nông. Theo đó:

1. Mục tiêu của khuyến nông

a) Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp để tăng thu nhập, giảm nghèo, làm giàu, thích ứng với các điều kiện sinh thái, khí hậu và thị trường thông qua các nội dung, hình thức, phương thức hoạt động khuyến nông.

b) Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phát triển sản xuất hàng hóa, nâng cao năng suất, chất lượng, an toàn thực phẩm đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu; thúc đẩy tiến trình cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, gắn với xây dựng nông thôn mới; tăng cường khả năng chống chịu thiên tai; bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, ổn định kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường.

c) Huy động nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tham gia chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp.

2. Nguyên tắc hoạt động khuyến nông

a) Xuất phát từ nhu cầu của sản xuất, thị trường và định hướng phát triển nông nghiệp của Nhà nước.

b) Phát huy vai trò chủ động, tích cực, tự nguyện và trách nhiệm giải trình của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động khuyến nông.

c) Dân chủ, công khai, có sự giám sát của cộng đồng và sự quản lý của Nhà nước.

d) Nội dung, hình thức, phương thức hoạt động khuyến nông phù hợp với từng địa bàn và nhóm đối tượng người sản xuất, cộng đồng dân tộc khác nhau.

đ) Tiến bộ kỹ thuật, công nghệ chuyển giao phải được cấp có thẩm quyền công nhận hoặc chấp thuận.

e) Liên kết chặt chẽ giữa cơ quan quản lý, cơ sở nghiên cứu khoa học, các doanh nghiệp với nông dân và giữa nông dân với nông dân.

g) Xã hội hóa hoạt động khuyến nông, đa dạng hóa dịch vụ khuyến nông để huy động nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tham gia hoạt động khuyến nông.

h) Ưu tiên hoạt động khuyến nông ở địa bàn khó khăn, đặc biệt khó khăn.

i) Ưu tiên phụ nữ, người dân tộc thiểu số; tổ chức có tỷ lệ cao về nữ hoặc người dân tộc thiểu số tham gia hoạt động khuyến nông.

3. Đối tượng chuyển giao và đối tượng nhận chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp

a) Đối tượng chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp

Tổ chức, cá nhân thuộc hệ thống tổ chức khuyến nông Nhà nước chuyên trách do cấp có thẩm quyền thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật;

- Tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu, đào tạo, chuyển giao có chức năng, nhiệm vụ liên quan đến hoạt động khuyến nông, chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp;

- Tổ chức, cá nhân khác bao gồm: tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội nghề nghiệp và tổ chức, cá nhân khác trong và ngoài nước có tham gia hoạt động khuyến nông, chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam.

b) Đối tượng nhận chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp

- Nông dân, chủ trang trại, tổ viên tổ hợp tác, thành viên hợp tác xã và các cá nhân khác hoạt động sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp;

- Tổ liên kết, tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp và các tổ chức khác hoạt động sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp./.

Lê Thị Huế Gửi tin qua email In ấnCác tin khácHồ sơ đề nghị và trình tự thực hiện thủ tục chấp thuận thay đổi mức vốn Điều lệ (22/06/2018)Những hành vi không được làm trong giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông (22/06/2018)Chính phủ quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công (31/05/2018)Quy định về đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) (29/05/2018)Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn (29/05/2018)Điều kiện thành lập Sở Giao dịch hàng hóa (29/05/2018)Nhiệm vụ và quyền hạn của Thanh tra Chính phủ về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng (29/05/2018)Hoạt động, sử dụng đất trong phạm vi đất dành cho đường sắt; Xây dựng công trình, khai thác tài nguyên và các hoạt động khác ở vùng lân cận phạm vi đất dành cho đường sắt (29/05/2018)Mức hỗ trợ sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi (29/05/2018)Áp dụng biện pháp bồi thường thiệt hại đối với vi phạm quy định về trật tự xây dựng (29/05/2018)« Trước12345678910...164Sau »
Xem tin theo ngày
Trang Thông tin điện tử phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Thừa Thiên Huế (Cơ quan thường trực Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Thừa Thiên Huế: Sở Tư pháp tỉnh Thừa Thiên Huế, số 09 Tôn Đức Thắng, thành phố Huế) Điện thoại: 0234.3823732 Email: stp@thuathienhue.gov.vn Người chịu trách nhiệm: Nguyễn Văn Hưng – Giám đốc Sở - Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Thừa Thiên Huế - Trưởng ban Biên tập Thiết kế và kỹ thuật: Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh - Giải pháp: FITC

Từ khóa » Hệ Thống Khuyến Nông Nhà Nước