Tiêu Chuẩn Thiết Kế Bể Tự Hoại 3 Ngăn - Hút Bể Phốt

Việc tìm hiểu về tiêu chuẩn thiết kế bể tự hoại 3 ngăn. Sẽ giúp bạn thiết kế, và xây dựng một hệ thống bể tự hoại chuẩn chỉnh, lại tiết kiệm được kinh phí. Đặc biệt, sẽ giảm thiểu những sự cố liên quan đến tắc nghẽn.. Cùng tìm hiểu qua bài viết sau nhé.

Nội dung chính bài viết

Toggle
  • Sơ đồ bể tự hoại 3 ngăn
  • Tiêu chuẩn thiết kế bể tự hoại 3 ngăn
  • Cách tính toán thiết kế bể tự hoại 3 ngăn
    • Công thức tính dung tích bể phốt
    • Tiêu chuẩn thời gian lưu nước tối thiểu
    • Tiêu chuẩn dung tích vùng lắng
    • Dung tích vùng phân hủy cặn tươi
    • Tiêu chuẩn dung tích vùng lưu bùn đã phân hủy
    • Tiêu chuẩn dung tích vùng tích lũy váng
    • Dung tích phần lưu không trên mặt nước
    • Tiêu chuẩn kích thước bể tự hoại
    • Cách lắp ống bể phốt:
  • Công thức tính toán bể tự hoại 3 ngăn tiêu chuẩn

Sơ đồ bể tự hoại 3 ngăn

Tiêu chuẩn thiết kế bể tự hoại 3 ngăn

Ống dẫn nước vào ngăn chứa, sau khi phân huỷ, lên men cặn sẽ được chuyển sang ngăn lắng, và sau cùng là ngăn lọc.

Bạn có thể xem thêm chi tiết hơn về anh chàng bể tự hoại 3 ngăn. Cũng như cấu tạo, nguyên lý hoạt động,.. Trong bài viết sau: Bản cad bể tự hoại 3 ngăn

Tiêu chuẩn thiết kế bể tự hoại 3 ngăn

Bể tự hoại – mặc dù chỉ là phục vụ cho nhu cầu của mỗi hộ gia đình. Nhưng đây lại là vấn đề ảnh hưởng trực tiếp với môi trường nói chung. Chính vì vậy, chúng ta cần tìm hiểu tiêu chuẩn thiết kế bể tự hoại 3 ngăn. Theo nhà nước quy định, và tiêu chuẩn chung, cũng như bể tự hoại 3 ngăn nói riêng. Cần đáp ứng những yêu cầu sau đây.

Tổng dung tích bể V = tổng dung tích ướt + dung tích phần lưu

V = Vư + Vk

Trong đó, dung tích ướt của nhà tiêu tự hoại gồm 4 vùng:

  • Vùng tích lũy bùn cặn đã qua quá trình phân hủy (Vt)
  • Vùng chứa cặn chưa được phân hủy (Vb)
  • Vùng tách cặn thừa (vùng lắng) (Vn)
  • Vùng tích lũy váng có trong bể(Vv)

Cách tính toán thiết kế bể tự hoại 3 ngăn

Công thức tính dung tích bể phốt

Công thức tính toán bể tự hoại về dung tích lắng:

Vư = Vn + Vb + Vt + Vv

Dung tích vùng lắng, khi thiết kế bể tự hoại 3 ngăn. Được xác định theo loại nước thải. Thời gian lưu nước, và lượng nước thải chảy vào bể. Tính cả giá trị lưuu lượng tức thời của dòng nước thải.

Tiêu chuẩn thời gian lưu nước tối thiểu

Thời gian lưu nước tối thiểu trong bể. Đây là một trong những tiêu chí, ảnh hưởng tới chất lượng của việc lắng cặn. Và yếu tố này cũng tác động tới sự vận hành của bể phốt. Cũng như đánh giá xem chất lượng của bể là thế nào.

Tiêu chuẩn này cần được đảm bảo với những thông số sau đây:

Tiêu chuẩn thiết kế bể tự hoại 3 ngăn

Tiêu chuẩn dung tích vùng lắng

Vn = Q.tn = N.qo.tn /1000

Trong đó:

  • N: là số người sử dụng bể
  • qo: Tiêu chuẩn nước thải

Dung tích vùng phân hủy cặn tươi

Vb = 0,5.N.tb/1000

Tiêu chuẩn thời gian để phân hủy cặn tươi theo nhiệt độ:

Tiêu chuẩn thiết kế bể tự hoại 3 ngăn

Tiêu chuẩn dung tích vùng lưu bùn đã phân hủy

Vùng bùn đã phân hủy, là vùng chứa những chất thải đã được phân hủy. Và được lắng, tích tụ tại đó. Dung tích vùng này sẽ được theo công thức:

Vt = r.N.T/1000

Trong đó:

  • r: lượng cặn đã phân hủy tính theo đơn vị 1người/năm

(Với bể tự hoại xử lý nước đen và nước xám: r=40; bể tự hoại chỉ xử lý nước thải màu đen từ khu vệ sinh: r=30)

  • T: thời gian giữa 2 lần hút cặn.

Tiêu chuẩn dung tích vùng tích lũy váng

Dung tích vùng tích lũy váng thường được lấy bằng (0,4-0,5) Vt. Hoặc có thể lấy sơ bộ với chiều cao lớp váng bằng 0,2 – 0,3m.

Dung tích phần lưu không trên mặt nước

Phần lưu không trên mặt nước: Là phần được tính từ mặt nước. Lên tấm đan nắp bể.

Dung tích của phần này, sẽ được tính bằng 20% dung tích ướt. Hoặc theo cấu tạo của bể. Chiều cao phần lưu không này không dưới 0,2m. Và các vùng này của các ngăn bể phải được thông với nhau.

Tiêu chuẩn kích thước bể tự hoại

Trong tiêu chuẩn thiết kế bể tự hoại 3 ngăn. Chắc chắn bạn không thể bỏ qua yêu số này đâu nhé.

Với tiêu chuẩn nước thải mỗi người hàng ngày là 150L. Nhiệt độ trung bình 20o, và chu lỳ hút cặn 3 năm/lần. Lúc này, kích thước tối thiểu của bể tự hoại xử lý nước đen và nước xám được tính như sau.

Tiêu chuẩn thiết kế bể tự hoại 3 ngăn

Tiêu chuẩn thiết kế bể tự hoại 3 ngăn

Bạn nên bố trí tấm chắn dòng chảy ngập mặt nước từ 0,4m. Để tránh hiện tượng lớp váng nổi lên mặt nước.

Miệng dòng chảy cách lớp bùn tối thiểu 0,3m. Đầu trên của dòng chảy tối thiểu 0,15m. Cốt đáy vào phải cao hơn cốt đáy ra tối thiểu là 0,05m. Khoảng cách giữa mép trên của cửa thông đến mặt nước tối thiểu là 0,3m.

Tất cả những thông số này, đều nằm trong tiêu chuẩn thiết kế bể tự hoại 3 ngăn. Để giúp cho dòng chảy của bể có thể diễn ra một cách suôn sẻ nhất.

Cách lắp ống bể phốt:

Bất cứ một hệ thống bể phốt nào, khi xây dựng đều cần phải có ống thông hơi. Trong tiêu chuẩn thiết kế bể tự hoại 3 ngăn. Thì đường kính ống thống hơi không dưới 60mm. Đồng thời ống thông hơi phải được dẫn thẳng lên mái nhà, ít nhất là 0,7m.

Tiêu chuẩn thiết kế bể tự hoại 3 ngăn

Bạn có thể tham khảo thêm bài viết: Cách đặt ống trong bể tự hoại. Để có thể nắm thêm thông tin về cách lắp ống bể phốt.

Công thức tính toán bể tự hoại 3 ngăn tiêu chuẩn

  • Thể tích phần lắng của bể tự hoại ( W1, m3).
  • Thể tích phần chứa và lên men cặn (W2, m3)
  • Tổng thể tích của bể tự hoại  ( W, m3 )

W = W1 + W2

Trong đó:

a: Tiêu chuẩn nước thải 1 người/ ngày

T1: Thời gian nước lưu lại trong bể

T2: Thời gian giữa 2 lần hút bùn cặn lên men (từ 1 – 3 ngày)

N: Số người sử dụng nhà tiêu tự hoại

Tiêu chuẩn thiết kế bể tự hoại 3 ngăn

Trên đây là tiêu chuẩn thiết kế bể tự hoại 3 ngăn. Hy vọng bài viết này, sẽ phần nào giúp bạn được phần nào. Trong việc thiết kế, cũng như xây dựng bể phốt cho gia đình mình.

Hưng Thịnh

Tôi là Hưng Thịnh từng tốt nghiệp đại Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội. Có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực vệ sinh môi trường. Tôi là chuyên gia trong lĩnh vực xử lý chất thải, Hút bể phốt, Thông tắc cống, Nuôi cấy và vận chuyển bùn vi sinh trên toàn quốc. Nếu cần hỗ trợ có thể liên hệ đến chúng tôi bạn sẽ được các chuyên gia đầu nghành tư vấn giải pháp xử lý triệt để.

Từ khóa » Tiêu Chuẩn Thiết Kế Bể Tự Hoại 3 Ngăn