Kiểm Tra độ Bám Dính - Phương Pháp Băng Keo
Có thể bạn quan tâm
Phương pháp kiểm tra độ bám dính bằng băng keo nhằm xác định độ bám dính của lớp sơn bằng cách dán và giật bỏ chính băng keo chuyên dụng được dán lên các vết cắt từ lớp sơn trên cùng đến tận bề mặt nền (thép). Có 2 tiêu chuẩn quốc tế thường được áp dụng và thực hiện các thử nghiệm này.
Đó là: ASTM D3359-17 ISO 2409: 2007 Cả hai tiêu chuẩn đều giống nhau về nội dung nhưng không tương đương về mặt kỹ thuật với nhau do có sự khác biệt nhỏ. Những tiêu chuẩn này được sử dụng để đánh giá độ bám dính của lớp sơn với bề mặt có đủ không, chứ không phân biệt các cấp độ bám dính, vốn phải cần các phương pháp đo phức tạp hơn.
ASTM D3359-17 ASTM D3359 -9 mô tả 2 phương pháp kiểm tra.
Phương pháp thử A- Cắt một vết cắt X qua màng sơn đến tận bề mặt nền, sau đó băng keo áp lực được dán trực tiếp lên vết cắt, sau đó nó được dật lên khỏi bề mặt. Độ bám dính được đánh giá theo thang điểm từ 0 đến 5 như mô tả.
Phương pháp thử B - Còn được gọi là phương pháp “Căt ô vuông”, một nhóm các vết cắt bao gồm sáu hoặc mười một lưỡi được thực hiện trên màng sơn trước khi băng keo áp lực được dán lên trên chính vị trí cắt và cuối cùng được giật lên. Độ bám dính được phân tích và đánh giá đựa trên các minh họa trong Hình 1 của tiêu chuẩn.
Phương pháp thử nghiệm A chủ yếu được thiết kế để sử dụng tại hiện trường trong khi Phương pháp thử nghiệm B phù hợp hơn để sử dụng trong phòng thí nghiệm hoặc môi trường nhà xưởng. Phương pháp thử B không được coi là phù hợp với màng có chiều dày hơn 125μm (5 mils) trừ khi loại lưỡi dao có khoảng cách rộng hơn được áp dụng và có sự thỏa thuận giữa tất cả các bên.
Phương Pháp A Cắt một vết chéo X xuyên qua màng (sơn) đến bề mặt (thép) rồi dán băng keo lực lên, cuối cùng là giật băng keo này lên. Độ bám dính được đánh giá theo thang điểm từ 0 đến 5 như mô tả.
Độ dày lớp sơn: Không quy đinh. Phương pháp này được áp dụng với hầu như mọi độ dày, tuy nhiện đối với độ dày quá lớn thì nó bị hạn chế bởi việc cắt qua màng này tới bề mặt là khó thực hiện được.
Thiết bị thực hiện
Dao cắt: Yêu cầu lưỡi dao phải rất sắc. “box cutter – Dao rọc giấy” hoặc “craft knife - dao thủ công” như trong hình là phù hợp, miễn là cả 2 loại lưỡi dao phải đảm bảo mới và tốt để sãn sàng cho thử nghiệm.
Dẫn hướng cắt: Nên sử dụng mẫu thử nghiệm như trong hình để đảm bảo độ chính xác nhưng thước thép cũng có thể được sử dụng làm cạnh dẫn hướng.
Băng keo kiểm tra: rộng 25mm (1 inch). Có thể chấp nhận băng tương đương với nhãn hiệu “Scotch 600”. Một số bộ dụng cụ mẫu đi kèm bằng một loại băng phù hợp.
Tẩy bút chì: Hoặc dụng cụ thích hợp khác để giúp băng dính bám vào bề mặt thử nghiệm.
Kính lúp có đèn chiếu sáng: Được sử dụng để kiểm tra xem vết cắt đã được thực hiện xuyên qua màng đến tận bề mặt chưa và cả kiểm tra các vết cắt
Sau đây là tóm tắt quy trình được trích xuất từ tiêu chuẩn. Vui lòng tham khảo tiêu chuẩn để biết đầy đủ chi tiết
Từ khóa » Tiêu Chuẩn độ Bám Dính Của Sơn
-
Kiểm Tra độ Bám Dính Màng Sơn Khô (Adhesion Test)
-
[PDF] PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA ĐỘ BÁM DÍNH MÀNG SƠN
-
Tiêu Chuẩn Quốc Gia TCVN 2097:2015 (ISO 2409:2013) Về Sơn Và ...
-
Phương Pháp Xác định độ Bám Dính Màng Sơn
-
[PDF] TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 2097:1993 - SƠN ZINKA
-
Cách Xác định độ Bám Dính Lớp Phủ Bằng Phương Pháp Cắt ô
-
Kiểm Tra Lực Bám Dính – Phương Pháp Kéo đứt (pull Off)
-
Chi Tiết Cách Sử Dụng Thiết Bị Kiểm Tra độ Bám Dính Màng Sơn
-
Hướng Dẫn Sử Dụng Bộ Thử độ Bám Dính Sơn Elcometer 107
-
[PDF] TCVN 8789-2011.pdf - Tiêu Chuẩn
-
Tiêu Chuẩn Việt Nam TCVN 2097:1993 Về Sơn - Phương Pháp Cắt ...
-
TCVN 9349:2012 - Store Thí Nghiệm
-
Cách Sử Dụng Dụng Cụ đo độ Bám Dính Sơn - Phương Pháp Cắt Sơn
-
[PDF] TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 9349:2012