Kĩ Thuật Dạy Học Tích Cực: Kĩ Thuật KWL
Có thể bạn quan tâm
KĨ THUẬT KWL/KWLH
Thế nào là kĩ thuật KWL?
KWL do Donna Ogle giới thiệu năm 1986, vốn là một hình thức tổ chức dạy học hoạt động đọc hiểu. Học sinh bắt đầu bằng việc động não tất cả những gì các em đã biết về chủ đề bài đọc. Thông tin này sẽ được ghi nhận vào cột K của biểu đồ. Sau đó học sinh nêu lên danh sách các câu hỏi về những điều các em muốn biết thêm trong chủ đề này. Những câu hỏi đó sẽ được ghi nhận vào cột W của biểu đồ. Trong quá trình đọc hoặc sau khi đọc xong, các em sẽ tự trả lời cho các câu hỏi ở cột W. Những thông tin này sẽ được ghi nhận vào cột L.
(Trích từ Ogle, D.M. (1986). K-W-L: A teaching model that develops active reading of expository text. Reading Teacher, 39, 564-570).
- K : kiến thức / hiểu biết HS đã có;
- W : những điều HS muốn biết;
- L : những điều HS tự giải đáp / trả lời ;
Lúc mới xuất hiện, Kỹ thuật này dùng để dạy đọc hiểu. Hiện nay được dùng trong nhiều môn học
=> Kỹ thuật KWL phát triển thành KWLH
- K : kiến thức / hiểu biết HS đã có;
- W : những điều HS muốn biết;
- L : những điều HS tự giải đáp / trả lời ;
- H : cách thức để HS tìm tòi nghiên cứu mở rộng thêm về chủ đề học)
Mục đích sử dụng biểu đồ KWL
Biểu đồ KWL phục vụ cho các mục đích sau:
- Tìm hiểu kiến thức có sẵn của học sinh về bài đọc
- Đặt ra mục tiêu cho hoạt động đọc
- Giúp học sinh tự giám sát quá trình đọc hiểu của các em
- Cho phép học sinh đánh giá quá trình đọc hiểu của các em.
- Tạo cơ hội cho học sinh diễn tả ý tưởng của các em vượt ra ngoài khuôn khổ bài đọc.
Sử dụng biểu đồ KWL như thế nào?
- Chọn bài đọc. Phương pháp này đặc biệt có hiệu quả với các bài đọc mang ý nghĩa gợi mở, tìm hiểu, giải thích
- Tạo bảng KWL. Giáo viên vẽ một bảng lên bảng, ngoài ra, mỗi học sinh cũng có một mẫu bảng của các em.
- Đề nghị học sinh động não nhanh và nêu ra các từ, cụm từ có liên quan đến chủ đề. Cả giáo viên và học sinh cùng ghi nhận hoạt động này vào cột K. Hoạt động này kết thúc khi học sinh đã nêu ra tất cả các ý tưởng. Tổ chức cho học sinh thảo luận về những gì các em đã ghi nhận.
Một số lưu ý tại cột K
Chuẩn bị những câu hỏi để giúp học sinh động não. Đôi khi để khởi động, học sinh cần nhiều hơn là chỉ đơn giản nói với các em : "Hãy nói những gì các em đã biết về..."
Khuyến khích học sinh giải thích. Điều này rất quan trọng vì đôi khi những điều các em nêu ra có thể là mơ hồ hoặc không bình thường.
Hỏi học sinh xem các em muốn biết thêm điều gì về chủ đề. Cả giáo viên và học sinh ghi nhận câu hỏi vào cột W. Hoạt động này kết thúc khi học sinh đã nêu ra tất cả các ý tưởng. Nếu học sinh trả lời bằng một câu phát biểu bình thường, hãy biến nó thành câu hỏi trước khi ghi nhận vào cột W.
Một số lưu ý tại cột W
Hỏi những câu hỏi tiếp nối và gợi mở. Nếu chỉ hỏi các em : "Các em muốn biết thêm điều gì về chủ đề này?" Đôi khi học sinh trả lời đơn giản "không biết", vì các em chưa có ý tưởng. Hãy thử sử dụng một số câu hỏi sau :
"Em nghĩ mình sẽ biết thêm được điều gì sau khi em đọc chủ đề này?"
Chọn một ý tưởng từ cột K và hỏi: "Em có muốn tìm hiểu thêm điều gì có liên quan đến ý tưởng này không?"
Chuẩn bị sẵn một số câu hỏi của riêng bạn để bổ sung vào cột W. Có thể bạn mong muốn học sinh tập trung vào những ý tưởng nào đó, trong khi các câu hỏi của học sinh lại không mấy liên quan đến ý tưởng chủ đạo của bài đọc. Chú ý là không được thêm quá nhiều câu hỏi của bạn. Thành phần chính trong cột W vẫn là những câu hỏi của học sinh.
Yêu cầu học sinh đọc và tự điền câu trả lời mà các em tìm được vào cột L. Trong quá trình đọc, học sinh cũng đồng thời tìm ra câu trả lời của các em và ghi nhận vào cột W.
Học sinh có thể điền vào cột L trong khi đọc hoặc sau khi đã đọc xong.
Một số lưu ý tại cột L
Ngoài việc bổ sung câu trả lời, khuyến khích học sinh ghi vào cột L những điều các em cảm thấy thích. Để phân biệt, có thể đề nghị các em đánh dấu những ý tưởng của các em. Ví dụ các em có thể đánh dấu tích vào những ý tưởng trả lời cho câu hỏi ở cột W, với các ý tưởng các em thích, có thể đánh dấu sao.
Đề nghị học sinh tìm kiếm từ các tài liệu khác để trả lời cho những câu hỏi ở cột W mà bài đọc không cung cấp câu trả lời. (Không phải tất cả các câu hỏi ở cột W đều được bài đọc trả lời hoàn chỉnh)
Thảo luận những thông tin được học sinh ghi nhận ở cột L
Khuyến khích học sinh nghiên cứu thêm về những câu hỏi mà các em đã nêu ở cột W nhưng chưa tìm được câu trả lời từ bài đọc.
VÍ DỤ:
K | W | L | H |
- Ghi các từ, cụm từ liên quan đến chủ đề. - HS thảo luận hoặc giải thích về những điều đã ghi. GV gợi ý: Các em biết gì về ... ? | - Ghi những điều học sinh muốn biết thành câu hỏi. GV gợi ý: - Các em muốn biết gì về ... trong bài học này? - Em có muốn biết thêm gì về một điều em ghi ở cột K không? | Sau khi đọc bài và suy nghĩ, HS ghi: - Những câu trả lời cho câu hỏi ghi ở cột W. - Những điều em thích trong bài đọc. - Thảo luận về những câu trả lời đã ghi ở cột L. GV gợi ý: Câu trả lời nào đầy đủ, câu trả lời nào cần bổ sung gì? | Ghi những thông tin trong bài em muốn tìm hiểu thêm, cách em sẽ tiếp tục tìm hiểu. GV gợi ý: Em muốn biết thêm điều gì trong bài? Em sẽ làm cách nào để tìm hiểu thêm? |
Ví dụ về hướng dẫn HS đọc bài Chú Đất Nung (Tiếng Việt 4 tập Một). GV dùng kỹ thuật này để giao nhiệm vụ cho HS chuẩn bị bài trước khi học.
K | W | L | H |
- Những đồ chơi nặn bằng đất: con chó, con cá, cái nồi, búp bê. - Trẻ em ở quê ngày xưa chơi đồ chơi nặn bằng đất có sơn màu xanh, đỏ, vàng. | - Đồ chơi làm bằng đất nặn khi gặp nước có bị hỏng không? - Làm thế nào để đồ chơi bằng đất chơi được lâu và không gây bẩn? - Bây giờ người ta còn làm đồ chơi bằng đất nung không? Ở đâu làm những thứ đó? | - Đồ chơi làm bằng đất nặn mà gặp nước thì bị nhão ra và hỏng. - Để đồ chơi bằng đất chơi được lâu, bền thì phải nung nó bằng lửa. | - Tham quan làng nghề gồm để biết đồ dùng, đồ chơi bằng đất nặn được nung như thế nào. - Tìm hiểu trên mạng để biết được có những đồ chơi nào làm bằng đất nung? Bây giờ có những người nào dùng thứ đồ chơi đó? - Xin bố mẹ mua cho một vài đồ chơi bằng đất nung. |
ST. Nguyễn Thị Thanh Hoa. TH Đậu Liêu TXHL
Nhắn tin cho tác giả Nguyễn Thị Thanh Hoa @ 08:37 18/01/2018 Số lượt xem: 48837 Số lượt thích: 4 người (Co Lê Thị Hồng Trúc, Hoàng Nghi Khương, Hồ Thị Xuân Lộc, ...)Từ khóa » Bảng Kwl Là Gì
-
KWL - Biểu đồ Hình Giúp Trẻ Vận Dụng Kiến Thức Nền - CTH EDU
-
Kỹ Thuật KWL Trong Dạy Học Là Gì - Học Tốt
-
Các Kỹ Thuật Dạy Học Tích Cực/Kỹ Thuật KWL - KWLH - VLOS
-
CHUYÊN ĐỀ VỀ KĨ THUẬT KWL VẬN DỤNG QUA MỘT TIẾT DẠY
-
Kỹ Thuật KWL Là Gì? - Tài Liệu Text - 123doc
-
K-W-L Phương Pháp Dạy Học Tích Cực Trong Giáo Dục Mầm Non
-
Kỹ Thuật KWL / KWHL - Trường TH Âu Cơ
-
Bài 2: Kĩ Thuật KWL – KWLH Và Kĩ Thuật đóng Vai - Viettel EduPortal
-
Phiếu Học Tập KWL Là Gì
-
Trong Dạy Học Hóa Học Các Công Cụ Bảng Hỏi, Bảng KWL, Kĩ Thuật ...
-
Bảng KWL Là Gì - Toàn Thua
-
KWL - Biểu đồ Hình Giúp Trẻ Vận Dụng Kiến Thức Nền - CTH EDU