Kiểm Soát Nội Bộ Và Kiểm Toán Nội Bộ Là Gì?
Có thể bạn quan tâm
Hoạt động kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ nhằm giúp cho hoạt động của công ty ổn định và hiệu quả. Vậy bản chất của kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ như thế nào, mời các bạn tham khảo bài viết sau:
Sản phẩm thực hành của sinh viên sẽ cung cấp cho cộng đồng
I.Mở đầu
Hiện nay, có rất nhiều quan điểm khác nhau về kiểm toán nội bộ và hệ thống kiểm soát nội bộ. Xã hội phát triển, kiểm toán nội bộ và hệ thống kiểm soát nội bộ không chỉ nằm trong phạm vi hoạt động của đơn vị mà nó vượt ra khỏi phạm vi nội bộ đơn vị nhằm đáp ứng yêu cầu sử dụng thông tin của các đối tượng bên ngoài. Điều 39- Luật Kế toán năm 2015 đã chỉ rõ trách nhiệm của đơn vị kế toán phải xây dựng, thiết lập một hệ thống kiểm soát nội bộ có hiệu quả, hiệu lực và tin cậy, tổ chức kiểm toán nội bộ với những nhiệm vụ được quy định cụ thể theo luật định
Nội dung
Điều 39 : Kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ
Khái niệm
Kiểm soát nội bộ là việc thiết lập và tổ chức thực hiện trong nội bộ đơn vị kế toán các cơ chế, chính sách, quy trình, quy định nội bộ phù hợp với quy định của pháp luật nhằm bảo đảm phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời rủi ro và đạt được yêu cầu đề ra.
Kiểm toán nội bộ là việc kiểm tra, đánh giá, giám sát tính đầy đủ, thích hợp và tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ.
Nội dung
Đơn vị kế toán phải thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ trong đơn vị để bảo đảm các yêu cầu sau đây:
+ Tài sản của đơn vị được bảo đảm an toàn, tránh sử dụng sai mục đích, không hiệu quả;
+ Các nghiệp vụ được phê duyệt đúng thẩm quyền và được ghi chép đầy đủ làm cơ sở cho việc lập và trình bày báo cáo tài chính trung thực, hợp lý.
Kiểm toán nội bộ có nhiệm vụ sau đây:
+ Kiểm tra tính phù hợp, hiệu lực và hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ;
+ Kiểm tra và xác nhận chất lượng, độ tin cậy của thông tin kinh tế, tài chính của báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị trước khi trình ký duyệt;
+ Kiểm tra việc tuân thủ nguyên tắc hoạt động, quản lý, việc tuân thủ pháp luật, chế độ tài chính, kế toán, chính sách, nghị quyết, quyết định của lãnh đạo đơn vị kế toán;
+ Phát hiện những sơ hở, yếu kém, gian lận trong quản lý, bảo vệ tài sản của đơn vị; đề xuất các giải pháp nhằm cải tiến, hoàn thiện hệ thống quản lý, điều hành hoạt động của đơn vị kế toán.
Chính phủ quy định chi tiết về kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp.
Nguyên tắc
Kiểm toán nội bội
+ Độc lập : Là việckiểm toán nội bộkhông bị ảnh hưởng bởi các yếu tố có thể đe dọa đến khả năng để thực hiện các trách nhiệm một cách không định kiến
+ Khách quan : Là thái độ không định kiến cho phép các kiểm toán viên nội bộ thực hiện công việc một cách không định kiến, tin tưởng vào kết quả công việc mà không có bất kỳ sự nhượng bộ về chất lượng công việc nào
+ Chuyên nghiệp :
Nhân sự: Đảm bảo mỗi kiểm toán viên có kiến thức, kỹ năng và năng lực phù hợp. Bên cạnh đó họ cần được thường xuyên đào tạo để nâng cao trình độ.
Sự thành thạo và cẩn trọng hợp lý: Các cuộc kiểm toán phải được thực hiện với sự thành thạo và cẩn trọng hợp lý. Công tác giám sát phải đầy đủ và hiệu quả.
Quan hệ nhân sự và truyền thông: Xây dựng hệ thống truyền thông và làm việc theo nhóm hiệu quả.
Kiểm soát nội bộ
+ Nguyên tắc toàn diện: Hệ thống kiểm soát phải được thiết kế bao trùmcác nghiệp vụ của doanh nghiệp, thường xuyên thay đổi, sửa chữa cho phùhợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp.
+ Nguyên tắc 4 mắt: bất kỳ hoạt động nghiệp vụ nào cũng có hai người cùng tiến hành (một thực hiện, một duyệt), phụ thuộc vào mức độ sai phạmxảy ra nhiều hay ít mà lựa chọn nhiều người hơn.
+ Nguyên tắc cân nhắc lợi ích – chi phí: cân nhắc giữa lợi ích và chi phícủa hoạt động kiểm soát sao cho lợi ích đem lại cao nhất mà chi phí bỏ ra lại thấp nhất
+ Nguyên tắc phân công, phân nhiệm: Trong một tổ chức có nhiều ngườitham gia thì các công việc cần phải được phân công cho tất cả mọi người,không để trình trạng một số người làm quá nhiều việc trong khi một số kháclại không có người làm.
+ Nguyên tắc bất kiêm nhiệm: Nguyên tắc này quy định sự cách ly thích hợp về trách nhiệm trong các nghiệp vụ có liên quan nhằm ngăn ngừa các sai phạm (nhất là sai phạm cố ý) và hành vi lạm dụng quyền hạn.
Hình ảnh tác giả của bàn viết
Ví dụ minh họa
Kiểm toán nội bộ : Kế toán phải thu nội bộ
Tại doanh nghiệp X tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, có nghiệp vụ phát sinh trong tháng 1/M như sau: Doanh nghiệp Cát Thái ( đơn vị cấp dưới trực thuộc doanh nghiệp X) thực nhận vốn kinh doanh trực tiếp từ ngân sách nhà nước theo sự ủy quyền của doanh nghiệp X số tiền 200.000.000 đ.
Nợ 1361 : 200.000.000 (Phải thu nội bộ)
Có 411:200.000.000
Kiểm soát nội bộ : Kiểm soát bán hàng và giao hàng
+ Cam kết hợp lý về lịch giao hàng:
Rủi ro: Đội ngũ nhân viên bán hàng có thể làm cho công ty cam kết một lịch giao hàng mà nhà máy không thể đáp ứng.
Giải pháp: Công ty nên áp dụng một cách thức là nhân viên bán hàng cần nhận được từ trước sự phê duyệt của phòng kế hoạch sản xuất trước khi cam kết về ngày giao hàng hoặc một cách thức khác là phòng kế hoạch sản xuất định kỳ trình lên phòng kinh doanh bản báo cáo về công suất sản xuất còn lại.
+Nhận đơn đặt hàng đúng với điều khoản và điều kiện
Rủi ro Đơn đặt hàng có thể được chấp nhận mà có những điều khoản hoặc điều kiện không chính xác hoặc từ khách hàng không được phê duyệt.
Giải pháp Công ty nên có mẫu đơn đặt hàng chuẩn và mẫu này nên được đánh số trước và phải được người có thẩm quyền ký duyệt khi chấp nhận đơn đặt hàng. Đơn này nên phản ánh cụ thể:
• Quy trình bán hàng liên quan
• Từng điều khoản, điều kiện và quy cách cụ thể mà có thể khác nhau giữa các đơn hàng khác nhau.
• Đã kiểm tra về việc xác nhận về tình trạng còn hàng và lịch giao hàng.
• Đã kiểm tra chất lượng tín dụng của khách hàng, hoặc, đối với những khách hàng mới thì cần có sự phê duyệt
III. Một số kiến nghi đề xuất
Kiểm toán nội bộ đang trở thành xu thế và lựa chọn của nhiều người và nhiều công ty khác.Kiểm toán nội bộ dây là nghề đang được rất nhiều tập đoàn lớn tuyển dụng săn đón kèm với chế độ đãi ngộ cao. Tuy nhiên để thành đạt với nghề nghiệp này, những kiến thức được học trong trường Đại học dường như là không đủ. Theo kinh nghiệm của những người làm nghề kiểm toán nội bộ thành đạt, để thành công với nghề này, người làm kiểm toán nội bộ cần hội tụ rất nhiều tố chất như tính độc lập, vững vàng kiên định, thận trọng, có tính trách nhiệm cao. Có khả năng quan sát, đưa ra lập luận chặt chẽ, đưa ra những luận cứ rõ ràng thuyết phục. Có óc quan sát và tư duy logic cao. Ngoài ra người làm kiểm toán nội bộ còn phải giỏi tính toán, yêu thích làm việc với các con số và kiểm tra đối chiếu các số liệu.Tuy nhiên tại Việt Nam, vai trò của kiểm toán nội bộ khá mờ nhạt, điều này một phần nguyên nhân đến từ hệ thống quản trị của các doanh nghiệp Việt Nam chưa đồng bộ. Lĩnh vực kiểm toán nội bộ vẫn chưa thực sự thu hút được nguồn nhân lực có chuyên môn cao, đi kèm với đó là nguồn nhân lực chưa được đào tạo bài bản, chuyên sâu, nội dung kiểm toán cụ thể là các chương trình kiểm toán mẫu áp dụng cho loại hình kiểm toán nội bộ chưa được ban hành, do vậy để kiểm toán các công ty đang phải tự xây dựng, do vậy rất khó đánh giá kiểm soát được chất lượng.
Muốn kiểm soát nội bộ của doanh nghiệphoạt động hiệu quả, từng thành phần cần thiết phải hoạt động hiệu quả.
+ Về môi trường kiểm soát: Tính chính trực và giá trị đạo đức, Cam kết về năng lực, Triết lý phong cách điều hành của nhà quản lý , Cơ cấu tổ chức và sự phân công quyền hạn và trách nhiệm, Chính sách và các thủ tục nhân sự
+ Về đánh giá rủi ro: Cần chú trọng đến việc nhận diện, phân tích và đánh giá, kiểm soát rủi ro có hiệu quả.
+ Về hoạt động kiểm soát: Cần duy trì và hoàn thiện tốt hoạt động kiểm soát tổng quát, kiểm soát các hoạt động trọng tâm, được thực hiện thường xuyên hoặc định kỳ. Trước hết các nguyên tắc kiểm soát cần phải thực hiện tốt như phân công phân nhiệm, bất kiêm nhiệm, phê chuẩn ủy quyền. Cần bố trí cán bộ nhân viên thực hiện hoạt động kiểm soát có năng lực và đủ thẩm quyền.
+ Về thông tin và truyền thông: Phải công khai, minh bạch thông tin cho toàn đơn vị và các đối tượng bên ngoài, đồng thời phải thực hiện tốt việc truyền đạt thông tin và nhận thông tin phản hồi nhằm giúp cho việc kiểm soát hiệu quả và nâng cao uy tín của DN. Thiết lập trang thông tin để tiếp hình ảnh và toàn bộ thông tin cần thiết của DN.
+ Về hoạt động giám sát: Có thể sử dụng bảng kiểm tra, bảng câu hỏi, xây dựng sổ tay kiểm toán nội bộ đối với từng bộ phận. Thiết lập kiểm soát ở tất cả cấp độ từ nhân viên đến lãnh đạo. Nên xây dựng kết hợp cả giám sát thường xuyên và giám sát định kỳ. Bên cạnh đó, cần quy định rõ trong việc bố trí cán bộ thực hiện công tác giám sát cần phải am hiểu chuyên môn về lĩnh vực giám sát để nâng cao hiệu quả giám sát. Nếu tất cả những nội dung trên được đảm bảo thì chắc chắn sẽ mang lại những lợi ích cho DN.
Chúc các bạn thành công!
Khuyến nghị: Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các chuyên gia kế toán của Kế toán 68 qua Tổng đài tư vấn: Mr Thế Anh : 0981 940 117 Email: tvketoan68@gmail.comTừ khóa » Nguyên Tắc 4 Mắt Là Gì
-
Giám Sát Quy Hoạch Phải Theo Nguyên Tắc '4 Mắt' - Báo Tuổi Trẻ
-
Nguyên Tắc “4 Mắt” - 513 Hoàn Thiện Kiểm Soát Nội Bộ Tại Công Ty Cổ ...
-
Các Nguyên Tắc Thiết Kế Kiểm Soát Nội Bộ Và Hạn Chế Cố Hữu Của ...
-
Kiểm Soát Nội Bộ Và Kiểm Toán Nội Bộ... - DNU - Khoa Kế Toán
-
Kiểm Toán Nội Bộ Và Kiểm Soát Nội Bộ
-
Kiểm Soát Nội Bộ – Kiến Thức Nhà Quản Trị Cần Biết | Học Viện APT
-
Hoạt động Kiểm Soát Nội Bộ - Cốt Lõi Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ
-
[PDF] BÀI 2: KIỂM SOÁT NỘI BỘ - Topica
-
Kiểm Soát Nội Bộ Là Gì ? Mục Tiêu Và Vai Trò Của Hệ ... - Luật Minh Khuê
-
Kiểm Soát Nội Bộ Trong Doanh Nghiệp Việt Nam | Xemtailieu
-
Kiểm Soát Là Gì? Mục đích Và Các Nguyên Tắc Của Kiểm Soát?
-
Ngân Hàng Thương Mại đối Mặt 5 Rủi Ro
-
Kiểm Soát Nội Bộ Theo COSO 2013 Và Mối Quan Hệ Với Hiệu Quả ...
-
[PDF] NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN VỀ GIÁM SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ