Tiêu Chuẩn Thiết Kế Bể Tự Hoại 3 Ngăn đạt Chuẩn Quốc Gia

Khi nắm rõ các tiêu chuẩn thiết kế bể tự hoại 3 ngăn đạt chuẩn quốc gia sẽ giúp bạn xây dựng được nhà vệ sinh khoa học, hợp lý, tiết kiệm chi phí và tiện dụng hơn. Cùng chúng tôi tham khảo ngay những tiêu chuẩn thiết kế này nhé!

Một số nguyên tắc thiết kế bể phốt cần biết

Dưới đây là một số nguyên tắc bạn cần ghi nhớ khi thiết kế và xây dựng bể phốt:

Nguyên lý thiết kế bể phốt chung

Đối với bể tự hoại thì nguyên tắc đầu tiên phải đáp ứng được nhu cầu sử dụng. Cần căn cứ vào lượng người dùng để tránh việc làm bể phốt quá tải.

Sau đó cần thiết kế hợp với địa hình. Nếu đất có nhiều nước, dễ bị lún thì cần làm lưới thép để bảo vệ và nên trải nilon trước khi đổ nền.

nguyên tắc thiết kế bể phốt

Nguyên tắc khi thiết kế bể phốt gia đình, nhà dân

Ngoài nguyên tắc xây bể phốt nói chung thì khi thiết kế bể phốt cho gia đình bạn cần lưu ý đến vấn đề phong thủy, ảnh hưởng đến vận khí của ngôi  nhà.

Không xây nhà vệ sinh dưới phòng ăn, phòng bếp, phòng ngủ, phòng khách và phòng thờ vì đây là những vị trí tối kỵ.

Nguyên tắc khi thiết kế bể phốt tầng hầm chung cư, khách sạn, nhà hàng, …

Đối với bể phốt tại chung cư, khách sạn thì cần thiết kế diện tích bể chứa lớn đảm bảo vận hành luôn suôn sẻ, không gây tắc nghẽn. Đặc biệt cần tuân thủ đúng kỹ thuật khi xây dựng để tránh xảy ra sự cố.

Tham khảo: Hút hầm cầu quận 8 với xe rút đủ kích cỡ lớn nhỏ

Sơ đồ, bản vẽ của bể tự hoại 3 ngăn

bản vẽ bể 3 ngăn

Bạn có thể tham khảo sơ đồ này để hình dung được vị trí của các ngăn trong bể, trình tự hoạt động của bế phốt để có thể xây dựng đúng kỹ thuật nhất.

Vị trí đặt bể tự hoại 3 ngăn ở đâu là phù hợp?

Thông thường, bể phốt được đặt dưới nhà vệ sinh để thuận tiện cho việc lắp đường ống dẫn thải, giảm tình trạng tắc nghẽn hoặc trào ngược đường ống. Cách làm này cũng giúp tiết kiệm chi phí đáng kể.

Bể phốt nên nằm cách xa bể nước sạch tối thiểu 2m để không bị nhiễm bẩn nguồn nước, lắp đặt 2 bể này cách càng xa nhau càng tốt.

Nắp bảo dưỡng của bể phốt cần phải hướng ra phía ngoài để quá trình bảo dưỡng hoặc thông hút bể phốt diễn ra dễ dàng hơn.

đặt bể phốt ở đâu phù hợp

Tiêu chuẩn thiết kế bể tự hoại đạt chuẩn quốc gia TCVN 10334:2014

Tổng dung tích của bể kí hiệu là V (m3) được tính bằng tổng dung tích hữu ích của bể tự họa Vư, cộng với dung tích phần lưu thông tính từ nước lên tấm đan nắp bể Vk

V = Vư + Vk

Có 4 vùng phân biệt trong dung tích ướt của bể tự hoại bao gồm:

  • Vùng tích lũy bùn cặn đã phân hủy Vt
  • Vùng chứa cặn tươi, đang tham gia quá trình phân hủy Vb
  • Vùng tách cặn (vùng lắng) Vn
  • Vùng tích lũy váng – chất nổi Vv

Tiêu chuẩn về cách tính tổng dung tích khi thiết kế bể tự hoại

Dựa theo tiêu chuẩn TCVN 10334:2014, thiết kế bể tự hoại 3 ngăn sẽ được tính bằng công thức:

V = Vư + Vk

Trong đó:

  • Vư là tổng dung tích ướt của bể tự hoại
  • Vk là dung tính phần lưu bể tự hoại.

Tiêu chuẩn tổng dung tích ướt của bể tự hoại 3 ngăn

Dung tích này được xác định dựa theo lượng nước thải vào bể chứa, thời gian lưu và loại nước thải. Khi này bạn cần tính dung tích ướt theo công thức: Vư = Vb + Vt + Vn+Vv

Trong đó:

  • Vùng chứa cặn tươi chưa phân hủy (Vb)
  • Vùng tích lũy bùn cặn sau khi phân hủy (Vt)
  • Vùng lắng, còn gọi là vùng tách cặn thừa (Vn)
  • Vùng tích lũy váng trong bể tự hoại (Vv).

Tiêu chuẩn dung tích vùng phân hủy cặn tươi trong thiết kế bể tự hoại 3 ngăn

Công thức tính dung tích vùng phân hủy cặn tươi chưa trải qua quá trình phân hủy: Vb = 0,5.N.tb/1000

Đối với thời gian phân hủy cặn tươi theo nhiệt độ, quý khách có than khảo thông số theo quy chuẩn dưới đây:

Tiêu chuẩn dung tích vùng phân hủy cặn tươi

Tiêu chuẩn dung tích vùng chứa bùn cặn sau phân hủy

Sau khi được đưa vào bể phốt thì các chất thải sẽ được phân hủy trở thành vùng bùn cặn lắng xuống đáy bể và được tính như sau: Vt = r.N.T/1000

Trong đó:

  • r: Là lượng cặn đã phân hủy của 1 người/năm. Nếu thiết kế hầm tự hoại chỉ chứa nước thải đen từ nhà vệ sinh: r = 30. Nếu vừa xử lý nước thải đen và xử lý nước thải xám: r = 40.
  • T: Là thời gian tính giữa 2 lần hút cặn trong bể phốt.

Tiêu chuẩn dung tích vùng lắng (vùng tách cặn thừa)

Dung tích vùng lắng của bể phốt 3 ngăn được tính như sau: Vn = Q.tn = N.qo.tn /1000

Trong đó:

  • N: Số người sẽ sử dụng bể phốt
  • qo: tiêu chuẩn của nước thải.

Tiêu chuẩn thiết kế bể tự hoại 3 ngăn với dung tích vùng tích lũy váng

Tiêu chuẩn dung tích vùng lũy váng được tính bằng 0.4 – 0.6 (Vt). Bạn cũng có thể lấy chiều cao của lớp váng bằng 0.2 – 0.3 (m). Ngoài ra, dung tích vùng tích lũy váng (Vn) có thể tăng thêm 50% nếu hầm cầu phải nhận thêm lượng nước thải đến từ các khu sinh hoạt khác như nhà bếp, phòng giặt.

Tiêu chuẩn dung tích phần lưu không trên mặt nước (Vk)

Dung tích phần lưu của thiết kế bể phốt nhà vệ sinh sẽ được tính từ vùng mặt nước lên đến tấm đan nắp bể của. Theo tiêu chuẩn TCVN 10334:2014, dung tích phần lưu sẽ được tính bằng 20% so với dung tích ướt (Vư), hoặc tính theo cấu tạo của bể chứa. Chiều cao phần lưu phải ≥ 0.2 (m), thông giữa ngăn chứa – ngăn lắng – ngăn lọc.

Thời gian lưu nước tiểu tối thiểu trong thiết kế bể phốt 3 ngăn

Chất lượng của bể phốt và quá trình lắng cặn sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp từ thời gian lưu tiểu trong bể chứa. Bạn nên tuân thủ theo các thông số sau đây:

Tiêu chuẩn chiều sâu của lớp nước khi thiết kế bể phốt

Khi thiết kế hầm tự hoại thì chiều sâu tối thiểu là 1,2m để đảm bảo được quá trình tách cặn, lắng cặn diễn ra thuận lợi nhất. Bạn có thể thiết kế ngăn chứa lớn sâu hơn ngăn lắng để tăng khả năng lưu trữ chất thải. Ngoài ra, đường kính của bể tối thiểu là 0,7m.

Tiêu chuẩn kích thước của thiết kế bể tự hoại 3 ngăn

Tiêu chuẩn kích thước của bể tự hoại 3 ngăn được thể hiện rõ ràng thông qua các bảng sau:

Kích thước tối thiểu của bể tự hoại xử lý nước thải đen và xám:

Kích thước tối thiểu của bể tự hoại xử lý nước thải đen và xám

Kích thước tối thiểu của bể tự hoại chỉ xử lý nước thải đen:

Kích thước tối thiểu của bể tự hoại xử lý nước thải đen

Tiêu chuẩn ống thông hơi của thiết kế bể tự hoại 3 ngăn

Ống thông hơi đóng vài trò cực kỳ quan trọng khi thiết kế bể phốt, chúng giúp giảm mùi, phân tán các luồng khí trong hầm cầu để giảm áp lực không khí chống nứt vỡ.

Ống thông hơi phải có đường kính tối thiểu là 60mm, đặt cao hơn mái nhà khoảng 0,7m.

Xem thêm: Hút hầm cầu quận 3 – Cam kết dịch vụ hoàn hảo nhất với mức giá cạnh tranh

Công thức tính toán thiết kế bể phốt 3 ngăn

Công thức tính toán thiết kế bể phốt: W= W1+ W2

Trong đó:

W1: Là thể tích phần lắng của bể tự hoại (m3)

  • W1=a.N.T1/1000
  • a: Tiêu chuẩn nước thải của 1 người/24h
  • N: Số người sử dụng hố xí hầm cầu
  • T1: Thời gian nước thải lưu lại trong bể

W2: Là thể tích phần chứa và lên men cặn (m3)

Bạn có thể áp dụng những tiêu chuẩn thiết kể bể tự hoại 3 ngăn cho nhà ở dưới đây:

Công thức tính toán thiết kế bể phốt 3 ngăn

Trên đây là những thông tin chi tiết nhất về tiêu chuẩn thiết kế bể tự hoại 3 ngăn. Hy vọng sau bài viết này, bạn đã tự mình thiết kế và xây dựng được bể tự hoại cho gia đình đúng kỹ thuật, an toàn và chất lượng tốt nhất. Mọi thắc mắc hoặc cần hỗ trợ hãy liên hệ ngay với chúng tôi nhé!

Rate this post

Từ khóa » Tiêu Chuẩn Thiết Kế Bể Tự Hoại 3 Ngăn