Kịch Bản Phim Tốt Nghiệp | PHIM TÀI LIỆU

Kịch bản phim tốt nghiệp

Để có phim tốt nghiệp, mỗi sinh viên cần trăn trở với đề tài và có kế hoạch triển khai qua mỗi năm học. Làm phim luôn cần bám sát cuộc sống để có góc nhìn riêng của mình.

Xin giới thiệu một số kịch bản phim tốt nghiệp của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

IMAG0546

Sinh viên lớp quay phim đang thực hành tại AJC.

Kịch bản Phim Tài Liệu

Tác giả: Nguyễn Văn Hải – Lớp Quay phim truyền hình K28 (2008 – 2012)

Giảng viên hướng dẫn: Ngô Tạo Kim

 Tên phim:

LỒI VÀ LÕM

Điêu khắc được xây dựng trên nền tảng của ánh sáng và bóng tối, nhưng đó là với những người sáng mắt.

Còn với các em khiếm thị không cảm nhận bằng mắt mà bằng tay, điêu khắc là những khối lồi và lõm, tròn và vuông, nhẵn và thô… Chính bàn tay đầy mẫn cảm là phương tiện duy nhất chuyển tải những cảm xúc, những hình ảnh được rọi sáng khát vọng sống của các em, bằng ánh sáng tình yêu. Không ước muốn trở thành những nghệ nhân gốm nhưng các em nhỏ trường Nguyễn Đình Chiểu Hà Nội đã dồn tất cả ước nguyện và niềm đam mê vào mẩu đất sét, tạo nên những tác phẩm nghệ thuật bất ngờ và làm rung động trái tim cho những ai nhìn thấy.

Những bàn chân  rò dẫm từng bước, những bàn tay nắm chặt lấy nhau. Những giọt nước mắt lăn trên  khuôn mặt ngây thơ. Những tiếng nấc ngẹn ngào của các em nhỏ, sự đau khổ, mất mát được hiện rõ trên khuôn mặt của các em.

Mỗi em là một hoàn cảnh gia đình  khác nhau: có em ở lại trường, có em ở nhà, nhưng các em vẫn có sự hòa đồng với cuộc sống xung quang mình. Tuổi thơ của các em, cũng như suốt cuộc đời mình các em không được nhìn thấy mặt bố mẹ và những  người thân yêu, không biết được ánh sáng mặt trời cũng như màu sắc của thiên nhiên cây lá, của vũ trụ bao la và sống động… Hằng ngày, hằng ngày, theo thời gian, đó là cuộc sống, là sự bất hạnh của các em khiếm thị ở trường Nguyễn Đình Chiểu Hà Nội.

Những ngày tháng sống trong sự giằng co của sự mặc cảm, số phận các em được thay đổi bởi những người có tấm lòng nhân ái đã mở ra cho các em một lớp học tại trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu (Hà Nội), vừa được khai giảng vừa qua. Một lớp học nhỏ, tưởng như không có nhiều chuyện để nói, khi mà chuyện trẻ khiếm thính, khiếm thị chơi nhạc, vẽ tranh… từ lâu đã không còn là chuyện lạ.

Nặn gốm nghệ thuật không đơn thuần là một môn học thủ công trong trường khiếm thị Nguyễn Đình Chiểu, mà trở thành một hoạt động hướng nghiệp cho các em. Có rất nhiều tác phẩm nghệ thuật đã ra đời qua đôi bàn tay dò dẫm và trí tưởng tượng siêu thực của các em nhỏ ở đây.

Trong căn phòng đơn sơ được dùng làm lớp học gốm, có vô số những tác phẩm ngộ nghĩnh làm từ gốm được bày trên các kệ gỗ. Đặc biệt, có rất nhiều những trái tim bé bỏng, xinh xắn được thể hiện theo nhiều cánh khác nhau. Tôi thấy lạ, khi thấy Thành (15tuổi – Hà Nội) cặm cụi nặn 2 bức tượng đất nung mà sau đó quả nhiên Thành đặt tên cả 2 tác phẩm là “Tự hoạ”. Kỳ lạ là cả hai bức tượng chân dung ấy trông giống hệt gương mặt người nặn ra nó – một cậu bé chưa bao giờ nhìn thấy mặt mình, cũng như không bao giờ được nhìn thấy những tác phẩm ấy của mình…

Một thao tác nặn tượng chưa từng thấy ở nhà điêu khắc nào: Một tay cầm đất, một tay chốc chốc lại quờ lên mặt mình, lần hồi từng hốc mắt, sống mũi, khoé miệng… Dò dẫm lần mò một cách kiên trì, mỗi một đường nét trên mặt tượng hiện ra, bức chân dung tự hoạ người nặn nó lại càng trở nên rõ nét và sống động. 2 bức “Tự họa” của Thành có tên hẳn hoi, 1 bức là “mặt vui”, bức còn lại tên “mặt buồn”. Thành bảo: “Nặn mặt vui khó hơn nặn mặt buồn. Vì khi cái mồm mình cười, rất khó biết mồm mình dày hay mỏng…”.

Thành bị bệnh tim từ bé, cũng vì bệnh tim mà dẫn đến hỏng mắt. Thành nói : vì vậy mà bên cạnh chân dung, em còn thích nặn tượng phong cảnh, mà nhất là cảnh chùa chiền. “Vì nặn những thứ đó, em tự dưng thấy việc thở bớt khó khăn… ”

Để dạy học trò một kỹ năng mà chính các em lúc đầu không tin là mình sẽ làm nổi, các giáo viên đã bắt đầu bằng một đề bài đơn giản: Mỗi em hãy nặn một trái tim theo tưởng tượng của mình và sau đó là hãy tìm chỗ để đặt nó lên. Những lóng ngóng lúc đầu và sau đó là những sáng kiến: Có em thả trái tim của mình lên một chiếc thuyền với mong muốn trái tim sẽ cập được bến, em thì nâng trái tim bằng một chiếc lá vì muốn trái tim mãi tươi xanh, em thì đặt trái tim lên một đôi guốc vì muốn trái tim đến được khắp muôn nơi… Riêng Mai lại bướng bỉnh bắt trái tim của mình đứng yên một chỗ ở vị trí ban đầu của nó: Ngực trái. “Vì chỉ ở đó, trái tim mới luôn không ngừng đập và luôn nóng bỏng yêu thương” và Mai nói mắt ở trong tim.

Thầy giáo chủ nhiệm tâm sự :

“Tôi vẫn tin với trẻ khiếm thị với những đôi bàn tay đầy mẫn cảm thì điêu khắc sẽ là ngôn ngữ gần gũi nhất, hơn là hội hoạ. Bởi tranh thì thể hiện trên không gian hai chiều, tranh “làm khó” ta hơn trong tưởng tượng, còn điêu khắc thì thể hiện trên không gian ba chiều và tạo điều kiện nhiều hơn cho trực cảm.

Và cái chính là khát vọng, bởi nếu không có khát vọng, khó ai có thể làm được gì lớn trong nghệ thuật. Và các “nhà điêu khắc khiếm thị” có nhiều hơn chúng ta, đó chính là khát vọng. Khát vọng tưởng như phi thường so với các em, là được sống vui và có ích”.

Làm quen với điêu khắc với các em khiếm thị ở đây là bước ngoặt của cuộc đời mà chính những người thân của các em trước đó chưa từng dám nghĩ đến.

Đưa lớp học về làng gốm Bát Tràng để cho các em tiếp nhận được không gian của một làng ngề cổ, đó là cái nôi là sự phồn thịnh của những sự tinh tế mà những người thầy đang truyền đạt tớicho các em.

Và từ đây những tâm hồn bé nhỏ đã được tiếp cận với một môn nghệ thuật mới, nghệ thuật điêu khắc.

(Ở đoạn này sẽ chú ý bắt những phản ứng khác nhau của các em qua lời thầy giáo hướng dẫn: tai, tay của các em phản ứng khi nghe lời thầy nói… ).

Tập chung khai thác hai nhân vật Thành và Mai, thông qua hai tâm hồn, hai cuộc sống để thấy một phần nào đó về thân phận, cũng như những mơ ước không bình thường mà chỉ có ở những con người khiếm thị….(tạo không khí để nhân vật kể về bản thân, gia đình, xã hội… theo cách tự sự)

Ở đoạn này ta chú ý nên khai thác nhiều không gian, thời gian  khác nhau  bởi đây là điểm nhấn của phim ( về bố cục, động tác máy, a/s …) liên tưởng đến những người khiếm thị về hội họa, âm nhac…..

Để tạo chiều sâu cho phim thì các sinh hoạt hàng ngày của các em ở gia đình và kí túc xá sẽ hỗ trợ làm tăng thêm sự tò mò, hấp dẫn….để người xem  thấy được rõ hơn về cuộc sống của các em khiếm thị.

Những nỗ lực phi thường, sự kiên trì, ước mong sống với những cảm xúc đẹp, sống có ích đã được các em đã chứng minh bằng những sản phẩm cụ thể của mình. (quay chi tiết nhưng sản phẩm của các em – đây cũng là điểm nhấn của phim mà thông qua đấy ta khẳng định một vấn đề cụ thể, giá trị lao động  mà mình muồn nói tới ở phim này ).

Đó  cũng là những kết quả lớn của các thành viên ở lớp học nhỏ bé này (Thể hiện sự tinh tế qua các tác phẩm)

Đáp lại niềm đam mê của những tâm hồn trong sáng ấy, cuộc triển lãm giới thiệu những tác phẩm của các em cũng được tổ chức tại Hà Nội, mỗi tác phẩm là một tâm hồn, khát vọng khác nhau.

Tại cuộc triển lãm này, nhiều tác phẩm đã được bán. Đặc biệt hai bức tự hoạ của Thành được nhiều người hỏi mua làm Thành sung sướng đến nghẹn ngào. Nhưng điều bất ngờ sảy ra: em kiên quyết không bán hai tác phẩm của mình, bởi nó là một phần tâm hồn em, em sẽ giữ nó làm kỉ niệm.

Các em rất vui và hạnh phúc khi những sản phẩm của mình được các cô,chú,anh chị đón nhận, điều này làm các em vững tin hơn trên con đường sáng tạo và tồn tại của mình trên cõi đời này.

Để những tác phẩm non dại của các em được nhiều người biết đến và hơn nữa là để các em được gặp gỡ bạn bè, được nghe nhiều giọng nói và nhận được nhiều sự quan tâm, chia sẻ là mong muốn không chỉ của mình các em nhỏ mà cả của những  người đang sát cánh, nâng niu đầy lòng yêu thương và trách nhiệm với một phần số phận không trọn vẹn này.

Mong sao cho cuộc sống thêm nhiều niềm vui, sự ấm áp để đùm bọc, chở che những tâm hồn tuổi thơ bé bỏng, mang lại niềm tin vào con người, xã hội chúng ta đang sống. Đó là tất cả những gì tốt đẹp nhất mà bộ phim muốn gửi đến khán giả – những con người may mắn bình thường.

Những khuân mặt, nụ cười rạng rỡ của các em làm cho mỗi người chúng ta ấm lòng hơn, cũng cái lớp học đó tưởng chừng nhỏ bé nhưng nó đã mang lại hạnh phúc lơn cho những em bé khiếm thị ở đây.

 Các cảnh quay dự tính.       

STT Cảnh quay Thời lượng Lời bình Ghi chú
1 Thành đang nặn gốm ở Bát Tràng cùng với lớp học. 3p (Ở đoạn này sẽ chú ý bắt những phản ứng khác nhau của các em qua lời thầy giáo hướng dẫn: tai, tay của các em phản ứng khi nghe lời thầy nói… ).
2 Triển lãm các sản phẩm của Thành và các bạn cùng hoàn cảnh ở Hà Nội. 2p . (quay chi tiết nhưng sản phẩm của các em – đây cũng là điểm nhấn của phim mà thông qua đấy ta khẳng định một vấn đề cụ thể, giá trị lao động  mà mình muồn nói tới ở phim này
3 Phỏng vấn :

-Thầy Huỳnh

-Bố Thành

-Bà Elizabet

2p
4 Thành trong câu lạc bộ sinh hoạt âm nhạc 3p Các nhạc cụ, cách chơi, nét biểu cảm…
5 Thành đang ở nhà sum họp với gia đình 2p
6 PV Thành, Mai, kể về bản thân mình 4p ….(tạo không khí để nhân vật kể về bản thân, gia đình, xã hội… theo cách tự sự)
7 Thành ở trường học cùng các bạn . ( trường Nguyễn Đình Chiểu) 2p

 

KỊCH BẢN TÁC PHẨM PHIM TỐT NGHIỆP

 Sinh viên: Lê Phương Thuý – lớp Quay phim K28

Tên tác phẩm:

Mảnh ghép cuộc đời.

Nội dung:

Câu chuyện kể về tình yêu hiếm có và nghị lực sống phi thường của đôi vợ chồng người khuyết tật: anh Tạ Đình Hán và chị Vũ Hoài Thanh.

Trước khi gặp Vũ Hoài Thanh, cuộc sống của Tạ Đình Hán đầy bóng tối bởi anh luôn mặc cảm mình là người khiếm thị. Với chị Thanh, cuộc đời của chị sau khi bị tai nạn giao thông cũng thật chông chênh, bất định. Thế nhưng, họ đã cùng nhau đi trên con đường tình yêu với nghị lực vươn lên phi thường.

Là con trai út trong một gia đình Hà Nội gốc, Hán luôn đeo đuổi ước mơ sẽ làm rạng danh gia đình. Tuy nhiên, năm lên 10 tuổi, anh Hán phải đối mặt với thực tế phũ phàng khi đôi mắt anh ngày càng mờ đục vì chứng khô giác mạc. Tất cả những nỗ lực chạy chữa của gia đình đều vô hiệu bởi di chứng chất độc da cam từ cha anh. Ít hơn anh Hán 3 tuổi, cô gái sinh năm 1980, chị Vũ Hoài Thanh cũng phải trải qua bi kịch cuộc đời khi vụ tai nạn giao thông kinh hoàng đã cướp mất của chị nửa chân phải. Sau tai nạn ấy, chị Thanh phải cắn răng chịu đau để lấy xong tấm bằng THPT nhưng vẫn không thoát khỏi mặc cảm mình là người tàn phế. Cả anh Hán và chị Thanh chỉ đều thực sự tìm được nguồn sống khi tham gia CLB Thể thao Người khuyết tật (NKT) Hà Nội. Anh Hán bắt đầu làm quen với đường chạy từ năm 2001. Chị Thanh đến sau một năm, khởi đầu với điền kinh rồi trở thành VĐV cầu lông. Tại CLB Thể thao NKT Hà Nội, anh Hán và chị Thanh tìm thấy điểm tựa trong cuộc sống và trở nên thân thiết. Gần 10 năm nay, người dân ở phố Ngõ Gạch,  quận Hoàn Kiếm – Hà Nội đã quá quen với hình ảnh cô gái dáng thanh tú đi xe chở chàng trai vẻ thư sinh phía sau. Hành trình tình yêu gần 10 năm của họ không có hoa hồng mà đầy chông gai, thử thách. Với chị Thanh, nỗi đau đớn khi đôi chân không còn nguyên vẹn dường như cũng hết hẳn vì được ở bên Hán.

Sau khi lập gia đình, những tưởng anh chị không còn có thể luyện tập thể thao được nữa nhưng không, niềm đam mê mà cũng chính là nơi khởi nguồn tình yêu đã cho họ động lực để tiếp tục cống hiến cho Thể thao nước nhà. Họ cùng nhau luyện tập và chăm sóc cho nhau, bù đắp cho nhau làm chỗ dựa cho con cái. Cuộc sống với người bình thường vốn đã khó khăn, vất vả, với người khuyết tật lại càng gian nan hơn rất nhiều. Ấy vậy mà họ vẫn đau đáu trong lòng về kế hoạch kiếm sống không chỉ cho mình mà còn cho rất nhiều người có cùng cảnh ngộ. Chuỗi Cơ sở Tẩm quất Người mù thật ra đời từ đó. Từ những ngày đầu khó khăn vất vả gây dựng từ hai bàn tay trắng, giờ họ đã có trong tay 5 cơ sở trên toàn thành phố Hà Nội, tạo công ăn việc làm cho gần 60 anh chị em khiếm thị. Cuộc sống vẫn bộn bề trôi qua và họ vẫn đang ngày ngày, nhìn nhờ vào mắt nhau, đứng vững bằng đôi chân của nhau để sống và vươn lên.

Hình thức thể hiện:

Câu chuyện được xây dựng dưới dạng hồi ức của hai nhân vật chính, bối cảnh được chọn là 3 địa điểm: nơi luyện tập, nhà riêng và các cơ sở Tẩm quất Người mù, vì vậy tác phẩm được thể hiện dưới dạng phóng sự chân dung. Thời lượng dự kiến: 13’

Tác phẩm sẽ được ồng ghép giữa các cảnh quay mang tính minh họa cho hồi ức của nhân vật qua lời kể, những cảnh quay hiện đại với góc nhìn chủ quan từ phía người thực hiện, chiêm nghiệm về cuộc sống của hai người khuyết tật từ góc độ một thanh niên trẻ bình thường và xen kẽ là các cuộc phỏng vấn với độ dài khác nhau. Vì hai nhân vật chính có những điểm đặc biệt nên việc dùng hình ảnh để làm bật lên sự khác biệt của nhân vật là vô cùng quan trọng. Ví dụ cỡ cảnh thể hiện góc nhìn của người mù lúc phỏng vấn phải bó chặt hơn so với những cỡ cảnh bình thường, tạo điểm nhấn cho đôi mắt không định hướng, đồng thời background đánh sáng tạo độ tương phản cao, khắc họa bóng tối của người khiếm thị, cũng có thể chọn cỡ cảnh rộng khi nhân vật đang tìm lối đi trên đường, tạo cảm giác chênh vênh khó khăn.

TT Bối cảnh Thời lượng Hình ảnh Nội dung  Ghi chú
1 Nhà riêng   –       Chị Thanh nấu cơm

–       Anh Hán giúp chị một vài việc đã quen làm

–       Trò chuyện bên mâm cơm cùng các con và mẹ.

Đưa ra một hình ảnh quen thuộc ở mỗi một gia đình bình thường đến với khán giả.

Trong căn phòng nhỏ hẹp, chật chội, kém tiện nghi tiếng cười và sự sẻ chia chưa bao giờ vắng bóng.

2 Phòng tập   Chị Thanh tập cầu lông tại Nhà thi đấu chuẩn bị cho giải.

–       Cận cảnh chân giả

–       Zoom out trung cảnh, thể hiện nét mặt và vận động cơ khó khăn khi chơi cầu lông.

Dần dần đưa ra những bất ngờ đầu tiên. Một người có chân giả có thể chơi cầu lông rất thuần thục,thậm chí còn chơi rất xuất sắc, tham gia giải đấu cấp cao. Nó đòi hỏi ở người vận động viên một nghị lực gấp 10, gấp trăm lần người bình thường, để không chỉ tiến lên trong sự nghiệp mà còn chống đỡ lại những cơn đau đến từ cái chân xa lạ mỗi khi trái gió trở trời.
3   Phỏng vấn chị Thanh

– Bắt trung cảnh để vừa đủ lột tả đường nét, sắc thái biểu cảm của khuôn mặt, vừa đủ lấy background những người đồng đội ngồi xe lăn tập tuyện.

Chị Thanh nói về những gian nan khi luyện tập, động lực giúp chị vượt qua những thử thách do số phận mang lại, để làm được và còn làm tốt hơn cả người thường cho đến ngày hôm nay Hướng đến tình yêu của hai anh chị.
4   Hình ảnh tái hiện hồi ức: anh Hán lang thang trên những con phố tìm việc một cách khó khăn vất vả phù hợp với bản thân mình. Dùng lời kể của anh Hán về thời gian khó khăn khi tìm kiếm đam mê trong lao động, cũng là lúc khởi nguồn ý tưởng về những cơ sở tẩm quất người mù thật.
5 Phố Khúc Hạo   Chị Thanh rời trung tâm đến đón anh Hán tại Nhà thi đấu. Hình ảnh người phụ nữ cầm lái với chiếc chân giả tập tễnh đèo người chồng ngồi sau dường như gợi lên một nghịch cảnh gia đình trong đó người chèo chống là người vợ tuy nhiên với chị Thanh, đó lại là sự nương tựa vào nhau vững chãi nhất, khi mà dù anh Hán không thể nhìn thấy nhưng những điều anh mang đến cho gia đình nhỏ, cho cuộc đời chị Thanh lại thực sự rất lớn lao. Bao năm qua anh vẫn nhìn cuộc sống bằng đôi mắt của chị và các con.
6 Trước nhà, trên đường đi, trước cơ sở Tẩm quất người mù Thật. 15’’ Hình ảnh chị Thanh đèo anh Hán đến cơ sở Tẩm quất người mù Thật từ nhà riêng – số 9 Ngõ Gạch – quận Hoàn Kiếm Người vợ bị cụt chân, người chồng bị mù – dù là người khuyết tật nhưng khi tình yêu và 2 chữ gia đình gắn kết họ lại với nhau thì cuộc sống trở nên đủ đầy và vững vàng hơn rất nhiều, vì họ coi nhau là điểm tựa của cuộc đời mình.
7 Cơ sở tẩm quất người mù Thật – 711 Hàm Tử Quan 15’’ –       Những bàn tay đang xoa bóp và tẩm quất cho khách hàng, động tác massage bài bản. Làm nổi bật sự điêu luyện khéo léo và chu đáo của đôi bàn tay (của chủ thể ) khi thực hiện những bài massage bấm huyệt lành nghề thuần thục nhằm tôn lên hình ảnh người khiếm thị sau đó.

–       Gương mặt của những người khiếm thị đang massage cho khách hàng.

–       Cảnh anh Hán hướng dẫn và trò chuyện với các anh chị em khi thực hiện massage.

–       Hình ảnh cơ sở vật chất.

Dùng lời kể của anh Hán về những ngày đầu tiên bắt đầu học tẩm quất Massage, khó khăn đặc biệt với người khiếm thị khi bắt đầu. Khó khăn về cơ sở vật chất cho từng cơ sở mỗi khi bắt đầu (đồ đạc, điện nước đều do anh Hán cùng các anh chị em tự tay thực hiện lắp đặt)

Khó khăn trong việc truyền nghề cho những anh chị em khiếm thị khác.

Đưa ra sự bất ngờ cho người xem về chủ thể của hình ảnh những đôi bàn tay nêu trên – người khiếm thị làm được, thậm chí làm rất tốt những việc mà ngay cả những người còn trông thấy ánh sáng chưa chắc đã làm được.

8 30’’ 1 vài nhân vật phụ nói về nhân vật chính:

Chú ý chọn góc máy chếch trên thể hiện góc nhìn không định hướng của người khiếm thị và đánh sáng tương phản.

Thông qua lời chia sẻ của những người khiếm thị được vợ chồng anh chị Thanh Hán giúp đỡ tạo công ăn việc làm cho người xem thấy được những phác họa ban đầu về nhân vật chính. Chớp đen sau mỗi lời kể ngắn của nhân vật phụ
9 Cơ sở Tẩm quất người mù Thật – 711 Hàm Tử Quan 30’ –         Hình ảnh 2 vợ chồng tận tình hướng dẫn nhân viên khiếm thị tại cơ sở Tẩm quất massage

–         Hình ảnh trò chuyện giữa 2 vợ chồng và nhân viên

–         Hình ảnh cơ sở vật chất

–         Có thể bổ sung thêm một số lời phát biểu về sự hài lòng của khách hàng

Cảnh trám cho lời kể của nhân vật
10 Nhà trẻ của các con –       Chị Thanh đèo anh Hán đến đón con tại nhà trẻ phố Nhà Chung.

–       Cả gia đình cùng chơi đùa bên công viên, tập trung vào hình ảnh ngây thơ trong sáng của hai em nhỏ đối lập với ánh nhìn suy tư của chị Thanh và đôi mắt vô định nhưng luôn thường trực nụ cười trên môi của anh Hán.

11 Nhà riêng – Số 9, Ngõ Gạch 30’’ Hình ảnh gia đình nhỏ quây quần bên nhau. Không gian ngôi nhà, không khí đầm ấm của các thành viên khiến cho người xem cảm nhận được hạnh phúc trọn vẹn của đôi vợ chồng khuyết tật và những đứa con lành lặn.
12 Nhà riêng 45’ –         2 nhân vật chính lật giở cuốn album ảnh chia sẻ về những kỉ niệm khi tham gia Paragames của họ

–         Hình ảnh những tấm huy chương, bằng khen, giấy khen

Đây là trường đoạn vừa mang tính chất hồi ức, vừa nhấn mạnh giá trị nội dung cho tác phẩm bởi những kỉ niệm về Paragames cũng chính là nơi dẫn 2 con người không lành lặn đến với nhau, đó không chỉ là hành động xuất phát từ tình yêu đích thực mà còn đề cao sự đồng cảm và hi sinh lớn lao đến từ 2 phía, vượt qua mặc cảm, vượt qua số phận. Lời tự sự của nhân vật
13 Nhà riêng 15’’ Hình ảnh những đứa con trong không gian quây quần của gia đình Kết tinh hạnh phúc của 2 con người khuyết tật chính là những đứa con mạnh khỏe lành lặn – là hình ảnh ẩn dụ cho thành quả mà mỗi người đã nỗ lực vượt qua số phận của chính mình và cùng nhau xây dựng hạnh phúc, sự nghiệp.
14 Nhà riêng 30’’ –         Hình ảnh bố mẹ dạy con học hoặc trong bữa ăn.

–         Những ước muốn bé nhỏ của các con dành cho bố mẹ (dự kiến)

Góc nhìn này cho thấy cách các con của anh chị nhìn về bố mẹ, mặc dù còn nhỏ tuổi nhưng các bé ban đầu có thể cảm nhận được sự khác biệt giữa bố mẹ chúng và những phụ huynh khác, đề cao tình yêu thương gia đình của anh chị dành cho con và nhấn mạnh về giá trị của tấm gương cha mẹ trước con cái.
15 3’’ Đen hình, để lại tiếng cười trẻ con
16 Các bối cảnh khác nhau 30’’ Cảnh kết : Hình ảnh chớp các cảnh quay chậm nụ cười của 2 nhân vật chính ở các bối cảnh khác nhau và hình ảnh chị Thanh nắm tay anh Hán dẫn anh đi trên đường. Nghị lực sống ở người lành lặn đủ đầy đã quí, nghị lực sống ở những người khuyết tật là cả gia tài mà họ có, để sống tiếp, sống tốt và sống có ích cho xã hội. Nhìn những nụ cười này, không ai có thể hình dung ra hết những khó khăn mà số phận đã đặt lên vai anh chị nhưng họ đã vươn lên, gánh gồng và san sẻ cùng nhau. Đó là sức mạnh của tình yêu, tình yêu cuộc sống và tình yêu giữa con người với con người. Lời bình

Lưu ý:

  • Sử dụng thêm đèn đánh sáng cho các cảnh quay cần tăng độ tương phản hoặc thời điểm về chiều tối.
  • Sử dụng sự hỗ trợ quay một số phân đoạn trò chuyện cùng nhân vật có xuất hiện trong khuôn hình.
  • Có thể sử dụng tư liệu do nhân vật cung cấp.

Share this:

  • Twitter
  • Facebook
Like Loading...

Related

One comment on “Kịch bản phim tốt nghiệp

  1. Đại Nguyễn February 24, 2018

    Cách lên kịch bản phim rất rõ ràng, chi tiết, nếu lên kịch bản rõ ràng sẽ không bị lỗi trong quá trình quay, những người mới làm phim nên học

    LikeLike

    Reply

Leave a comment Cancel reply

Δ

Từ khóa » Cách Viết Kịch Bản Phim Tài Liệu