Làm Sao để Tạo Ra Sự Căng Thẳng, Kịch Tính Và Hồi Hộp Cho Phim Tài ...

Câu hỏi của nhà làm phim : Em đang làm một bộ phim tài liệu về một trường học ở Ấn Độ nơi họ giúp đỡ những đứa trẻ có hoàn cảnh khó khăn bằng cách dậy cho chúng biết Tiếng Anh và âm nhạc của Âu Mỹ và Ấn Độ. Trường học này cũng giúp đỡ cho cộng đồng bằng cách xây dựng giếng nước sạch cho các cho các ngôi làng ở vùng sâu vùng xa.

Em muốn làm cho bộ phim trở nên thú vị hơn bằng sự căng thẳng, những vật cản và những nan đề cần giải quyết nhưng em không biết làm cách nào để thực hiện nó.

Anh/chị có những mẹo nào để tạo ra kịch tính trong một bộ phim kiểu như bộ phim của em mà thường bề ngoài gây ra cảm giác nhàm chán không?

Câu trả lời:

Chào em, đây là một câu hỏi rất hay. Những nhà sản xuất của những chương trình truyền hình thực tế là những bậc thầy trong việc này. Họ đặt những con người “bình thường” vào những tình huống dễ xảy ra những xung đột căng thẳng hơn khi để mọi việc diễn ra tự nhiên. Ví dụ như dàn xếp một cuộc gặp mặt giữa hai người ghét nhau và để kịch tính tự phát sinh. Đây là lý do mà “Truyền hình thực tế” (Reality Television) thường bị chỉ trích là không “Thực tế” vì thường rất nhiều những tình huống và bối cảnh trên đó đã được xắp đặt trước. Những thứ xảy ra trên truyền hình thực tế không được công nhận là báo chí hay là phim tài liệu truyền thống. Nghề làm báo đòi hỏi sự kiên nhẫn để có thể ghi lại được sự việc xảy ra một cách tự nhiên mà không có sự can thiệp của người đưa tin.

Vậy đâu là ranh giới giữa việc “tạo ra” kịch tính để quay phim và việc đoán trước được câu chuyện sẽ diễn biến ra sao để có thể làm một bộ phim hay và kịch tính?

Nếu ví dụ như em đang làm một bộ phim tài liệu lịch sử, em có thể tìm hiểu xem chính xác trong quá khứ lúc nào có những sự kiện có nhiều kịch tính nhất diễn ra và kể lại chúng.

Còn với câu chuyện như của em, em có 2 lựa chọn. Em có thể “tạo ra một hoàn cảnh dẫn đến xung đột” như cách mà những nhà sản xuất truyền hình thực tế làm, hay em có thể đặt máy qua ở nhiều địa điểm mà em dự đoán có thể có những tình huống thú vị sẽ xảy ra. Ví dụ cho việc này là nếu em có thể tham gia vào một cuộc biểu tình. Ở đó em sẽ có nhiều khả năng sẽ ghi lại được những điều kịch tính và những xung đột sẽ xảy ra. Còn nếu em đến nhà một nhân vật vào giờ mà họ đi ngủ thì em chắc cũng đoán được những nháp phim em ghi lại sẽ “thú vị” ra làm sao.

Rất khó để có thể chỉ cho em những thời điểm hoặc những nơi em có thể ghi lại được những sự kiện thú vị cho bộ phim của em mà không biết những đầu vào và đầu ra của nó.

Để có thể quyết định được khía cạnh của câu chuyện và phong cách quay, em sẽ phải trả lời những câu hỏi sau:

– Ai là đối tượng khán giả của em?

– Bộ phim của em sẽ được chiếu ở đâu?

– Mục đích của em khi làm ra bộ phim này là gì?

Nếu em làm ra bộ phim này nhằm truyền đạt thông tin để gây quỹ cho ngôi trường trong phim, em sẽ muốn quay về sự thành công và quá khứ của ngôi trường. Không cần phải có sự xung đột giữa người với người khi mà em có thể kể một câu chuyện thu hút sự chú ý của khán giả. Kể về những thành công vượt khó của học sinh trong trường sẽ tạo ra hiệu quả tốt. Hoặc kể về quá khứ của ngôi trường, cách nó được xây dựng và phát triển có thể gây sự thích thú đối với những khán giả quan tâm đến ngôi trường và những hoạt động của nó.

Kịch tính và căng thẳng trong bộ phim của em có thể về việc “đấu tranh với đói nghèo” hoặc “những khó khăn mà những người sáng lập ra nhà trường phải đối mặt”. Có thể là khó khăn và vật cản mà những học sinh của trường phải đối mặt trước khi nhập học (Quá khứ của họ). Kịch tính và sự căng thẳng sẽ xảy ra khi mà những học sinh đó tìm cách vượt qua những trở ngại trong cuộc sống của mình.

(Theo Desktop Documentary)

  • Thông tin về lớp Tài liệu sáng tạo
  • Thông tin về lớp Kể chuyện bằng hình ảnh

Từ khóa » Cách Viết Kịch Bản Phim Tài Liệu