Kịch Là Gì? Hướng đi Nào Cho Những Thách Thức Của Thời đại

1. Khái niệm về kịch là gì?

Khái niệm về kịch là gì?

Bắt nguồn từ một cụm ngữ của tiếng Hy Lạp có nghĩa là hành động, kịch là một bộ môn nghệ thuật thuộc chuyên ngành diễn viên điện ảnh được biểu diễn trên sân khấu và có sự kết hợp giữa 2 yếu tố bi và hài kịch, đây cũng là yếu tố khiến kịch trở thành một trong ba phương thức dùng để phản ánh hiện thực một cách chân thực và giàu cảm xúc nhất trong văn học. Ngoài ra thì kịch cũng có thể được coi là một thể loại thơ ca

Nội dung của kịch được lấy cảm hứng từ chính những vấn đề trong cuộc sống, các xung đột trong các mối quan hệ của xã hội đã được khái quát, xây dựng và trình bày thành một cốt truyện kịch chặt chẽ. Độ dài mỗi vở kịch thường không quá lớn, tùy thuộc vào từng thể loại kịch ngắn hay kịch dài mà thời lượng của mỗi vở kịch sẽ khác nhau nhưng thường sẽ kéo dài từ 3 tiếng đổ lại.

Tùy vào từng bố cục và các xây dựng nội dung kịch của tác giả mà kịch sẽ được chia thành nhiều thể loại kịch khác nhau, trong đó bao gồm: hài kịch, bi kịch, bi hài kịch, chính kịch... Và cũng tùy vào các yếu tố nội dung và bố cục mà có thể phân kịch thành: kịch cổ điển, kịch dân gian, kịch thần thoại, kịch hiện đại... tùy thuộc vào thời gian biểu diễn mà vở kịch đó sẽ phân loại thành kịch ngắn hay kịch dài.

Cũng nằm trong thể loại kịch, hài kịch ngắn nghĩa là hình thức diễn kịch có chứa yếu tố hài hước, trong đó lấy chính vấn đề trong cuộc sống của con người để làm yếu tố giải trí gây cười không chỉ nhằm giải trí cho người xem mà còn mang mục đích phê phán những thói hư, tật xấu của con người trong xã hội để từ đó có thể truyền tải đến người xem những bài học giá trị sâu cay về cuộc sống thường nhật

>> Xem thêm: Cameo là gì

2. Thách thức của ngành kịch trong xã hội hiện nay

Thách thức của ngành kịch trong xã hội hiện nay

Hiện nay giữa vô vàn sự pha tạp của nền văn hóa, nghệ thuật kịch đang dần bị mất đi giá trị sức hút trong lòng khán giả, nhiều sân khấu kịch luôn phải đối mặt với sự ế ẩm dù là vào những ngày cuối tuần, người làm kịch cũng dần trở lên thưa thớt hơn

Nếu như trước đây kịch luôn là một trong những món ăn tinh thần ăn không thể thiếu trong đời sống của người dân Việt thế nhưng hiện nay một thực tế mà chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy khi công nghệ thông tin phát triển với sự bùng nổ của nhiều các loại hình phương tiện thông tin giải trí khác thì cũng là lúc loại hình nghệ thuật giải trí năm xưa phải nhường ngôi cho sự phát triển của những loại hình mới. Đây hiện là một trong những thách thức lớn đang đặt ra cho nghề kịch của nước ta khi người dân không còn quá hào hứng, số lượng người xem giảm dần thì cũng đồng nghĩa thu nhập của các diễn viên hay những người làm kịch cũng giảm dần theo, để có thể duy trì cuộc sống những người làm kịch đành phải tự tìm cho mình một hướng đi sang một công việc mới mặc dù vẫn còn rất yêu và say nghề

Vậy giữa vô vàn sự phát triển của các loại hình giải trí như hiện nay, liệu có còn chỗ đứng cho kịch không? Câu trả lời là có nhưng nó đòi hỏi cần có sự sáng tạo và đổi mới để làm được điều này thì người làm kịch phải luôn không ngừng sáng tạo, đổi mới bản thân, đổi mới những tư duy cũ kỹ nhưng không làm mất đi những giá trị vốn có của nó.

Những bạn trẻ có đam mê với ngành kịnh hiện nay đều mong muốn tìm được cho mình một nơi làm việc để thảo sức đam mê và cống hiến hết mình vì nghệ thuật. Tuy nhiên điều này hiện nay đang rất khó nếu như bạn muốn tim viec lam tai ca mau và một số tỉnh thành phố khác. Bởi nhu cầu của người dân hiện nay không còn mặn mà với ngành kịch mà chỉ còn xuất hiện tại một số thành phố lớn như là Hà Nội, TP Hồ Chí Minh,...

>> Xem thêm: Audiophile là gì

3. Diễn viên kịch và những điều chưa kể

3.1. Nghề diễn viên kịch

Nghề diễn viên kịch

Cách làm diễn viên kịch là một nghề biểu diễn trên sân khấu, trong mỗi vở diễn họ dùng chính khả năng diễn xuất, biểu cảm và lời thoại của mình hóa thân vào từng nhân vật trong vỡ diễn đó, không chỉ nhằm mục đích truyền tải được các lời thoại của nhân vật đó mà hơn cả là nhằm làm sống dậy được hình ảnh của các nhân vật của vở diễn ấy trong mỗi khán giả.

Vậy làm diễn viên khó hay dễ ? Đối với diễn viên sân khấu, để thể hiện vai diễn tốt, họ có thể kết hợp nhiều cử chỉ và kỹ thuật nghệ thuật khác nhau như hát hoặc nhảy, không chỉ dừng lại ở lời thoại. Mục tiêu là kết hợp yếu tố này một cách thích hợp nhất để tạo ra những nhân vật thực tế mà không cần sự giả dối, từ đó khán giả có thể cảm nhận và chia sẻ cảm xúc với những nhân vật mà họ đang quan sát.

Tùy vào hoàn cảnh mà họ có thể có những cách diễn khác nhau, nếu như ở radio, họ cần chú ý giọng nói là chính thì khi biểu diễn trên sân khấu, đứng giữa vô vàn khán giả hoặc diễn trước máy quay để xuất hiện trên màn ảnh tivi thì cùng với giọng nói, họ sẽ cần phải chú ý cả về ngoài hình, biểu cảm gương mặt nữa.

>> Xem thêm: Backdrop là gì

3.2. Những tố chất làm nên giá trị của nghề diễn viên kịch

Với nghề diễn viên kịch thì không phải người nào muốn thì cũng có thể làm được, mà trong đó họ cũng cần phải có những tố chất riêng, trong đó bao gồm một số những tố chất như:

Những tố chất làm nên giá trị của nghề diễn viên kịch

- Khả năng diễn xuất

Đây là yếu tố và cũng là bản chất mà mỗi người diễn viên điện ảnh cần phải có, khả năng diễn xuất đóng vai trò quan trọng và quyết định sự thành công mà họ hóa thân vào vai diễn và tái hiện nhân vật đó như thế nào

Bởi bản chất của nghề diễn chính là hóa thân vào một nhân vật nào đó với nhiều phương diện về độ tuổi và các hình thái tính cách, trạng thái khách nhau để tái hiện lại nhân vật đó hay nói cách khác là tái hiện được linh hồn của nhân vật đó trong chính bản thân mình. Nên để làm được điều này thì bạn cần phải có khả năng diễn xuất. Đây cũng chính là yếu tố đầu tiên giúp bạn thành công trên côn đường làm kịch của mình

- Khả năng nắm bắt nhanh các ý tưởng và linh hoạt trong óc tưởng tượng

Để có thể hoàn thành tốt vai diễn trong vỡ kịch, người làm diễn viên kịch cần phải có một trí óc tưởng tượng tốt mới có thể cảm nhận hết được các ý tưởng của đạo diễn - art director, của nội dung mà nhà biên kịch muốn truyền tải trong vở kịch. Và từ những cảm nhận đó, diễn viên sẽ có những biểu cảm gương mặt và hành động, cử chỉ và các trạng thái cảm xúc thể hiện với đúng trạng thái, tính cách của nhân vật mà mình hóa thân.  

- Có một sức khỏe tốt, có khả năng chịu được áp lực cao trong công việc

Với tất cả các ngành nghề để có thế đến được ánh hào quang chúng ta cần phải đều có quá trình rèn luyện không chỉ phải trải qua nhiều sự khó khăn mà những áp lực trong công việc cũng có thể khiến bạn nản trí bất cứ lúc nào, vì thế hãy luôn cố gắng trang bị cho mình một tinh thần thép cùng với một sức khỏe tốt để bắt đầu công việc nhé.

- Khả năng phối hợp với các đồng nghiệp trong công việc

Đây là nghề đòi hỏi tinh thần tập thể rất cao, vị mọi động tác của diễn viên này đều có ảnh hưởng và tác động đến diễn viên kia, dù chỉ có một sai sót nhỏ thì bạn cũng có thể khiến cả đoàn bị trì trệ công việc. Bởi thế, khả năng phối hợp giữa các diễn viên là điều vô cùng quan trọng giúp tạo nên sự thành công không chỉ của vai diễn mà còn của cả vở diễn đó

- Khả năng không ngừng hoàn thiện bản thân 

Tất nhiên các yếu tố về tố chất luôn là điều kiện nhất định, tuy nhiên nếu như bạn không thường xuyên chịu khó tôi luyện và rèn luyện để nó ngày càng hoàn thiện hơn thì những tố chất và khả năng đó cũng sẽ dần bị mất theo thời gian mà thôi.

- Sự đam mê với nghề kịch

Đây là công việc không chỉ tương đối vất vả mà nó còn mang lại nhiều áp lực từ nhiều phía khác nhau: từ công việc, từ thu nhập và từ chính bản thân của bạn nữa. Đó chính là những áp lực mà sẽ ngăn cản bạn đạt được thành công, vì vậy bạn cần phải nuôi dưỡng một niềm đam mê tuyệt vời dành cho nghề kịch, đặc biệt là nghề kịch nói. ngành nghệ thuật sáng tạo và thiết kế để vượt qua những cản trở đó nhé.

>> Xem thêm: Các bản thiết kế thời trang

3.3. Nghề kịch và những góc tối

Nghề kịch và những góc tối

Có lẽ khi nghe đến diễn viên kịch chắc có lẽ người ta cũng sẽ nghĩ ngay đến 1 nghề nhẹ nhàng như vị trí diễn viên quần chúng, được ăn trắng măc trơn, thu nhập thì cao chót vót rồi. Nếu như cũng đang giữ cho mình quan điểm đó thì bạn đã hoàn toàn sai lầm rồi nhé.

Mặc dù đây là công việc mà người làm nó có thể sẽ phải mất nhiều thời gian để rèn luyện các kỹ năng và cũng không phải sau quá trình tập luyện đó thì người nào cũng có thể làm được thế nhưng thu nhập của nghễ diễn viên kịch thường khá bấp bênh, nguồn thu nhập chủ yếu còn phải tùy thuộc vào lượng khán giả đến xem, với nghề kịch để có được một khoản thù lao lớn hay có được sự thành công trong một vai diễn thì thường rất hiếm.

Nhất là khi hiện nay, nền công nghệ thông tin phát triển, nhiều các loại hình giải trí khác ra đời kết hợp với sự lai tạp của nhiều các loại hình văn hóa khác đã thu hút đông đảo thị hiếu của khá giả thì các loại hình nghệ thuật truyền thống giống như kịch cũng dần bị quay lưng. Điều này cũng đồng nghĩa, đồng lương của người diễn viên kịch đã thấp thì nay lại càng ít hơn, chính những yếu tố này đã khiến cho nhiều người dù không muốn những vẫn phải quyết định chia tay với nghề. Nên với diễn viên kịch đã theo được nghề kịch cho đến tận bây giờ, họ đã phải là những người thực sự yêu kịch nhiều lắm, với họ sân khấu chính là cuộc sống, là hơi thở.

Trên đây là những chia sẻ về ngành kịch, hy vọng rằng với những thông tin kiến thức được chia sẻ trong bài viết, Timviec365.vn đã phần nào giúp bạn có cái nhìn đa diện, đa chiều hơn về ngành kịch cũng như về nghề diễn viên kịch và nếu như bạn cũng đang có dự kiến định hướng tương lai của bản thân với ngành kịch thì hãy cứ luôn cố gắng trau dồi niềm đam mê với ngành nghề này nhé, nhất định thành công sẽ đến với bạn nhanh thôi. Cảm ơn các bạn vì đã danh thời gian theo dõi bài viết của Timviec365.vn nhé

>>> Tham khảo: Bạn muốn tìm việc làm liên quan đến kịch, nghệ thuật, điện ảnh thì có thể cập nhật ngay những tin tức việc làm mới nhất khi click vào đường link tại đây.

Từ khóa » Vở Kịch Có Nghĩa Là Gì