Tên Gọi Các Cấu Kiện Nhà Gỗ Của Nhà Thờ Họ/tổ, Quy Cách Kiến Trúc ...
Có thể bạn quan tâm
[joli-toc]Hiện nay, trên internet rất ít các bài viết nào nói về tên gọi các cấu kiện nhà gỗ trong kiến trúc cổ việt nam và có chăng cũng chỉ là một vài bài với tên gọi đơn giản từ rất lâu và không đủ chi tiết. Vì vậy, hôm nay ĐÁ MỸ NGHỆ ANH QUÂN – Đơn vị tư vấn, thi công, xây dựng Lăng Mộ đá, Mộ đá, Cột đá Nhà thờ họ, Nhà gỗ cổ truyền,… Số 1 tại Việt Nam giới thiệu bài viết để chia sẻ cùng tất cả các độc giả và quý khách, tất nhiên kiến thức về quy cách nhà cổ có rất nhiều và nếu bài viết còn thiếu sót gì thì rất mong độc có thể bình luận ở cuối bài viết để bổ sung.
Các lối nhà cổ truyền Việt Nam
Nội dung chính
- 1 Các lối nhà cổ truyền Việt Nam
- 2 Các kiểu kiến trúc trong nhà cổ truyền Việt Nam
- 3 Các hình thức nhà cổ truyền, truyền thống Việt Nam
- 4 Quy cách cấu kiện nhà gỗ cổ truyền Việt Nam
- 5 Cột đá và các hạng mục đá của Nhà thờ họ/tổ
- 6 Cấu tạo của cột đá (cột đồng trụ đá)
- 6.1 Phần đầu cột
- 6.2 Phần thân cột đá
- 6.3 Phần chân cột đá (Tảng cột đá)
- 7 Kích thước cột đá & Cách lựa chọn kích thước chuẩn phong thủy
- 8 Mẫu hoa văn trên Cột đá đẹp
- 8.1 ĐÁ MỸ NGHỆ ANH QUÂN
Trước hết chúng ta sẽ phải chia ra xem cấu tạo của một nhà bao gồm những loại nào và mình sẽ tạm thời phân loại ra như sau.
- Nhà kẻ truyền
- Nhà thuận
- Nhà rường
- Nhà quang đèn
Mẫu Lăng mộ đá, Giá Lăng Mộ đá đẹp năm 2021
Các kiểu kiến trúc trong nhà cổ truyền Việt Nam
Trước tiên chúng ta hãy cùng tìm hiểu một chút về kiến trúc của nhà cổ Việt Nam trước để nếu các bạn có thiết kế thì cũng có tài liệu tham khảo thêm. Phần kiến trúc của nhà cổ này được đóng góp bởi Duy – Kiến trúc sư chuyên thiết kế về kiến trúc chùa chiền, kiến trúc tâm linh
- 1: Nhà hình chữ nhất: Bao gồm nhà bít đốc nhà 2 mái hoặc 4 mái, cũng có thể bao gồm 1 tầng mái hoặc 2 tầng mái. Đây là kiểu nhà mà chúng ta thường thấy chỉ có nhà 3 gian đứng độc lập, nếu có nhà phụ sẽ không tính trong kiến trúc cổ.
- 2. Nhà hình chữ Đinh: Cũng giống như trên nhưng có thêm phần hậu cung phía sau để đặt gian thờ chính, nhiều nơi gọi là nhà có chuôi vồ (Hưng Yên). Về kiến trúc cũng là kiểu bít đốc 2 mái hoặc 4 mái và 1 tầng mái hay 2 tầng mái. Hậu cung có thể bít đốc 2 mái hoặc 3 mái.
- 3. Nhà hình chữ Nhị – Nhà tiền tế hậu cung: Dạng nhà này có thể có 2 nhà chữ nhất hoặc phía trước 2 mái phía sau 4 mái. Nhà phía sau cũng có thể là nhà chữ đinh. Mục đích của kiểu nhà hình chữ Nhị là gian trước để làm gian sắp lễ và gian sau sẽ là gian thờ cúng.
- Đối với nhà hình chữ nhị có thể làm thành 2 kiểu như nhà trước và sau có khoảng trống hoặc có mái nối giữa 2 nhà thì gọi là nhà ống muống.
Đặt cột đá, chiếu đá Hoa SEN cho Nhà thờ họ gia đình Bác Phẩm tại Hải Hậu, Nam Định
Đây là quy mô về công trình nhà thờ họ, từ đường họ có thể áp dụng quy mô như 3 kiểu dáng nhà như trên. Còn đối với các quy mô công trình lớn như công trình nhà nước thì sẽ còn có khá nhiều hình thức khác nhau như chữ công và chữ Quốc:
Các hình thức nhà cổ truyền, truyền thống Việt Nam
Theo truyền thống của người việt thì số gian của nhà được làm theo các số lẻ, cụ thể như sau:
- Phương đình: Bao gồm 1 gian chính giữa và bốn xung quanh hệ cột quân đẳng hướng.
- Nhà 3 gian truyền thống
- Nhà 5 gian hay còn gọi 3 gian 2 trái
- Nhà 7 gian hay còn gọi là 5 gian 2 trái
- Nhà 9 gian hay còn gọi là 7 gian 2 trái
Quy cách cấu kiện nhà gỗ cổ truyền Việt Nam
Tuy rằng không thể minh họa hết được tất cả các loại, các kiểu nhưng chúng tôi cũng sẽ đưa ra hình ảnh minh họa để các bạn có thể tham khảo hết được tất cả các chi tiết trong 1 căn nhà gỗ nhé.
Đây là một trong các loại vì mà phần trên câu đầu được chồng rường và ở dưới sử dụng là các thanh kẻ ngồi. Tên gọi của các cấu kiện các bạn có thể đọc trên bản vẽ và tôi sẽ chú thích ngay bên dưới đây.
Cột: Trong nhà gỗ có 3 loại cột đó chính là cột cái, cột quân và cột hiên.
- Cột cái: Được xác định là cột chính của nhà và các cột quân sẽ có kích thước phụ thuộc vào cột cái. Số lượng cột cái tùy thuộc vào quy mô công trình và thường là chỉ có 1 hàng cột cái và nhiều là 2 hàng.
- Cột quân: (cột con) Các cột có kích thước nhỏ hơn cột cái và được liên kết với cột cái bằng các xà nách, quá giang.
- Cột hiên: Là loại cột có chiều cao thấp nhất và đặt bên ngoài hiên phía trước của tam cấp để đỡ phần mái đua phía trước hiên.
Các loại xà: Xà chính là các thanh giằng theo chiều ngang hoặc chiều dọc của nhà có nhiệm vụ chính là liên kết các cột với nhau để tạo nên một khung cứng.
- Xà thượng: Xà nằm gần trên đỉnh của cột cái liên kết các cột cái với nhau
- Xà hạ: Có vị trí nằm dưới xà thượng phía trên quá giang để liên kết đối với các cột cái.
- Xà cái: Trong một vài công trình thì phần xà hạ được làm là xà cái với kích thước to hơn tất cả các xà khác và nằm trên quá giang liên kết các cột cái.
- Xà trung: Xà trung được sử dụng trong trường hợp không dùng xà hạ và xà thượng và được đặt giữa xà thượng và xà hạ. Xà trung cũng có nhiệm vụ liên kết các cột cái và nằm giữa câu đầu và quá giang.
- Xà nách: Liên kết cột cái với cột quân trong khung nhà.
- Xà tử thượng: Xà tử hạ là xà liên kết các cột quân và nằm ở phía trên đầu của cột quân
- Xà tử hạ: Được liên kết giữa các cột quân và có vị trí nằm dưới xà tử hạ.
- Xà hiên: Liên kết trên đầu các cột hiên
- Xà ngưỡng: Xà ngưỡng liên kết dưới chân các cột quân và được đặt dưới cửa, đối với xà ngưỡng cửa dùng để đỡ khuôn cửa đi vào.
Kẻ hiên và bẩy: Có khá nhiều bạn nhầm lẫn trong việc phân biệt giữa kẻ và bẩy nên chúng tôi sẽ đưa ra khái niệm để các bạn có thể phân biệt được luôn nhé. Sự khác biệt giữa bẩy và kẻ là kẻ có cột đỡ ở đầu và bẩy thì không có mà thôi.
- Kẻ hiên: Được liên kết từ cột quân tới cột hiên đỡ một phần mái đua ra và tựa trên một phần đầu của cột hiên,
- Bẩy: Là một phần dầm đua ra để đỡ cho phần mái đua ra phía sau nhà hoặc 2 bên nhà và không có cột đỡ một đầu. Đối với các công trình đình làng chùa với 3 mặt hiên thoáng không có cột hiên nên được gọi là bẩy hiên.
- Kẻ ngồi: Kẻ ngồi được liên kết giữa các cột cái và cột quân trong khung và nằm phía trên quá giang.
Hoành và xà thế hoành: Có tác dụng giống như xà và truyền tải toàn bộ trọng lượng của mái xuống các vì
- Hoành: cũng là một trong các xà nằm cách đều, dàn trải theo mái để đỡ rui mái và được kê lên vì.
- Xà thế hoành: Có tác dụng giống các thanh xà và được thay thế vị trí của hoành. Vị trí của xà thế hoành thường nằm trên đỉnh của cột cái, cột quân.
[100+] Mẫu Lăng mộ đá đẹp 2021, Báo giá Lăng mộ đá 2021 [Mới nhất]
Rui: Rui có kích thước khá mỏng với độ dày 10mm và chiều rộng 100mm và chiều dài theo mái trước và mái sau, vị trí rui nằm đè lên các thanh hoành và có khoảng cách thông thường là 100mm hoặc theo kích thước của ngói màn. Trong một vài trường hợp thường có thể sử dụng rui chồng tức có một phần rui đục chữ thọ thay thế cho phần ngói màn.
Mè: Mè là các thanh gỗ có độ dày mỏng 10mm và bản rộng tùy thuộc được đặt song song với các thanh hoành, đè trên rui có tác dụng liên kết và giữ rui. Thường thì vị trí đặt các thanh mè sẽ được giấu ở các thanh hoành để khi nhìn từ trong nhà sẽ không bị lộ các thanh mè. Khoảng cách các thanh mè không giống các thanh hoành mà nằm thưa hơn rất nhiều.
Ngói màn: Ngói màn được sử dụng trong nhà thờ họ thường là ngói màn chữ thọ với kích thước 150x190mm và được đặt trên các lớp rui, xen kẽ giữa các thanh rui để lộ phần chữ thọ. Và các viên ngói màn sẽ được hãm bởi các thanh mè.
Ngói nhà cổ: Đối với nhà cổ có rất nhiều loại ngói trong đó để lợp mái sẽ có ngói mũi, ngói lưu ly, ngói âm dương.
- Ngói mũi: Ngói mũi có khá nhiều loại là ngói mũi ta hoặc ngói mũi hài, ngói vẩy rồng và thường được sử dụng trong các công trình đền chùa, dân gian và chủ yếu vẫn là các tỉnh miền bắc.
- Ngói lưu ly: Ngói lưu ly thường được sử dụng để lợp ngói trong các đình chùa và chúng ta sẽ bắt gặp nhiều nhất là các tỉnh miền nam.
- Ngói âm dương: Cũng giống như ngói lưu ly và ngói âm dương này được phân phối chủ yếu vẫn là tại Bát Tràng. Các lợp chủ yếu vẫn là viên úp viên ngửa.
Cái nóc: Hay còn được gọi là thượng lương là phần đỡ bờ nóc và giao giữa 2 phần mái trước và mái sau. Cái nóc chạy dọc theo nhà và có kích thước khá to để đỡ được các phần giao giữa hai mái. Tại cái nóc sẽ được đục chạm trang trí và chủ yếu vẫn là ghi ngày tháng năm làm nhà.
Đấu vòi: Có vị trí nằm dưới cái nóc và trên con lợn (rường bụng lợn)
Dép thượng lương: Có tác dụng để kê hay chèn giữa vì và cái nóc, trong một vài trường hợp khi lên khung nhà không khớp thì có thể sử dụng dép để kê cho khít.
Dép hoành: Tương tự như dép thượng lương để kê giữa các thanh hoành với ván dong, rường…
Con lợn: Hay được gọi là rường bụng lợn là con rường nằm trên cùng và trên đầu của cột trốn và có nhiệm vũ đỡ cái nóc.
Ván lá đề: Được giới hạn giữa rường bụng lợn, 2 cột trốn và câu đầu. Ván lá đề thường được trang trí bằng các hoa văn hay chữ Thọ, chữ Phúc… Ván lá đề thường chỉ có trong các kiểu vì như kẻ truyền, chồng rường, quang đèn.
Đây là phần bức thuận nhà gỗ mà tôi muốn chia sẻ tới các bạn, đối với bức thuận này còn nhiều chi tiết tôi không biết nếu các bạn biết có thể đóng góp cho mình nhé. Phần bản vẽ hơi đơn giản nên mong các bạn thông cảm.
Đây là một trong các vì điển hình của nhà rường với kết cấu chủ yếu vẫn là các thanh rường, rường cụt xếp chồng lên nhau
Con rường, chồng rường: Là các đoạn gối mái được xếp đè lên nhau và càng lên cao càng thu nhỏ theo chiều dốc của mái có nhiệm vụ đỡ mái và thượng lương.
Rường cụt: Có vị trí nằm ở vì nách nằm giữa cột cái và cột quân, trên xà nách đỡ hoành và thu dần theo độ dốc mái.
Trụ trốn: Nằm dưới rường bụng lợn, đỡ con lợn và nằm trên câu đầu, phía dưới trụ trốn thường được đỡ hay trang trí bằng đấu. Trụ trốn còn nằm ở vì nách. Phần thân của trụ trốn thường được đục trạm chữ thọ, chữ phúc.
Cột trốn: Cột trốn là phần trên cùng của cột cái và nằm trên quá giang, không có phần thân và phần đế. Dưới cột trôn có thể là đấu cơm, đấu rế, đấu bát.
Tàu mái: là phần nằm trên đầu kẻ, đầu bẩy để đỡ phần rui đua ra của mái, tàu mái chạy dọc theo mặt trước hoặc 2 mặt bên của nhà. Phia trên tàu mái là phần lá mái
Lá mái: Nằm trên tàu mái đỡ phần rui đua ra đỡ ngói
Then tàu: Liên kết giữa tàu mái với xà hiên để giữ phần tàu mái không bị trôi.
Ván dong (ván rong): Nằm kê giữa kẻ và hoành, mục đích của ván dong chính là truyền lực từ các thanh hoành tới vì. Ở ván dong thường được đục trạm trang trí các hoa văn như tứ linh đối với chùa hoặc được cách điệu đối với nhà ở bình thường. Tại các tỉnh miền nam thì được trang trí bằng các loại hoa hoặc loại quả.
Đầu dư: phần thừa ra của kẻ hoặc bẩy, kẻ ngồi liên kết vào cột quân hoặc cột cái và để giữ các thanh kẻ, thanh bẩy. Ngoài ra còn một vài tên gọi khác như dái kẻ, dái bẩy
Con triện: Con triện thường được trang trí tại 2 cánh phong hoặc trên đỉnh nóc
Bờ nóc: Là phần trên cùng của mái được xây gạch và đắp xi măng và phía trên bờ nóc được đặt và trang trí các con vật trong tứ linh đối với chùa hoặc con kìm, cá sấu… đối với nhà ở.
Gạch hoa tranh: Gạch hoa tranh được sản xuất tại các lò gốm hoặc viglacera và được đặt tại bờ nóc.
Thiết kế 1 mặt cắt của 1 bộ vì của nhà thờ họ 2 tầng 8 mái hay còn gọi là nhà cổ diêm. Trong phần mặt cắt này có thêm khá nhiều chi tiết. Nếu nói về kiến thức nhà cổ thì mỗi nơi có một tên gọi khác nhau.
Cột đá, cột trụ đá, cột đồng trụ đá, các mẫu cột đá đẹp, cột tròn đá (cột đá tròn), cột vuông đá (cột đá vuông) đẹp, chất lượng, thương hiệu SỐ 1 tại Việt Nam hiện nay do Đá mỹ nghệ Anh Quân tư vấn, thiết kế, chế tác, vận chuyển và thi công lắp đặt cho khách hàng, nhà thờ họ (Nhà thờ tổ), Từ đường, Đình làng, Chùa, các công trình kiến trúc Đá trên toàn quốc. [joli-toc]Tổng hợp 50 Mẫu Cột đá đẹp, Cột đá nhà thờ họ ĐẸP của Nghệ nhân trẻ Anh Quân
Cột đá và các hạng mục đá của Nhà thờ họ/tổ
Cấu tạo của cột đá (cột đồng trụ đá)
Cấu tạo cột đá gồm 3 phần: đầu cột, thân cột và chân cộtPhần đầu cột
Phần đầu cột cũng là phần được mọi người rất quan tâm. Đầu cột thường có tỉ lệ cân đối với hai phần còn lại với độ dày khoảng 15cm. Thiết kế theo dạng bóng đèn bát sen và được trang trí thêm nghê hoặc chim dành dành ở bốn góc. Riêng đối với cột đồng trụ đá (sẽ được giới thiệu chi tiết hơn ở bên dưới) sẽ có cấu tạo phức tạp hơn gồm tảng, thân, bóng, đao, bát, quả dành dành, nghê, búp sen hoặc đèn…Phần thân cột đá
Phần thân cột thì thường có chiều dài tương ứng với kích thước thực tế của công trình. Đặc biệt là trên thân cột thường được điêu khắc các hoạ tiết tinh xảo phù hợp với ý nghĩa của cả kiến trúc. Các hoạ tiết đó có thể là các văn tự cổ, thơ đối, bộ tứ linh, tứ quý… Hoặc các hình ảnh tượng trưng của tôn giáo như đài sen của Phật hay Thánh giá của Đạo Công Giáo. Hầu hết cột đá đều được điêu khắc theo lối đục khắc kênh bong tạo hiệu ứng 3D để làm nổi bật hẳn lên được đường nét, hình khối của hoa văn. Đó cũng là tài hoa của những nghệ nhân làm đá mà không phải ai cũng có thể làm được.Phần chân cột đá (Tảng cột đá)
Giống như móng nhà hay rễ cây, phần chân cột (hay còn gọi là chân tảng đá, đá kê chân cột, đá tảng kê cột, đế kê cột) có vai trò quan trọng vì nó sẽ chịu tải toàn bộ cho cột. Vì vậy mà chân cột thông thường sẽ có kích thước lớn hơn phần thân để giúp cân bằng và chịu lực tốt hơn. Phần đá tảng kê cột thường được làm rất cầu kỳ, công phu, tỉ mỉ. Các chân tảng đá thành phẩm phải chắc chắn, có vai rộng, nhìn cân đối, vững chãi. Phần chân cột cũng chia ra phần trên và phần dưới. Phần trên của đế thường được khắc lá bồ đề còn phần dưới thì khắc hoạ tiết cánh sen. Hai hoạ tiết lá bồ đề và cánh hoa sen là những vật tượng trưng cho sự trong sạch, thiện lương. Như lời nhắn nhủ của ông cha ta rằng đó là hai đức tính quan trọng của người Việt và cũng là cội nguồn của những điều tốt đẹp. Thông thường chân cột có hai loại là Tảng Bồng Đá và Tảng Bánh Giầy. Với loại Tảng Bồng Đá thì đế có chiều cao từ 30 đến 55cm. Đây cũng là loại tảng đá được nhiều người chọn vì độ chắc chắn và uy phong của nó. Tảng Bồng Đá sẽ gồm chỉ nạm ở trên, quả bồng ở giữa và phần chân cột bên dưới. Tảng Bánh Giầy thì trông giống như một cái bánh giầy tròn dẹp. Vì vậy loại này chỉ phù hợp với các cột thấp không yêu cầu đế quá chắc chắn. Nhưng khi thi công tại công trình Tảng Bánh Giầy nhìn cũng rất cân đối và chắc khỏe. Tảng Bánh Giầy thường được cách điệu thành hình hoa sen để trông đẹp mắt hơn.Kích thước cột đá & Cách lựa chọn kích thước chuẩn phong thủy
Đối với các công trình lớn cần thể hiện sự uy nghiêm như đình chùa, nhà thờ tổ tiên thì cần cột có độ vững chắc nên kích thước tiêu chuẩn thường là tổng cao 261cm, thân rộng vuông 25x25cm, đế 40x40cm. Đối với các cột chính trong nhà thờ họ, đình chùa hoặc cột nhà xây dựng theo lối phong thuỷ thước Lỗ Ban mong muốn ấm no, may mắn cho gia đình thì có thể chọn kích thước tổng cao 259cm, than vuông 30×30, đế 45x45cm. Với các công trình nhỏ hơn như gia đình thì kích thước 208cm, thân rộng vuông 25x25cm, đế 40x40cm là hợp lý và đủ chắc chắn. >>> Tổng hợp 50 Mẫu Cột đá Nhà thờ họ đẹp Anh Quân Ninh BìnhMẫu hoa văn trên Cột đá đẹp
Dù là thời buổi công nghệ hiện đại, thế nhưng các hoa văn trên cột đá vẫn được người thợ chạm khắc một cách thủ công, tỉ mỉ đến từng chi tiết và hoàn hảo đến từng đường nét. Nên cho dù là phương pháp thủ công nhưng các hoa văn trên cột không những tinh xảo đẹp mắt mà còn mang nhiều ý nghĩa tinh thần.Dưới đây là các mẫu cột đá mà chúng tôi thường hay lắp đặt cho Nhà thờ họ, Ở đình, Ở chùa, Điện thờ, hay Nhà thờ gỗ (nhà gỗ). Mọi chi tiết về Cột đá xin liên hệ:
- >>> Quý khách tham khảo thêm;
- 2021 Mẫu Mộ đá đẹp cho Khu Lăng mộ - Báo giá Lăng mộ đá năm 2021;
- Tổng hợp những mẫu Lăng mộ đá đẹp nhất hiện nay cho khu lăng mộ gia tiên, dòng họ.
ĐÁ MỸ NGHỆ ANH QUÂN
Địa chỉ: Làng nghề Đá mỹ nghệ Ninh Vân, Hoa Lư, Ninh Bình (Cách cổng đá làng nghề 300m); Văn phòng: Ngã 5, Ninh Vân, Hoa Lư, Ninh Bình Điện thoại/Zalo: 0915.895.699.Từ khóa » Bờ Nóc Nhà Thờ
-
Bờ Nóc Là Gì
-
Cấu Tạo Kiến Trúc Nhà Gỗ Cổ Truyền, Nhà Thờ Họ
-
Cách Thi Công Hệ Mái Nhà Từ Đường-Nhà Thờ Họ - YouTube
-
13. Lợp Ngói đắp Bờ Nhà Thờ 5 Gian 4 Mái ở Tĩnh Hải
-
Tên Gọi Các Cấu Kiện Nhà Gỗ, Quy Cách Kiến Trúc Cổ Việt Nam
-
Ý Nghĩa Kìm Nóc Đỉnh Mái Nhà Thờ, Đình Chùa | Nghệ Thuật Xi Măng
-
Những Quy Thức Chuẩn Cần Tuyệt đối Tuân Thủ Trong Thiết Kế Nhà Thờ Họ
-
Khám Phá Về Chữ Viết Trên Nóc Thượng Lương Nhà Gỗ Miền Bắc
-
Nhà Gỗ Dân Gian Lợp Ngói Và Xây đắp Bờ Nóc
-
Bản Vẽ Các Chi Tiết Trong Chùa, Nhà Thờ Từ đường Dòng Họ - Pinterest
-
Kích Thước Nhà Thờ Họ CHUẨN Phong Thủy Khi Thiết Kế
-
Quy Thức Chuẩn Trong Kiến Trúc Nhà Thờ Họ, Từ đường - Vietnamarch
-
Tìm Hiểu Về ý Nghĩa Của Những Chữ Viết Hán Nôm Trên Cầu đầu Nhà ...