Kích Thước Nhà Thờ Họ CHUẨN Phong Thủy Khi Thiết Kế
Có thể bạn quan tâm
Trong kiến trúc xây dựng nhà thờ họ, từ đường thì có những quy chuẩn riêng như: kích thước, tỷ lệ giữa các chi tiết, thành phần kiến trúc, hoa văn trang trí trong công trình. Mặc dù, kiến trúc nhà thờ họ chuẩn không cần đòi hỏi đúng quy cách như các công trình mang tính chất cộng đồng như: Miếu, Đình, Chùa,…nhưng là công trình tâm linh nên vẫn cần đảm bảo các yếu tố về kết cấu.
Để tìm hiểu kỹ hơn về những quy thức trong thiết kế, thi công nhà thờ họ chuẩn, mời các bạn cùng tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé.
Mẫu thiết kế nhà thờ họ chuẩnKiến trúc nhà thờ họ chuẩn
1. Kiến trúc mái nhàĐối với công trình nhà thờ họ chuẩn hay từ đường thì mẫu thiết kế 2 mái sẽ có đôi chút khác với mẫu 4 mái, 8 mái.
Nhà thờ hai mái truyền thống: Triền mái chuẩn kiến trúc cổ Việt Nam sẽ thẳng, không cong, trong khi đó với công trình 4 mái, 8 mái thì có hếch lên ở góc mái tạo sự thanh thoát. Phần mái lớn và thường chiếm tới 2/3 chiều cao mặt đứng công trình. Góc mái (của công trình nhà 4 mái, 8 mái) tức “tàu đao” làm cong uốn ngược, còn được gọi là đao quật.
Trang trí trên mái cổ: Đối với nhà thờ họ ba gian thì những hoa văn được trang trí trên phần mái thường đơn giản hơn so với các công trình Chùa, Đình, Đền, Miếu. Và những hoa văn đặc trưng đó là: Mặt Nguyệt, Đại tự, Vân mây,… thường đặt chính giữa mái. Tiếp theo là các bờ nóc có đặt gạch hoa chanh, đỉnh mái gắn con kìm (long nghê, hay cá chép hóa rồng) ở hai đầu bờ nóc, con sô ở chỗ bờ quyết (bờ guột), con náp, hay lạc long thủy quái … các con giống này luôn là hình tượng thể hiện tinh thần ngôi nhà. Phần diềm mái có chi tiết hoa văn trang trí riêng gọi là diềm mái.
2. Phần kết cấu bên trong của ngôi nhàCột là phần chịu lực chính cho toàn bộ ngôi nhà, thường có những loại cột sau:
+ Cột cái: Là những cây cột chính của nhà đặt ở hai đầu nhịp chính tạo chiều sâu cho gian giữa, thân cột tròn, to và mập nhất. Phần nối giữa hai cột cái được gọi là câu đầu. + Cột quân hay cột con: Là phần cột phụ ngắn hơn cột cái, vị trí nằm ở đầu các nhịp phụ giữa hai bên nhịp chính. Về chiều cao của cột con thấp và nhỏ hơn cột cái để tạo ra độ dốc của mái nhà. Nối giữa cột con và cột cái bằng xà nách. + Cột hiên: nằm ở hiên nhà, phía trước, ngắn hơn cột con. Nối giữa cột hiên và cột con bằng kẻ bẩy.
Mẫu thiết kế nhà thờ họ chuẩnVỉ nhà, xà ngang, xà ngưỡng cấu thành lên mái nhà
– Xà hay còn gọi là các giằng ngang chịu kéo dùng để liên kết các cột chính, cột quân, cột hiên với nhau. Xà gồm các loại xà nằm trong và ngoài khung vuông góc với khung.
Xà nằm trong khung sẽ được đặt ở cao độ đỉnh các cột quân liên kết giữa cột cái và cột quân. Những loại xà nằm trong khung bao gồm:
+ Xà lòng cũng gọi là câu đầu hay chếnh: Dùng để liên kết các cột cái với nhau.
+ Xà nách hay tên gọi khác thuận: Dùng để liên kết cột cái với cột quân.
Xà nằm ngoài khung gồm có các loại sau:
+ Xà thượng: được đặt ở vị trí liên kết đỉnh cột cái, song song với chiều dài của ngôi nhà.
+ Xà hạ hay còn gọi xà đại: được đặt ở vị trí liên kết các cột cái với cột quân tại cao độ đỉnh của cột quân. Nằm ở gần sát vị trí liên kết giữa xà lòng, xà nách vào cột cái. Xà hạ cũng song song với chiều dài của ngôi nhà.
+ Xà tử thượng (loại xà nằm trên cột quân): Nối các cột quân của khung ở phía trên.
+ Xà tử hạ (loại xà nằm dưới cột quân): ối các cột quân của khung ở phía dưới, tại điểm cao ngay trên hệ cửa bức bàn.
+ Xà ngưỡng: liên kết các cột con tại điểm ngưỡng cửa. Xà ngưỡng có nhiệm vụ đỡ gần như toàn bộ hệ thống cửa bức bàn.
+ Xà hiên: Nối các cột hiên của khung.
3. Hoa văn trang trí, chạm khắcTrong thức kiến trúc cổ Việt Nam chạm trổ, hoa văn trang trí là phần rất quan trọng, nó thể hiện tinh thần, nét đặc trưng của từng loại công trình, nét văn hóa của từng vùng miền. Kiến trúc dân gian Việt Nam thường để mộc màu gỗ hay quét sơn ta bảo vệ có màu nâu, thích chạm trổ những hình thù long, ly, quy, phượng hay hoa văn tùng, cúc, trúc, mai, vân mây, hoa sen…
Hoa văn, trạm khắc trong nhà thờ họ chuẩnTrên đây là kiến trúc nhà thờ họ chuẩn trong thiết kế, hi vọng rằng với những thông tin mà chúng tôi vừa chia sẻ sẽ giúp các bạn có mẫu nhà thờ tổ đẹp. Nếu có bất cứ băn khoăn nào khác, vui lòng liên hệ cho Gỗ Hoàng Gia theo thông tin dưới đây, để được tư vấn cụ thể hơn.
Nguồn: https://gohoanggia.vn/kich-thuoc-nha-tho-ho-chuan-phong-thuy-khi-thiet-ke-pid2255.html
Từ khóa » Bờ Nóc Nhà Thờ
-
Bờ Nóc Là Gì
-
Cấu Tạo Kiến Trúc Nhà Gỗ Cổ Truyền, Nhà Thờ Họ
-
Cách Thi Công Hệ Mái Nhà Từ Đường-Nhà Thờ Họ - YouTube
-
13. Lợp Ngói đắp Bờ Nhà Thờ 5 Gian 4 Mái ở Tĩnh Hải
-
Tên Gọi Các Cấu Kiện Nhà Gỗ, Quy Cách Kiến Trúc Cổ Việt Nam
-
Ý Nghĩa Kìm Nóc Đỉnh Mái Nhà Thờ, Đình Chùa | Nghệ Thuật Xi Măng
-
Tên Gọi Các Cấu Kiện Nhà Gỗ Của Nhà Thờ Họ/tổ, Quy Cách Kiến Trúc ...
-
Những Quy Thức Chuẩn Cần Tuyệt đối Tuân Thủ Trong Thiết Kế Nhà Thờ Họ
-
Khám Phá Về Chữ Viết Trên Nóc Thượng Lương Nhà Gỗ Miền Bắc
-
Nhà Gỗ Dân Gian Lợp Ngói Và Xây đắp Bờ Nóc
-
Bản Vẽ Các Chi Tiết Trong Chùa, Nhà Thờ Từ đường Dòng Họ - Pinterest
-
Quy Thức Chuẩn Trong Kiến Trúc Nhà Thờ Họ, Từ đường - Vietnamarch
-
Tìm Hiểu Về ý Nghĩa Của Những Chữ Viết Hán Nôm Trên Cầu đầu Nhà ...