Kiểm Soát Sơ Chế, Chế Biến động Vật, Sản Phẩm động Vật Bao Gồm ...
Có thể bạn quan tâm
Khái quát chung
Động vật bao gồm:
+ Động vật trên cạn là các loài gia súc, gia cầm, động vật hoang dã, bò sát, ong, tằm và một số loài động vật khác sống trên cạn;
+ Động vật thủy sản là các loài cá, giáp xác, động vật thân mềm, lưỡng cư, động vật có vú và một số loài động vật khác sống dưới nước.
Sản phẩm động vật là các loại sản phẩm có nguồn gốc từ động vật, bao gồm:
+ Sản phẩm động vật trên cạn là thịt, trứng, sữa, mật ong, sáp ong, sữa ong chúa, tinh dịch, phôi động vật, huyết, nội tạng, da, lông, xương, sừng, ngà, móng và các sản phẩm khác có nguồn gốc từ động vật trên cạn;
+ Sản phẩm động vật thủy sản là động vật thủy sản đã qua sơ chế hoặc chế biến ở dạng nguyên con; phôi, trứng, tinh dịch và các sản phẩm khác có nguồn gốc từ động vật thủy sản.
Sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật là việc làm sạch, pha lóc, phân loại, đông lạnh, ướp muối, hun khói, làm khô, bao gói hoặc áp dụng phương pháp chế biến khác để sử dụng ngay hoặc làm nguyên liệu chế biến thực phẩm, thức ăn chăn nuôi hoặc dùng cho mục đích khác.
Nội dung kiểm soát sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật
Căn cứ theo Điều 67 Luật Thú y 2015 quy định nội dung kiểm soát sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật như sau:
Thứ nhất: Kiểm tra việc thực hiện yêu cầu vệ sinh thú y đối với cơ sở sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 69 của Luật Thú y.
Theo đó, đối với cơ sở sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật để kinh doanh hay cơ sở sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật nhỏ lẻ phải đảm bảo các yêu cầu vệ sinh thú y theo quy định. Theo đó, kiểm tra yêu cầu vệ sinh thú y đối với cơ sở sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật như sau:
Đối với cơ sở sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật để kinh doanh:
+ Có địa điểm, diện tích thích hợp, khoảng cách an toàn đối với nguồn gây độc hại, ô nhiễm và các yếu tố gây hại khác;
+ Thiết kế các khu vực riêng biệt để ngăn ngừa ô nhiễm chéo;
+ Trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y;
+ Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ cho việc sơ chế, chế biến sản phẩm động vật;
+ Có hệ thống xử lý nước thải, chất thải bảo đảm an toàn dịch bệnh và theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
+ Quy trình sơ chế, chế biến phải bảo đảm sản phẩm không bị ô nhiễm chéo, tiếp xúc với các yếu tố gây ô nhiễm hoặc độc hại;
+ Người trực tiếp tham gia sơ chế, chế biến sản phẩm động vật phải tuân thủ quy định về sức khỏe và thực hiện quy trình vệ sinh trong quá trình sơ chế, chế biến.
Đối với cơ sở sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật nhỏ lẻ:
+ Có khoảng cách bảo đảm không bị ô nhiễm bởi các tác nhân gây hại;
+ Trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y;
+ Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ cho việc sơ chế, chế biến sản phẩm động vật;
+ Có biện pháp thu gom, xử lý nước thải, chất thải bảo đảm an toàn dịch bệnh và theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
+ Người trực tiếp tham gia sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật phải tuân thủ quy định về sức khỏe và thực hiện quy trình vệ sinh trong quá trình sơ chế, chế biến.
Thứ hai: Kiểm tra việc thực hiện các quy định đối với người trực tiếp tham gia sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật.
Người trực tiếp tham gia sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật có ảnh hưởng rất quan trọng. Người trực tiếp tham gia sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật phải đạt những yêu cầu nhất định như về kỹ thuật, chuyên môn, kỹ năng,...nhằm sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật an toàn, đảm bảo vệ sinh thú y.
Thứ ba: Xử lý động vật, sản phẩm động vật không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm.
Đối với động vật, sản phẩm động vật không đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y phải được xử lý kịp thời, đúng cách nhằm không cho các vi sinh vật gây ô nhiễm, độc tố vi sinh vật; yếu tố vật lý, hóa học; chất độc hại, chất phóng xạ; yếu tố về môi trường ảnh hưởng xấu đến sức khỏe động vật, con người, môi trường và hệ sinh thái.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Thú y 2015
Luật Hoàng Anh
Từ khóa » Sơ Chế Thủy Sản Là Gì
-
Quy Trình Sơ Chế Thủy Hải Sản - Cộng đồng Sinh Viên Luật Việt Nam
-
Từ điển Tiếng Việt "sơ Chế Thủy Sản" - Là Gì?
-
DN Thủy Sản: Chật Vật Vì Thuật Ngữ "sơ Chế" Hay "chế Biến"
-
Mua, Bán, Sơ Chế, Chế Biến Thủy Sản, Sản Phẩm Thủy Sản
-
Chỉ Vì “khái Niệm Sản Phẩm Sơ Chế”: Nhiều DN Không được Hưởng ...
-
Chế Biến Hay Sơ Chế? - Báo Đại Biểu Nhân Dân
-
Kỹ Thuật Sơ Chế Các Loại Hải Sản Nhân Viên Bếp Cần Biết
-
Sớm Chuẩn Hóa Các Cơ Sở Chế Biến Thủy Sản - UBND Tỉnh Quảng Ninh
-
Điều Kiện Sơ Chế Thủy Sản, Kinh Doanh Nguyên Liệu Thủy Sản Dùng ...
-
Mập Mờ “chế Biến, Sơ Chế...”, Doanh Nghiệp Khổ - Báo Thanh Niên
-
Sơ Chế, Chế Biến động Vật, Sản Phẩm động Vật Phải đảm Bảo Yêu ...
-
Mã Ngành Chế Biến Thủy Sản Và Các Sản Phẩm Từ Thủy Sản
-
QUY TRÌNH CHẾ BIẾN CÁC SẢN PHẨM THỦY SẢN
-
Đặc điểm Ngành Chế Biến Thủy Sản VN. - Tài Liệu Text - 123doc
-
ATTP Sơ Chế, Chế Biến Nông Lâm Thủy Sản - Công Ty Luật Gia Khánh
-
Các Cơ Sở Sơ Chế, Chế Biến Nông Lâm Và Thủy Sản - Báo Bình Thuận
-
Thủ Tục Kinh Doanh Thuỷ Hải Sản (Cập Nhật 2022) - Luật ACC
-
Hải Sản – Wikipedia Tiếng Việt
-
TÍNH CHẤT NƯỚC THẢI CHẾ BIẾN THỦY SẢN