KỊCH BẢN PHIM TÀI LIỆU | HỌC TRUYỀN HÌNH

KỊCH BẢN PHIM TÀI LIỆU

PHAM VIET TUNG

Phạm Việt Tùng Nghệ sĩ chiến sĩ

Tác giả: sinh viên Chu Thuỳ Trang- lớp TH36A1

Nội dung, tư tưởng:

Nền báo chí Việt Nam từ ngày đầu mới hình thành cho đến nay, luôn đồng hành cùng mỗi bước đi của dân tộc. Nếu trong thời chiến, báo chí đóng vai trò chủ yếu là tuyên truyền, giáo dục, cổ động thì ngày nay, báo chí có nhiều chức năng hơn: Thông tin; Giáo dục tư tưởng, cổ vũ hành động; Khai sáng và giải trí; Giám sát và phản biện xã hội và dịch vụ kinh tế báo chí. Tuy vậy, dù trong thời kỳ nào thì những người làm báo vẫn luôn xông pha, đấu tranh cho cái đúng, cho lẽ phải trên mọi mặt trận chính trị, văn hóa, tư tưởng, ngoại giao.

Trong những ngày đầu, nền báo chí nước ta gặp vô vàn khó khăn. Những người làm báo, trong đó có những “chiến sỹ quay phim”  đều là những thư ký của thời đại, ghi lại những thước phim lịch sử để phục vụ nhân dân, phục vụ kháng chiến. Trong bộ phim này, chúng tôi sẽ kể lại một thời kỳ gian khó, thô sơ ban đầu của nền báo chí nói chung, khởi nguồn là sự thành lập Đài Tiếng nói Việt Nam và nền truyền hình, điện ảnh Việt Nam nói riêng qua con mắt, cuộc đời, sự nghiệp của Đạo diễn, NSUT Phạm Việt Tùng – nhà quay phim thuộc thế hệ đầu tiên của truyền hình Việt Nam. Để qua đó thấy rằng: trong sự phát triển tiên tiến của báo chí thì hôm nay, chúng ta vẫn không quên thế hệ đi trước – những người đã đặt nền móng cho Báo chí Cách mạng nước nhà trong ngày đầu gian khổ.

Bộ phim tài liệu “Người quay phim trưởng thành trong khói lửa”, thời lượng 30 phút, kể lại cuộc đời của một “người lính” cầm máy quay ra chiến trận. Trong vai trò người quay phim chính, tham gia vào công tác đạo diễn, dựng phim với điều kiện phương tiện kỹ thuật hết sức khó khăn, Đạo diễn, NSUT Phạm Việt Tùng – giải thưởng Nhà nước về Văn học – Nghệ thuật (2012) đã đạt được nhiều thành tích đáng ghi nhận:

  1. Ghi lại được hình ảnh có tính lịch sử và có tính nghệ thuật: Hình ảnh máy bay B52 cháy rơi trên bầu trời Hà Nội, hậu cảnh là cột ăng – ten truyền hình ở số 58 Quán Sứ, Hà Nội (năm 1972).
  2. Quay phim chính trong các phim “Cuộc đọ sức 5 ngày”, sản xuất kịp thời cuối tháng 12/1972 (ngay khi đợt B52 ném bom cuối cùng vẫn còn đang tiếp diễn). Bộ phim được giải thưởng Bông Sen Bạc trong liên hoan phim Việt Nam (tháng 03/1973).
  3. Quay phim chính trong bộ phim “Tiếng trống trường” – giải thưởng “Bồ Câu Vàng” tại liên hoan phim quốc tế tại Leizig (tháng 11/1973). Bộ phim đen trắng nhưng được đánh giá cao về tính tư tưởng, nội dung và nghệ thuật.
  4. Quay phim chính trong phim “Điện Biên Phủ trên không”, sau này là “Hà Nội Điện Biên Phủ”. Đồng thời tham gia công tác Đạo diễn. Bộ phim được “Giải đặc biệt” tại liên hoan phim quốc tế tại Tiệp Khắc (1974).
  5. Quay phim chính trong phim truyện đầu tiên của truyền hình “Gửi trọn niềm tin” (1974).
  6. Đồng chí Phạm Việt Tùng cũng quay được nhiều thước phim màu quý giá khi quân giải phóng bắt giữ Dương Văn Minh. Nó là tư liệu quý để mỗi dịp 30/4 1/5, chúng ta cùng nhìn lại một chặng đường đấu tranh giữ nước của dân tộc.
  7. Ngoài ra, trong những năm nghỉ hưu, đồng chí Phạm Việt Tùng vẫn tiếp tục làm nhiều bộ phim tài liệu, điển hình là bộ phim “Người lính xe tăng 390 ngày ấy”, “Ai là người thảo bản đầu hàng cho Dương Văn Minh”…tạo hiệu ứng dư luận tốt.
  8. Đồng thời ông cũng tham gia công tác giảng dạy, đào tạo cho các cơ sở đào tạo báo chí lớn trên toàn quốc như trường Đại học KHXH Nhân văn, Học viện Báo chí và Tuyên truyền; các lớp nghiệp vụ báo chí tại các tỉnh thành trên cả nước.

Có thể nói khói bom lửa đạn trong 2 cuộc kháng chiến; sự thô sơ, lạc hậu của nền truyền hình, điện ảnh Việt Nam thuở ban đầu đã tôi luyện trong ông Phạm Việt Tùng một tinh thần thép: Quả cảm, quyết liệt, đeo đuổi sự thật đến cùng. Để khi nhắc đến nhà quay phim, đạo diễn Phạm Việt Tùng, người ta thường nhắc tới một cái tôi nghệ thuật đầy cá tính.

Là người quay phim may mắn được tiếp xúc với Hồ Chủ tịch, đạo diễn, NSUT Phạm Việt Tùng luôn ghi nhớ lời dạy của Bác Hồ: “Văn hóa văn nghệ là một mặt trận, người làm báo là một chiến sĩ trên mặt trận ấy”. Mỗi người làm báo như một cái ốc vít trong cỗ máy, nếu ốc vít mà hỏng thì bộ máy không chạy được. Nâng cao trình độ chính trị, làm điều gì cũng phải xuất phát từ nhân dân, phục vụ nhân dân là điều mà người làm báo phải luôn ghi nhớ.

Bộ phim tài liệu “Người quay phim trưởng thành trong khói lửa” về chân dung nghệ sĩ Phạm Việt Tùng sẽ hoàn thành nhân dịp 75 năm thành lập Đài tiếng nói Việt Nam (7/9/1945 – 7/9/2019), gửi đến độc giả thông điệp về nghề báo gian khổ không chỉ trong thời chiến mà còn trong cả thời bình, nhưng rất vinh quang và đáng tự hào. Một người làm báo cốt phải có cái tâm; tư tưởng chính trị vững vàng; một cá tính nghề nghiệp.  Đây cũng là dịp để những người làm báo ngày nay không quên những thế hệ đi trước đã cống hiến, hy sinh, đặt từng viên gạch đầu cho nền báo chí nước nhà. Từ đó tiếp tục kế thừa và phát triển một nền báo chí vững mạnh, đáp ứng nhu cầu thông tin giải trí ngày càng cao của công chúng.

 Nội dung kịch bản:

STT Hình ảnh Nội dung Ghi chú
1 Hình ảnh Đạo diễn Việt Tùng khi đã già, đang bước đi trên con đường gạch chỉ đỏ, có phần bị nghiêng xô. Đặc tả bước chân, đôi mắt.

Ông ngồi cầm cây đàn, tay gẩy bản nhạc.

Chuyển cảnh từ ánh mắt nhân vật nhìn về hình ảnh của chính ông ở quá khứ.

Giới thiệu một người đạo diễn, phóng viên chiến trường Phạm Việt Tùng. Ở tuổi 80, ông trở lại thăm làng quê, nơi mình được sinh ra và lớn lên.

Nhân vật tự sự về chính câu chuyện của mình.

(Nhân vật xuất hiện trên nền nhạc, không thuyết minh)

Nền nhạc guitar du dương
2 Hình ảnh một chàng trai cầm chiếc đàn guitar, đặc tả đôi mắt sáng, nhìn xa xăm với vẻ mặt rất thư sinh. Cậu thanh niên Phạm Việt Tùng lớn lên trong khung cảnh làng quê thanh bình. Cậu rất mộng mơ, yêu từng chiếc lá, giọt sương, yêu con người. Cậu có một tâm hồn nhạy cảm, biết rung động trước những cái đẹp. Đó là yếu tố cần thiết để cậu trở thành một người quay phim, đạo diễn sau này. Trên nền nhạc guitar.
3 Qua ánh mắt, hình ảnh vùng quê của ông Việt Tùng hiện ra rất bình dị và thân thương. Một vùng đất đẹp nằm bên dòng sông Tô Lịch xanh trong. Trẻ con vui đùa dưới gốc cây hoa gạo đỏ rực góc trời; chúng cười đùa, chơi “ô ăn quan”… Những đoàn tàu điện leng keng trên thành phố.. Hình ảnh thân thuộc về một miền quê ở đồng bằng Bắc Bộ, nay là Ngã Tư sở, Hà Nội. Qua ánh mắt của chàng thanh niên Việt Tùng, ta thấy trong mắt cậu có tình yêu quê hương, con người, yêu những gì nhỏ bé nhất ở nơi cậu sinh ra. Hướng tới phần mở đầu rất tươi đẹp, trữ tình.
4 Mở rộng ra khung cảnh đất nước Việt Nam xưa thanh bình. Những giọt sương đêm còn đọng trên cây cỏ, phảng phất trên mạng nhện. Mặt trời ló rạng sau núi, những tia sáng đầu tiên của ngày mới đánh thức vạn vật. Những đàn cò trắng bay lượn trên cánh đồng lúa xanh rờn; sóng biển dạt dào… (Hình ảnh đẹp, có tính nghệ thuật cao) Từ tình yêu quê hương, đã làm nên một tình yêu lớn lao hơn trong người thanh niên Việt Tùng: yêu dân tộc, yêu đất nước.

Việt Nam những thập niên 40 rất yên bình, tươi đẹp. Những chi tiết nhỏ khiến người xem nhớ lại không gian làng quê Việt Nam xưa.

5 Con người Việt Nam xuất hiện trên nền bối cảnh đó. Từ miền ngược đến miền xuôi, nhân dân đều tăng gia sản xuất. Sức mạnh của con người trong cuộc chiến đưa nước về 4 tỉnh Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương để phục vụ sản xuất. Những người nông dân chân cao chân thấp đuổi trâu ra đồng; Ở miền núi, những cô gái chàng trai lên nương làm rẫy, những dòng suối chảy róc rách… Chàng thanh niên Việt Tùng thấy những hoạt động thường ngày của người dân, tăng gia sản xuất, cải thiện đời sống, xây dựng quê hương, nước.
6 Tình yêu của những đôi trai gái cũng nảy nở trong hoàn cảnh này. Cái nắm tay e thẹn, ánh mắt nhìn nhau đầy âu yếm. Những chàng trai cô gái nhìn nhau đầy bẽn lẽn… Đạo diễn Việt Tùng cũng có những tình yêu đẹp và giản dị như thế. Đó có thể là tình yêu trai gái, nhưng cao hơn là tình yêu giữa người với người.
7 Những người thanh niên đi học lớp “Bình dân học vụ”, học lớp làm báo. Hình ảnh ông Khương Mễ đứng lớp dạy lớp làm báo. Cậu Việt Tùng cũng có ước mơ, hoài bão như cô cậu thanh niên khác, đó là được đi học, cống hiến và xây dựng đất nước.
8 Hình ảnh chân dung ông Phạm Việt Tùng: Giới thiệu tiểu sử, ngày tháng năm sinh, đến với cách mạng bằng nghề công nhân ánh sáng, những hình ảnh cầm tấm phản quang khi làm phim “Vợ chồng A Phủ”.

Năm 1970, ông chính thức công tác tại Đài TNVN.

Hình ảnh bản khai thành tích, có chữ ký của Ông Trần Lâm – Nguyên Giám đốc Đài TNVN, Đài THVN;

Đi sâu vào khắc họa chân dung Đạo diễn Việt Tùng.

Có những thanh niên chọn cách cầm súng để chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, còn Phạm Việt Tùng chọn cách cầm tấm phản quang, cầm máy quay để phục vụ nhân dân. Ông chọn nghề báo.

9 Hình ảnh về thời kỳ gian khó của điện ảnh nước nhà những ngày đầu. Thể loại phim câm, tiếng động bên ngoài dội vào, các phỏng vấn không khớp miệng.

Trích một vài hình ảnh trong phim “Bác Hồ 70 tuổi” – sản xuất năm 60, vẫn chưa có tiếng đồng bộ.

Những người từ con số 0, không biết gì về phát thanh, truyền hình bắt đầu đi làm truyền hình. Truyền hình Việt Nam thời kỳ thô sơ.
10 PV Đạo diễn Việt Tùng: Bác hồ giúp đỡ chúng tôi…

(Nói về sự gần gũi của cụ khi giúp đỡ những người làm truyền hình thuở ban đầu).

Bác Hồ luôn quan tâm đến báo chí. Từ thuở nhận thấy cần phải thành lập một Đài Tiếng nói để phục vụ cho kháng chiến, đến những giai đoạn sau Bác vẫn đồng hành cùng mỗi bước đi của báo chí nước nhà.

Phạm Việt Tùng may mắn được gần gũi và ghi hình Bác rất nhiều lần.

Trích trong “Truyền hình VN mùa xuân khởi đầu ấy”
11 Một vài hình ảnh về nhà đạo diễn tài ba Iven vào Việt Nam.

Cảnh Đạo diễn Hồng Sến chỉ huy trên hiện trường; cảnh Đạo diễn Hải Ninh ngồi trên bàn cắt dựng phim rất thô sơ

Trong cái khó khăn về vật chất, kỹ thuật đó, Việt Nam rất may mắn có nhà điện ảnh tài ba Hà Lan giúp đỡ. Sau khi về nước, ông đã gửi tặng Truyền hình Việt Nam chiếc máy quay Bolex năm 67, giúp đỡ cho THVN từ những ngày ban đầu.

Đạo diễn Việt Tùng đã học được của ông Ivens nhiều điều khi ông đến nói chuyện với các sinh viên trường điện ảnh. Đó là những lần hiếm hoi ta được tiếp cận với cách làm của điện ảnh thế giới.

12 Trích đoạn hình ảnh trong các phim: “Chung một dòng sông”; “Vợ chồng A Phủ”; “Kim Đồng”, “Chị Tư Hậu”… đây đều là những phim ông Việt Tùng tham gia đóng góp. Quay phim Phạm Việt Tùng đã tích cực tham gia vào công tác sản xuất trong các bộ phim này.

Trong thời kỳ chiến tranh khốc liệt, công tác tư tưởng là điều vô cùng cần thiết. Những bộ phim truyện Việt Nam đầu tiên ra đời, phục vụ đời sống tinh thần cho nhân dân tiếp tục sản xuất, chiến đấu.

Chàng thanh niên Việt Tùng từ đó càng hiểu rõ hơn vai trò của báo chí và trách nhiệm của mình.

13 Hình ảnh bản nhận xét của ông Trịnh Lý Thản – Nguyên Phó Tổng Giám đốc Đài THVN; Nguyên Cục trưởng cục kỹ Thuật:

Zoom cận cảnh những dòng nhận xét về sự đóng góp của Đạo diễn Việt Tùng trong phát minh về sự đồng bộ giữa tiếng và hình, đảm bảo tính chân thực của truyền hình.

Đạo diễn Việt Tùng luôn có những phát hiện độc đáo. Trong hoàn cảnh trang thiết bị sản xuất lạc hậu, Việt Tùng đã cố gắng và sáng tạo không ngừng. được nhiều người bạn nhận xét tốt.
14 PV Đạo diễn, NSND Khánh Dư: Nhận xét về sự hiếu học, tinh thần công tác của Việt Tùng – người làm quay phim chiến tranh:

“Việt Tùng đi làm với tôi mấy phim, phim đầu tiên là phim “Vườn cam”. Hồi đấy tôi vẫn còn bỡ ngỡ, đội sản xuất, trong đó có Việt Tùng cũng bỡ ngỡ, nhưng nhiệt tình thì nhiều. Tùng đi làm với tôi, hồi đấy cậu ấy cũng không phải tổ trưởng tổ phó gì đâu, chỉ là tổ viên thôi, nhưng chúng tôi hay nói vui là thằng này nó bắng nhắng lắm. Ý là thích tham gia, đóng góp nhiều cho công việc, rất hăng say. Tùng cũng có nhiều phát minh về cảnh quay hay, giúp đỡ tôi rất nhiều về ánh sáng. Và điều đáng mừng là sau này Việt Tùng trở thành một quay phim khá, một đạo diễn phải gọi là có tài năng”.

15 PV Đạo diễn, nhà quay phim, NSƯT Khương Mễ – một ‘ánh lửa’ góp phần thắp sáng nền điện ảnh cách mạng Việt Nam:

“Hồi tôi về Xưởng phim ở Thụy Khuê, Tùng là người tôi để ý nhất. Hồi đó Tùng làm ánh sáng, nhưng rất quyết tâm làm quay phim. Sau này khi học xong lớp quay phim, Tùng có tham gia làm bộ phim “Tiếng trống trường” và được giải vàng ở bên Đức. Chuyện đó, tôi đánh giá Việt Tùng là một người quay phim có nghệ thuật. Sau này Tùng cũng làm và quay được nhiều thước phim có giá trị trong đợt máy bay Mỹ ném bom miền Bắc 12 ngày đêm, ngày đó rất là gian khổ nhưng Tùng quyết tâm lắm, hễ có máy bay là cầm máy ra. Bất kể đêm hay ngày cũng phải quay cho được…”

16 Bom nổ lớn bao trùm khuôn hình. Những hình ảnh chiến tranh chống Mỹ khốc liệt: Quân Mỹ vào đốt nhà, đổ gạo, đánh đập, đàn áp nhân dân ta dã man. Người chết như ngả rạ. Trong chiến tranh, biết bao người lính nằm xuống, hy sinh xương máu để bảo Tổ Quốc
17 Những cô cậu sinh viên đào hầm; người người xung phong được cầm súng ra trận, khoác lên mình chiếc áo màu xanh cụ Hồ… Những cô gái, chàng trai ngày thường tăng gia sản xuất, mộng mơ yêu đời, nay phải bước vào một cuộc chiến mới: cuộc chiến bảo vệ quê hương, đất nước.

18 Thanh niên miền Bắc hành quân vào Nam để chiến đấu. Cuộc chiến Miền Nam lúc này đang khốc liệt. Quân Mỹ lùng diệt, bắt bớ những người vô tội. Những người tù Côn Đảo khổ sở, bị tra khảo, ăn chuột để sống… Nhắc lại một thời kỳ khổ sở, đau thương của dân tộc để thấy rằng nhân dân ta bị đàn áp dã man như thế nào.

Từ đó khẳng định vai trò quan trọng của những người quay phim thời chiến, ghi lại và lưu giữ những hình ảnh để lên án chiến tranh phi nghĩa.

19 Hình ảnh những người quay phim, làm truyền hình vào Nam để ghi lại những hình ảnh khói bom lửa đạn khốc liệt. Hình ảnh chiến tranh ở Vĩnh Linh. Ở dưới hầm, khó khăn chồng chất khó khăn. Hoàn cảnh  chiến tranh khốc liệt, khói bom lửa đạn đã tôi luyện trong người phóng viên chiến trường tinh thần quả cảm, gan dạ, quyết liệt. Hoàn cảnh luôn thôi thúc họ cũng phải ra trận. Phải quyết tâm ghi bằng được những thước phim để phản ánh về cuộc chiến.
20 Hình ảnh tư liệu:

Đài TNVN trong giai đoạn kháng chiến, truyền tin tức.

Không khí làm việc của phóng viên trong đài

Lúc này, Đài TNVN tích cực thực hiện nhiệm vụ thông tin tuyên truyền, phản ánh tình hình chiến sự kịp thời, phục vụ nhu cầu thông tin của nhân dân ta trong thời chiến.
21 Đạo diễn Việt Tùng được đi học ở Đức từ năm 69 đến năm 71.

–       Hình ảnh tại Đức của ông, thân hình gầy còm, mỗi ngày ăn cơm 1 bữa, trong vòng 2 năm…

–       Ông được giải thưởng Nguyệt quế bạc năm 70 với tác phẩm điện ảnh “Mái trường xanh”, do Đài TNVN gửi đi thi.

Với quyết tâm cao độ là trở thành quay phim, Đạo diễn Việt Tùng được cử đi học tập ở nước ngoài, tiếp xúc với nền điện ảnh thế giới. Sau đó về nước phát triển nền truyền hình, điện ảnh nước nhà.

Những cố gắng, quyết tâm của ông được ghi nhận bằng những giải thưởng danh giá. Đánh dấu sự lớn lên của báo chí nước nhà.

22 Ông Phạm Văn Đồng đến thăm Đài tiếng nói Việt Nam, 58 Quán Sứ (1971) Lúc này ở trong nước, lãnh đạo cũng rất quan tâm đến hoạt động của báo chí. Thường xuyên động viên, thăm hỏi cán bộ phóng viên trong đài.
23 Hình ảnh tư liệu nhà báo Jane Fonda đến thăm Đài TNVN, trong hình có cả những thế hệ sáng lập Đài đầu tiên là nhà báo Trần Lâm. Cán bộ, phóng viên của Đài tiếng nói Việt Nam bắt đầu được tiếp xúc, học hỏi kinh nghiệm từ phóng viên quốc tế.
24 Hình ảnh Đạo diễn Việt Tùng cùng bà Trần Thị Ý – phát thanh viên thế hệ đầu tiên của VOV đi thăm lại phòng truyền thống của Đài Tiếng nói Việt Nam.
25 Phỏng vấn Bà Trần Thị Ý, vợ ông Trần Lâm, là một trong những phát thanh viên đầu tiên của Đài TNVN:

–       Đài TNVN những ngày đầu mới thành lập, theo chỉ thị của Bác Hồ, có vai trò rất lớn trong Kháng chiến

–       Ngày anh Lâm còn sống, tôi ngày nào cũng đọc cho ông ấy nghe các số báo của Đài TNVN.

–       Nhìn Đài phát triển vững mạnh, hùng hậu như hôm nay, sắp tới là kỷ niệm 75 năm, tôi rất mừng.

–       Nhớ lại những khó khăn những ngày đầu thành lập đài….

–       Chú Tùng với anh Trần Lâm có quan hệ như thế nào? Bà nhận xét gì về tính cách của Đạo diễn Việt Tùng?

26 Hình ảnh bà Kiều Oanh – Phát thanh viên đầu tiên của Đài Tiếng nói Việt Nam
27 Phỏng vấn bà Kiều Oanh:

–       Những ngày mới thành lập, đài thiếu thốn, khó khăn như thế nào?

–       Cán bộ nhân viên, anh chị em trong đài phải “đối phó” thế nào với những khó khăn ấy để vẫn đảm bảo tốt thông tin, tuyên truyền, cổ động trong kháng chiến?

28 Những thước phim tư liệu về máy bay B52 đánh phá miền Bắc. Hình ảnh tư liệu B52 cháy rực sáng, trên bầu trời Hà Nội, hậu cảnh tháp truyền hình
29 Hình ảnh Đạo diễn Việt Tùng vác máy quay, đoán hướng rơi của máy bay B52 (ken một vài hình ảnh B52 oanh tạc miền Bắc nước ta)
30 Tình hình nước ta trong những năm Mỹ phản công bằng B52, tình hình 2 miền Nam – Bắc của ta đều phải ra sức chiến đấu, đối phó.

Những hình ảnh khốc liệt về bom đạn, con người trong chiến tranh

31 PV ông Lưu Ngọc Chiến: Đại tá, nguyên Giám đốc Bảo tàng Phòng không Không quân:

–       Nói về tình hình chiến sự của nước ta khi Mỹ phản công bằng cách rải B52.

–       Trong hoàn cảnh nguy hiểm, không biết sống chết thế nào, nhưng những người quay phim vẫn phải xông pha ra hiện trường thì quả là đáng kính trọng và nể phục.

32 PV ông Đinh Thế Văn – Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân – người trực tiếp bắn rơi nhiều máy bay tại trận địa Chèm:

–       Sự nguy hiểm, phải nói là đối mặt với tử thần. Nhưng tinh thần dân tộc đã cho chúng tôi một tinh thần thép, sự kiên định, ý chí quật cường, vững tâm để phán đoán và đưa ra quyết định bắn chính xác.

–       Ta bắn rơi B52 với vũ khí hết sức thô sơ, phải nói là vượt lên trên tất cả, ta đã dùng sức mạnh của lòng yêu nước để chiến thắng.

Trích “Chiến thắng B52 – Đỉnh cao trí tuệ”
33 Tư liệu PV

Hình ảnh ông Việt Tùng tại buổi trò chuyện “Ý chí Việt Nam” ở cung văn hóa hữu nghị Việt Xô:

“Chiến tranh đã lùi xa nhưng với tôi chỉ mới như ngày hôm qua. Anh em báo chí phải đi sơ tán, những ai không được ở lại quay phim là buồn lắm chứ. Bom đạn mà, có thể chết bất cứ lúc nào, nhưng tôi lại thấy vui như tết. Khi B52 cháy tại Phủ Lỗ, cách 28km, chúng tôi phải đi bộ từ 3h sáng, mất 6 tiếng mới đến nơi. Chúng tôi đứng trên mái nhà để quay. Máy bay rất nặng, nó rơi nhanh lắm. Nếu nó mà ở trên đầu thì chúng tôi không quay được… Sau đó, chúng tôi đã cấu tứ lại thành phim Hà Nội Điện Biên phủ trên không”.

34 Trở về hình ảnh Đạo diễn Việt Tùng ngày nay, ông thăm lại những vật kỷ niệm, địa danh gắn bó với ông một thời. Cảnh ông đi vào Bảo tàng Cách mạng, ông ngắm nghía, nhìn lại chiếc máy quay năm đó. Chính chiếc máy quay này đã giúp ông đã giúp ông ghi lại thước phim “để đời” – B52 rơi bên cạnh cột tháp truyền hình.
35 Đạo diễn Việt Tùng ôm chiếc máy quay đi lại trong bảo tàng, nhìn lại hình ảnh về các địa danh B52 rơi như Ngọc Hồi, Đống Đa.
36 PV Đạo diễn Việt Tùng: “Đây là chiếc máy quay Bolex năm đó đã từng gắn bó với tôi. Với anh em quay phim chúng tôi thì nó quý giá lắm, không có gì đánh đổi được. Có lần một anh bạn hỏi tôi mượn máy quay, tôi bảo lại là anh mượn vợ tôi thì được, chứ máy quay thì không được”. Chính vì câu nói này mà bà vợ tôi giận tôi hàng tháng trời. Nói như vậy để thấy rằng chiếc máy quay đối với anh em chúng tôi là rất quý, trong hoàn cảnh trang thiết bị truyền hình nghèo nàn như thế lại càng quý giá.
37 Đạo diễn Việt Tùng trở về thăm lại Khách sạn Hòa Bình, lên tầng cao nhất của khách sạn. Ông đứng lại đúng vị trí mà ông cùng người phụ quay của mình năm đó đứng để quay chiếc B52 rơi. Ông nhớ lại một thời làm báo vất vả trong hoàn cảnh chiến tranh khốc liệt.
38 PV: Đạo diễn Việt Tùng đứng nói chuyện cùng phóng viên: “Hồi đó chúng tôi quyết liệt lắm. Lãnh đạo không cho đi quay nhưng chúng tôi vẫn quyết tâm đi. Bom đạn không có mắt, nhưng chúng tôi là quay phim, không đi thì lấy đâu ra hình. Tôi với anh phụ quay đã trốn lãnh đạo lên đây, hồi đó Khách sạn Hòa Bình là tòa nhà cao nhất Hà Nội, là địa điểm lý tưởng nhất để quay B52…”
39 Hình ảnh Đạo diễn Việt Tùng vui cười, đặc tả ánh mắt nhìn xa xăm để chuyển về cảnh chiến tranh.
40 Cảnh quân Mỹ thua trận trên cả chiến trường miền Nam và Bắc. Quân Mỹ chết nhiều. Phi công Mỹ bị bắt, đầu hàng. Cận cảnh quân mỹ máu me, khênh trên cáng lên máy bay vận chuyển về nước. Cảnh dân biểu tình phản đối chiến tranh tại Việt Nam. Cảnh ký hiệp định Paris 7/1/1973. Đây là điều kiện tiên quyết để đi đến bàn đàm phán tại Paris năm 1973. Thua trên chiến trường, Mỹ không còn cách nào khác, buộc phải ngồi vào bàn đàm phán.
41 Cảnh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Cảnh xe tăng của ta tiến vào Dinh Độc lập, Dương Văn Minh bị áp giải. Nhân dân miền Nam hân hoan tiến vào thành phố, cờ hoa rực rỡ. Trong đó, có thước phim về lá cờ Mỹ bị bánh xe tăng của ta nghiến qua. Những người quay phim “hành quân” vào Nam để ghi lại những thước phim về dấu son lịch sử chói lọi của dân tộc. Để hôm nay, mỗi dịp 30/4 – 1/5, chúng ta lại có dịp nhìn lại một thời quá khứ hào hùng của dân tộc và như được sống dậy qua những thước phim đó. Hình ảnh bánh xe tăng đi qua lá cờ Mỹ do Đạo diễn Việt Tùng quay như một hình ảnh đại diện cho sự sụp đổ của chế độ Mỹ – Ngụy, hình ảnh đầy tính biểu tượng.
42 Phỏng vấn ông Nguyễn Thế Kỷ – TGĐ Đài tiếng nói Việt Nam (Đảm bảo một vài ý cơ bản sau):

–       Những người quay phim luôn xông pha, đồng hành cùng cuộc chiến tranh. Chính hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn, gian khổ là môi trường để người lính quay phim “chiến đấu” và trưởng thành. Xuất thân cũng là một người quay phim, tôi đã bỏ phiếu giải thưởng Nhà nước cho Đạo diễn Việt Tùng. Tôi thấy điều đó là xứng đáng với những cống hiến của ông trong nghề.

43 Cảnh ông Việt Tùng ở hiện tại. Ông đang ngồi trước bàn dựng, với những trang thiết bị hiện đại. Ông xem lại hình ảnh về phim “Người lính xe tăng 390 năm ấy” Đức tính quyết liệt được tôi luyện từ trong chiến tranh của Đạo diễn Việt Tùng, giờ vẫn còn nguyên vẹn. Cá tính, mạnh mẽ, quyết tâm đeo đuổi sự thật đến cùng.
44 Trích đoạn hình ảnh trong phim “Người lính xe tăng 390 năm ấy” – bộ phim đã đòi lại sự thật cho 5 người lính xe tăng.

Hình ảnh những người lính đi tìm lại di cốt của đồng đội mình.

Hình ảnh ông Việt Tùng đi đến nhà từng người lính, dựa theo bức ảnh của bà phóng viên người Pháp chụp về chiếc xe tăng đầu tiên tiến vào Dinh Độc lập.

Hình ảnh các bé học sinh chơi đùa trước sân.

Hình ảnh người lính thì cắt tóc, người thì đánh rậm, người lái xe lam.

Cuộc hội ngộ của 5 chàng lính lẫm liệt trên chiếc xe tăng ngày nào, giờ cùng ngồi trên chiếc xe lam đã cũ, tiếng máy nổ vang trời.

Trong quá trình làm bộ phim này, Đạo diễn Việt Tùng đã gặp rất nhiều khó khăn. Nhưng cái tâm của một người làm báo không cho phép ông bỏ cuộc. Vượt qua khó khăn, ông chỉ mong sự thật được là chính nó.

Sau khi đất nước thống nhất, nếu những người lính ra trận đi tìm lại hài cốt đồng đội mình, thì người làm báo đi tìm lại sự thật lịch sử. Cốt chỉ để để những thế hệ trẻ sau này hiểu đúng lịch sử nước nhà.

45 Hình ảnh gia đình của những người lính xe tăng 390 sau khi bộ phim do Đạo diễn Việt Tùng có cuộc sống ấm no hơn.

Hình ảnh vợ ông Phượng đang lau dọn ban thờ chồng mình.

Hình ảnh ngôi nhà khang trang của ông Toàn sau khi bộ phim được phát sóng, được các cơ quan chính sách quan tâm.

Giá trị của
46 PV ông Vũ Đăng Toàn, trưởng xe tăng 390:

Lúc trước, mỗi khi đến ngày 30/4 – 1/5, chúng tôi đều cảm thấy xấu hổ vì hàng xóm người ta nói ra nói vào. Nhưng sau khi bộ phim “Những người lính xe tăng 390 năm ấy” của Đạo diễn Việt Tùng được phát sóng, thì chúng tôi đã được trả lại danh dự. Chúng tôi thực sự rất mừng và biết ơn anh.

47 Phỏng vấn bà Nguyễn Thị Ngọc – vợ anh Lê Văn Phượng, pháo thủ số 2 – người lính xe tăng 390:

Gia đình chúng tôi luôn coi anh Việt Tùng như một người anh cả trong gia đình. Anh giúp đỡ gia đình chúng tôi rất nhiều. Nhờ có anh Tùng mà chồng tôi được trả lại chức danh Anh hùng, đúng như ông ấy đã đóng góp cho cách mạng. Sau khi bộ phim anh Tùng làm được phát sóng, chúng tôi đã nhận được hỗ trợ từ nhà nước, cuộc sống cũng vì thế mà ấm no hơn. Anh  Phượng chưa được hưởng niềm vui đó bao lâu đã ra đi, nhưng gia đình chúng tôi vẫn vô cùng biết ơn anh Việt Tùng”

48 Hình ảnh Đạo diễn Việt Tùng ngồi nói chuyện, ôn lại kỷ niệm với 3 người lính xe tăng và gia đình họ.
49 PV Đạo diễn Phạm Việt Tùng (Hoặc Giám đốc đài Phát thanh và Truyền hình của 1 trong 3 tỉnh Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương): Nói về những khó khăn khi thực hiện bộ phim: khó từ đề tài cho đến người trong cuộc, đôi lúc chính những nguời lính còn muốn bỏ cuộc. Qua đó, nói lên sự quyết liệt của một người đạo diễn.
50 Hình ảnh ông Bùi Tùng – người thảo bản đầu hàng cho Dương Văn Minh ngồi xe lăn, đặc tả miệng ông đã cứng, nói không còn rõ tiếng.  Con trai ông đẩy ông đi trên chiếc xe lăn.
51 Trích đoạn 1 vài cảnh trong phim “Ai là người thảo bản đầu hàng cho Dương Văn Minh”
52 Trích đoạn tư liệu Đạo diễn Việt Tùng đấu tranh cho sự thật tại “Con đường tiến tới lịch sử”
53 PV Anh Bùi Văn Hải – con trai duy nhất của ông Bùi Tùng:

–       Nói về tình cảm của gia đình đối với Đạo Diễn Việt Tùng.

–       Nhận xét về tính cách, đạo đức, con người của Đạo diễn Việt Tùng.

54 Hình ảnh Đạo diễn Việt Tùng quay trở về gặp lại những nguời bạn thời niên thiếu ở trường Khương Thượng cũ.

–       Ken một vài hình ảnh đen trắng chụp tập thể lớp xưa kia.

–       Hình ảnh thực tại mọi người nói chuyện với nhau vui vẻ, quây quần giữa sân đình, ôn lại những kỷ niệm xưa.

55 Phỏng vấn một vài người bạn của Đạo diễn Việt Tùng:

–       Nhận xét về tính cách, con người, cá tính của Tùng từ xưa đến nay.

56 Hình ảnh Đạo diễn Việt Tùng đi gặp lại những người bạn đồng nghiệp trong phim “Chung một dòng sông”
57 Phỏng vấn Đạo diễn Nguyễn Thị Xuân Phượng – phiên dịch cho Bác Hồ, từng làm việc cùng với Đạo diễn nổi tiếng người Hà Lan Iven – bà là người chị thân thiết của ông:

–       Việt Tùng là người cá tính, quyết liệt trong công việc.

–       Còn với bạn bè thì Tùng là một người rất chân thành, thẳng thắn…

58 Phỏng vấn Nhạc sỹ Hồng Đăng:

“Lâu lắm rồi tôi mới được gặp lại anh Việt Tùng, bạn bè từ lâu. Và trong bạn bè văn nghệ thì nhiều loại người lắm. Nhưng tôi nghĩ anh Việt Tùng là một trong những người bạn tốt, rất chu đáo đối với anh em. Có những thời kỳ chúng tôi cùng đi làm phim với nhau, chúng tôi lúc nào cũng dính với nhau bằng tình thân hữu. Chính vì thế chúng tôi hiêủ nhau hơn. Cho đến nay, anh Việt Tùng vẫn là một người tốt.

Còn trong công việc thì Tùng rất nhanh nhẹn, làm mọi việc đều nhanh chóng, đâu ra đấy”.

59 Hình ảnh truyền hình, đài tiếng nói với những trang thiết bị hiện đại. Người làm truyền hình năng động, sáng tạo. Hình hiệu, hình cắt của truyền hình được thiết kế chuyên nghiệp. Cơ sở vật chất của VOV, VTV vô cùng khang trang… Câu chyện phát triển của truyền hình
60 Hình ảnh VOV, VTV ngày còn nghèo khó (dựng chia đôi màn hình”
61 Hình ảnh những người đầu tiên của THVN, Đài Tiếng nói Việt Nam gặp mặt, kỷ niệm. Những bức hình lưu niệm. Tuy nhiên, giờ có những người đã về với cát bụi.
62 Hình ảnh Đạo diễn Việt Tùng chân đi có phần khó khăn (đặc tả đôi chân, vẻ mặt) đi tham quan lại VOV, VTV, đi lại những địa điểm mình từng ngồi làm việc. Hiếm có người may mắn như Đạo diễn Việt Tùng, được chứng kiến sự đổi thay của đất nước, của dân tộc. Đặc biệt là của nền điện ảnh, truyền hình Việt Nam.
63 Hình ảnh Đạo diễn Việt Tùng nhiệt huyết tham gia giảng dạy tại các lớp nghiệp vụ báo chí tại các tỉnh, các đài HTV, VTV…

64 Hình ảnh Đạo diễn Việt Tùng sang Pháp. Tuổi đã cao, sức đã yếu, dáng đi hơi chúi về phía trước… Nhưng ông luôn xách theo chiếc máy quay nặng. Thao tác nhanh nhẹn, tinh thần khi cầm máy vẫn rất vững trãi.

–       Đạo diễn Việt Tùng ngồi suy nghĩ, nhớ lại những địa danh đã gắn bó với mình khi học ở nước ngoài, những người thầy, người bạn…

Bản năng, cũng như bản lĩnh của một người làm nghề luôn thường trực trong ông. Chỉ cần cầm trên tay chiếc máy quay, ông có thể định hình được ngay trong đầu một ý tưởng, một bối cảnh…
65 Hôm nay, không chỉ dạy cho những nhà báo, phóng viên, Đạo diễn Việt Tùng còn rất chú ý đến việc bồi dưỡng lớp sinh viên trẻ.

Ông đến Học viện Báo chí và Tuyên truyền nói chuyện, giảng dạy, truyền đạt kinh nghiệm hơn 60 năm trong nghề, chứng kiến nền báo chí nước nhà từ những ngày bắt đầu hình thành cho đến nay.

66 Hình ảnh những người sinh viên ông dìu dắt đứng trên sân khấu Nhà hát lớn Hà Nội nhận Giải Báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng lần thứ III
67 Hình ảnh Nha Trang, Khánh Hòa đẹp: bãi cát trắng, nước biển trong xanh, từng làn sóng dạt vào bờ.

Đạo diễn Việt Tùng giờ tuổi đã cao, ông đi trên con thuyền chếnh choáng ra chùa Từ Tôn, Hòn Đỏ.

Ông thắp nén nhang thơm cho thánh, phật, trò chuyện với sư trụ trì.

Khung cảnh đẹp, nhưng tâm hôn con người còn đẹp hơn. Đạo diễn Việt Tùng luôn có một cái tâm hướng thiện, hướng phật, làm điều phúc đức.

Ở tuổi già, vật chất, tiền tài, danh vị sẽ chẳng còn quan trọng nữa. Thay vào đó, người ta thường nghĩ đến sau khi khuất núi, sẽ để được lại cái gì cho đời.

68 Một vài hình ảnh về cuộc sống thanh bình hiện tại của Đạo diễn Việt Tùng, vui vẻ với bạn bè ở Nha Trang, Khánh Hòa.
69 Quay hình ông Giang Nam, ông Thảnh ngồi trò chuyện. Bên chén chè nóng, dù chẳng còn tham gia đóng góp trực tiếp được vào chuyện quốc gia đại sự, nhưng các ông vẫn ngồi hàn huyên chuyện thế sự, vui cười khi chứng kiến sự đổi thay từng ngày của đất nước.
70 PV Nhà thơ Giang Nam:

–       Tình cảm đối với Đạo diễn Việt Tùng.

–       Nhận xét về tính thẳng thắn, rõ ràng quả quyết của Đạo diễn Việt Tùng.

71 Hình ảnh Đạo diễn Việt Tùng đi cùng con cháu, nhìn ngắm sự phát triển của đất nước.

Cả gia đình ngồi quây quần bên nhau, trò chuyện.

Ông kể lại những kỷ niệm.

Giáo dục con cháu nên người

72 Phỏng vấn con (hoặc vợ Đạo diễn Việt Tùng):

–       Tình cảm đối với cha.

73 PV Đạo diễn Việt Tùng: Qua quãng thời gian sống, chiến đấu và làm việc hơn 80, ông nhận thấy điều gì là quan trọng nhất.

Ông muốn gửi gắm điều gì đến con cháu, thế hệ trẻ, hay đặc biệt là những người làm báo bây giờ và mai sau?

74 Hình ảnh flycam đất nước phát triển, những tòa nhà cao tầng, cầu đường…

Hình ảnh các tòa nhà VOV, VTV… hiện đại. Đội ngũ phóng viên tác nghiệp chuyên nghiệp…

Kêt bèo dạt mây trôi
75 Hình ảnh Đạo diễn Việt Tùng một mình đi trên con đường gạch chỉ đỏ, tay cầm chiếc máy quay cũ, ánh mắt nhìn về phía xa, mỉm cười hạnh phúc…

 

Chia sẻ:

  • Twitter
  • Facebook
Thích Đang tải...

Có liên quan

Bình luận về bài viết này Hủy trả lời

Δ

Từ khóa » Cách Viết Kịch Bản Phim Tài Liệu