Kích Thước Bể Phốt Gia đình 2 Ngăn, 3 Ngăn Tiêu Chuẩn TCVN 10334

Rate this post

Kích thước bể phốt gia đình tiêu chuẩn là bao nhiêu? Là vấn đề được rất nhiều gia chủ đặc biệt quan tâm khi có nhu cầu thiết kế hệ thống vệ sinh cho gia đình mình. Trong bài viết hôm nay, Hút bể phốt Khoán chia sẻ tới bạn bạn đọc kích thước bể phốt gia đình 2 ngăn, 3 ngăn tiêu chuẩn phù hợp với nhu cầu sử dụng của mỗi hộ gia đình.

Xem thêm: Là một công dân, em cần làm gì để bảo vệ môi trường?

Tầm quan trọng của bể phốt gia đình

Ngày nay, khi cuộc sống ngày càng hiện đại, bể phốt đóng vai trò vô cùng quan trọng trong mỗi gia đình. Đây là khu vực quan trọng trong hệ thống xử lý nước thải, kết nối trực tiếp với bồn cầu, chậu rửa bát, lavabo, và các lỗ thoát nước khác.

Bể phốt giúp phân hủy chất thải nhờ sự hoạt động của vi khuẩn kỵ khí, biến chất thải thành chất lỏng và dẫn chúng ra ngoài môi trường qua hệ thống thoát nước. Phần bọt và váng nổi lên bề mặt được chuyển sang ngăn lắng, trong khi khí thoát ra ngoài. Nhờ vậy, hệ thống vệ sinh của gia đình luôn hoạt động hiệu quả và sạch sẽ.

Các loại bể phốt phổ biến nhất hiện nay

Hiện nay, nền công nghiệp đã phát triển, nên có rất nhiều loại bể tự hoại đã ra đời. Và để phân loại bể phốt, chúng ta cần dựa vào những tiêu chí sau:

Phân loại xét theo cấu tạo:

Các loại bể phốt phổ biến
Các loại bể phốt phổ biến

Hiện nay có 3 loại bể phốt hầm cầu phổ biến, cụ thể là: bể phốt 2 ngăn, bể phốt 3 ngăn và bể phốt 3 ngăn cải tiến Bastaf.

Phân loại xét theo chất liệu:

Gồm có bể phốt làm bằng gạch, xi măng, cốt thép. Bên cạnh đó, hiện nay cũng có nhiều loại bể phốt đúc sẵn được tạo nên từ đa dạng chất liệu khác nhau, ví dụ như bể phốt nhựa (nhựa PP, PVC, nhựa nguyên sinh LLDPE), bể phốt inox, bể phốt composite …

Phân loại theo thương hiệu:

Có một số thương hiệu nổi tiếng tại Việt Nam như: bể phốt Sơn Hà, hầm cầu tự hoại Đại Thành, hố xí tự hoại Roto …

Nhưng nhìn chung, chúng ta đều phân loại theo cấu tạo.

Kích thước bể phốt gia đình tiêu chuẩn

Bể phốt thường được xây dựng theo hình vuông hoặc hình tròn. Thông thường, người ta sử dụng bể phốt bê tông đúc sẵn hoặc xây. Theo phân loại bể phốt chúng ta chia ra 2 kích thước bể phốt được sử dụng phổ biến là: Kích thước bể phốt 2 ngăn và kích thước bể phốt 3 ngăn.

Kích thước bể phốt 2 ngăn:

Bể phốt 2 ngăn được các hộ gia đình sử dụng phổ biến nhất hiện nay, bởi nó sạch, chiếm rất ít diện tích, phòng tránh được ruồi muỗi,…. rất phù với các hộ gia đình sinh sống ở thành phố với diện tích nhỏ.

Kích thước bể phốt 2 ngăn
Kích thước bể phốt 2 ngăn

Loại bể phốt 2 ngăn thường được thiết kế, xây dựng ở dưới nên nhà, nên khi gặp quá trình hư hỏng, tắc nghẽn thì rất khó để xử lý. Nên trong quá trình xây dựng cần phải đảm bảo đúng kỹ thuật và được kiểm tra kỹ lưỡng. Tránh gặp phải tình trạng mới xây đã bị lỡ, làm chất thải bị rò rỉ ra ngoài hoặc gây ra tình trạng sụt lún nhà.

Kích thước của bể phốt 2 ngăn gia đình thường có độ sâu từ 1m² trở lên, độ rộng của bể tùy thuộc vào địa hình thiết kế. Để biết được kích thước bể phốt 2 ngăn phù hợp với số lượng thành viên trong gia đình mình, thì bạn dựa vào bảng sau:

Bảng số liệu thống kê chỉ số trong thi công bể phốt gia đình
Số người sử dụng N, người  Chiều cao lớp nước  Chiều rộng bể B, m Chiều dài ngăn thứ nhất L1, m Chiều dài ngăn thứ hai L2, m Dung tích ướt(Vư) Dung tích đơn vị m³/người.
5 1.2 0.7 1.2 0.6 1.5 0.30
10 1.2 1.0 1.6 0.7 2.8 0.30
20 1.4 1.0 2.9 1.0 5.4 0.30
50 1.6 1.8 3.3 1.4 13.5 0.30
100 2.0 2.0 4.4 1.6 24.0 0.30

Kích thước bể phốt 3 ngăn:

Bể phốt 3 ngăn được sử dụng phổ biến tại các hộ gia đình, doanh nghiệp, chung cư. Việc sử dụng bể phốt 3 ngăn giúp giảm chi phí xây dựng, hiệu suất xử lý cũng ổn định, dễ dàng xử lý sạch sẽ, hợp vệ sinh, kiểm soát được ruồi, muỗi,…

Loại bể này được chia làm 3 ngăn chứa. Ngăn chứa phân có diện tích bằng 1/2 tổng diện tích của toàn bể, 1/2 diện tích còn lại được chia đều cho 2 ngăn là ngăn lắng và ngăn lọc.

Kích thước bể phốt 3 ngăn
Kích thước bể phốt 3 ngăn

Cũng tương tự như kích thước bể phốt gia đình 2 ngăn, bể phốt nhà dân 3 ngăn cũng được thiết kế phù hợp với nhu cầu sử dụng của gia đình. Kích thước bể phốt 3 ngăn thường có độ sâu trên 1m2, chiều rộng từ 1m trở lên.

Chiều sâu của lớp nước trong bể được tính từ đáy bể đến mặt nước không nên thấp hơn 1.2m

  • Chiều rộng hoặc đường kính của bể thấp nhất phải là 0,7m. Nếu như bể là hình chữ nhật thì cần phải có tỷ lệ giữa chiều rộng và chiều dài là 3:1.
  • Nếu như lưu lượng nước thải có thể tích lớn hơn 10m3/ ngày và dưới 20m3/ ngày thì nên xây loại bể 3 ngăn.
  • Phần đáy bể phải đổ bằng tấm đan bê tông cốt thép với kích thước lớn nhất là 200 và độ dày tối thiểu là 150mm.
  • Thành của bể phốt nên được sử dụng chất liệu gạch, đổ bê tông cốt thép đúc sẵn, đổ bê tông tại chỗ hoặc sử dụng loại vật liệu chế tạo là HDPE, Composite…

Tiêu chuẩn thiết kế bể phốt 2 ngăn

Dung tích ướt của bể tự hoại 2 ngăn:

Chiều sâu của bể 2 ngăn sẽ có 4 lớp nước, sắp xếp theo chiều từ trên xuống dưới:

  • Lớp tích lũy bùn cặn Vt
  • Lớp chứa cặn tươi, đang tham gia quá trình phân hủy Vb
  • Lớp tách cặn (vùng lắng) Vn
  • Lớp tích lũy váng – chất nổi Vv

Tiêu chuẩn dung tích ướt (Vư):

Vư = Vn + Vb+ Vt + Vv

1. Dung tích vùng lắng – Tách cặn (Vn)

Trong đó:

tn: thời gian lưu nước

Q: lượng nước thải chảy vào bể

Được tính theo loại nước thải và có tính đến giá trị lưu lượng tức thời của dòng nước thải.

Bạn có thể tham khảo thời gian lưu nước tối thiểu trong vùng lắng bằng bảng dưới đây:

Lượng nước thải Q, m³/ngày Thời gian lưu nước tối thiểu tn/ ngày
Bể tự hoại xử lý nước đen + Xám Bể tự hoại xử lý nước đen từ WC
< 6 1 2
7 – 8 0.9 1.8
9 0.8 1.6
10 – 11 0.7 1.4
12 0.6 1.3
13 0.6 1.2
> 14 0.5 1

Tiêu chuẩn dung tích vùng tách cặn Vn(m3): Vn = Q.tn = N.qo.tn / 1000

Trong đó:

  • N – Số người sử dụng bể, người.
  • Qo – Tiêu chuẩn thải nước. Tùy thuộc vào điều kiện nhiệt độ và trang thiết bị vệ sinh của ngôi nhà. Có thể lấy sơ bộ qo cho bể tự hoại chỉ tiếp nhận nước đen là 30 – 60 l/người.ngày, hỗn hợp nước đen và nước xám là 100 – 150 l/người.ngày.

2. Dung tích vùng phân hủy cặn tươi Vb (m3):

Vb = 0,5.N.tb / 1000

Giá trị của tb được nêu trong bảng dưới

Nhiệt độ nước thải, °C 10 15 20 25 30 35
Thời gian cần thiết để phân hủy cặn tb, ngày 104 63 47 40 33 28

3. Tiêu chuẩn vùng lưu giữ bùn đã phân hủy Vt (m3)

Lớp bùn này chính là kết quả sau qua trình phân hủy chất thải. Các loại cặn trong quá trình phân hủy sẽ lắng xuống tạo thành lớp bùn thải. Khối lượng bùn phụ thuộc vào số lượng nước thải, chất thải, thời gian lưu và nhiệt độ.

Công thức tính lượng bùn thải:

Vt = r.N.T/1000

r – lượng cặn đã phân huỷ tích luỹ của 1 người trong 1 năm (với bể tự hoại xử lý nước đen và nước xám: r = 40 l/(người.năm). Bể tự hoại chỉ xử lý nước đen từ khu vệ sinh: r = 30 l/(người.năm).)

T – khoảng thời gian giữa 2 lần hút cặn, năm.

4. Tiêu chuẩn dung tích Vùng tích lũy váng – chất nổi (Vv)

Dung tích của phần váng nổi Vv thường được tính là (0,4 – 0,5)Vt. Hay có thể lấy sơ bộ với chiều cao của lớp váng là 0,2 -0,3m.

Trong trường hợp bể tự hoại hoại tiếp nhận nước thải từ nhà bếp, nhà ăn, cần tăng dung tích vùng chứa bùn cặn và váng lên thêm 50%.

Tiêu chuẩn dung tích ướt tối thiểu của bể phốt xử lý nước đen và nước xám lấy bằng 3m3.

Dung tích tối thiểu bể tự hoại xử lý nước đen lấy bằng thực tế. Mọi người thường xây bể phốt lớn hơn kích thước tối thiểu, để tăng độ an toàn khi sử dụng và tăng thời gian chu kỳ hút bùn.

Năm 2006, Harada đã nghiên cứu trên 750 dự án bể tự hoại ở nội thành Hà Nội. Kết quả là dung tích trung bình bể tự hoại của các hộ dân (chủ yếu chỉ tiếp nhận nước đen) bằng 5,4m3.

Chiều sâu tối thiểu của lớp nước trong bể tự hoại được tính từ đáy bể đến mặt nước.

Để đảm bảo quá trình tách cặn diễn ra và tránh được nước thải với bùn, cặn lắng và váng nổi, là 1,2 m.

Chiều sâu ngăn chứa có thể lớn hơn ngăn lắng.

Để thuận tiện cho việc xây dựng và quản lý, chiều rộng hay đường kính bể không được dưới 0,7 m.

Để tránh hiện tượng chảy tắt trong bể và tiện cho việc xây dựng, bể thường có hình chữ nhật trên mặt bằng với tỷ lệ dài: rộng = 3 : 1, với độ sâu từ 1,2 – 2,5m.

Kích thước bể phốt 3 ngăn theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10334:2014

Tổng dung tích của bể kí hiệu là V (m3) được tính bằng tổng dung tích hữu ích của bể tự họa Vư, cộng với dung tích phần lưu thông tính từ nước lên tấm đan nắp bể Vk

V = Vư + Vk

Có 4 vùng phân biệt trong dung tích ướt của bể tự hoại bao gồm:

  • Vùng tích lũy bùn cặn đã phân hủy Vt
  • Vùng chứa cặn tươi, đang tham gia quá trình phân hủy Vb
  • Vùng tách cặn (vùng lắng) Vn
  • Vùng tích lũy váng – chất nổi Vv

Nội dung toàn văn tham khảo tại Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10334:2014

Tiêu chuẩn dung tích lắng

Vư = Vn + Vb + V + Vv

Dung tích lắng được xác định dựa theo loại nước thải trong bể phốt cũng như thời gian lưu nước và lượng nước thải chảy vào bể Q, có tính đến giá trị lưu lượng tức thời của dòng nước thải.

Tiêu chuẩn thời gian lưu nước tối thiểu

Lượng nước thải Q, m³/ngày Thời gian lưu nước tối thiểu tn/ ngày
Bể tự hoại xử lý nước đen + Xám Bể tự hoại xử lý nước đen từ WC
< 6 1 2
7 – 8 0.9 1.8
9 0.8 1.6
10 – 11 0.7 1.4
12 0.6 1.3
13 0.6 1.2
> 14 0.5 1

Tiêu chuẩn dung tích vùng tách cặn

Dung tích cần thiết của vùng tách cặn được tính theo công thức:

Vn = Q.tn = N.qo.tn/1000

Trong đó:

  • N: số người sử dụng bể
  • qo: đơn vị đo tiêu chuẩn thải nước. Chỉ số này sẽ tùy thuộc vào điều kiện thời tiết, khí hậu và mức độ chuẩn bị thiết bị vệ sinh của gia đình. Về sơ bộ, qo cho bể tự hoại chỉ tiếp nhận nước đen từ 30 – 60l/ người. ngày, hỗn hợp nước đen và nước xám dao động từ 100 – 150l/người.ngày.

Dung tích vùng phân hủy cặn tươi Vb (m3)

Vb = 0,5.N.tb/1000

Giá trị của tb được tính theo bảng tiếp theo đây

Tiêu chuẩn thời gian để phân hủy cặn theo nhiệt độ

Nhiệt độ nước thải, °C 10 15 20 25 30 35
Thời gian cần thiết để phân hủy cặn tb, ngày 104 63 47 40 33 28

Tiêu chuẩn vùng lưu giữ bùn đã phân hủy

Sau khi cặn thải phân hủy, phần còn lại sẽ lắng xuống đáy bể, lâu ngày chúng sẽ tích tụ thành bùn. Dung tích bùn nhiều hay ít sẽ phụ thuộc vào tải lượng đầu vào của nước thải, theo số thành viên sử dụng, thành phần và tính chất nước thải, nhiệt độ và thời gian lưu:

Vt = r.N.T/1000

  • Với r – lượng cặn đã phân hủy tích lũy của 1 người sử dụng trong vòng 1 năm
  • Với bể tự hoại xử lý nước đen và nước xám: r = 40l/ người. năm
  • Bể tự hoại chỉ xử lý nước đen từ khu vệ sinh: r = 30l/người.năm
  • T: khoảng thời gian giữa 2 lần hút cặn, năm

Tiêu chuẩn dung tích phần váng nối Vv

Dung tích phần váng nổi Vv thường được lấy bằng (0,4 – 0,5) Vt hoặc có thể lấy sơ bộ chiều cao lớp váng bằng 0,2 – 0,3 m. Trong trường hợp bể tự hoại có tiếp nhận nước thải từ bồn rửa bát, nhà bếp, thì dung tích của vùng chứa cặn và váng sẽ tăng thêm khoảng 50%.

Dung tích phần lưu không trên mặt nước

Dung tích phần lưu không trên mặt nước của bể tự hoại Vk được lấy bằng 20% dung tích ướt hoặc theo cấu tạo của bể với chiều cao phần lưu không (tính từ mặt nước tới nắp bể) tối thiểu là 0,2m. Nguồn lưu thông các ngăn trong bể tự hoại phải được thiết kế thông với nhau và có cả ống thông hơi.

Tiêu chuẩn kích thước bể tự hoại

Số người sử dụng N, người  Chiều cao lớp nước Hư, m Chiều rộng bể B, m Chiều dài ngăn thứ nhất L1, m Chiều dài ngăn thứ 2 L2, m Dung tích ướt Vư, m³ Dung tích đơn vị m³/người
5 1.2 0.8 2.1 1.0 3.0 0.60
10 1.2 0.8 2.6 1.0 3.4 0.34
20 1.4 1.2 3.1 1.0 6.8 0.34
50 1.6 1.8 4.5 1.4 17.1 0.34
100 2.0 2.0 5.5 1.6 28.2 0.28

Kích thước mà chúng tôi chia sẻ chính là kích thước hữu ích tối thiểu và không tính tường hay vách ngăn. Kích thước này được tính với tiêu chuẩn thải nước sinh hoạt 150 lít/người.ngày. Trung bình nước thải sẽ có nhiệt độ là 20 độ C, chu kỳ hút cặn 3 năm/lần.

Trong bảng kích thước bể tự hoại được xét là kích thước hữu ích tối thiểu và không kể tường hay vách ngăn. Kích thước này được tính với lượng nước đen từ khu vệ sinh chảy vào bể tự hoại 60 lít/người.ngày với nhiệt độ trung bình của nước thải là 20 độ C với chu kỳ 3 năm/lần.

Tiêu chuẩn dung tích ướt tối thiểu

Dung tích ướt tổi thiểu lấy bằng 3m3 cho bể tự hoại xử lý nước đen và nước xám. Đối với bể tự hoại xử lý nước đen thì dung tích tối thiểu lấy bằng 1,5m3. Trên thực tế đối với gia đình có điều kiện thì sẽ xây bể tự hoại có kích thước lớn hơn hẳn kích thước tối thiểu để tăng độ an toàn khi sử dụng.

Tiêu chuẩn chiều sâu tối thiểu của lớp nước

Chiều sâu của lớp nước có ảnh hưởng trực tiếp tới cả quá trình tách cặn độ lắng trong bể. Chính vì điều này mà cần phải tính toán thật kỹ. Bể tự hoại phải có chiều sâu tối thiểu là 1,2m. Chú ý chiều sâu lớp nước ở ngăn chứa có thể lớn hơn lớp nước ở ngăn lắng. Ngoài ra để thuận tiện cho quá trình xây dựng thì đường kính bể không dưới 0,7m.

Tiêu chuẩn ống thông hơi

Ống thông hơi chính là bộ phận rất quan trọng và không thể thiếu trong tiêu chuẩn thiết kế và xây dựng bể phốt. Theo đó ống thông hơi cần có đường kính tối thiểu 60mm. Đồng thời ống thông hơi phải được dẫn lên cao trên mái nhà ít nhất là 0,7m. Khoảng cách này giúp người dùng không bị ảnh hưởng bởi mùi hôi cũng như các khí độc hại từ bể phốt.

Công thức tính toán để thiết kế bể tự hoại 3 ngăn tiêu chuẩn

Thể tích phần lắng của bể tự hoại W1, m3

Thể tích phần chứa và lên men cặn (W2, m3)

Tổng thể tích của bể tự hoại (W, m3 )

W=W1+W2

Trong đó:

  • a là tiêu chuẩn nước thải 1 người/ngày
  • b là tiêu chuẩn cặn lắng của 1 người/ngày
  • T1 là thời gian nước lưu lại trong bể
  • T2 là thời gian giữa 2 lần hút bùn cặn lên men từ 1 – 3 ngày
  • N: số người sử dụng nhà tự hoại.

Xem thêm: 15 loại cây nên trồng trong nhà vệ sinh giúp khử mùi hiệu quả

Khoán Hút Bể PhốtKhoán Hút Bể Phốt

Từ khóa » Tiêu Chuẩn Thiết Kế Bể Tự Hoại 3 Ngăn