Phương Pháp Xác định độ Bám Dính Màng Sơn

Giới thiệu

Độ bám dính của màng sơn và vật liệu phủ được xem là một trong những chỉ tiêu chất lượng quan trọng trong việc đánh giá độ bền của lớp phủ trên các vật liệu như kim loại, bê tông, gỗ, nhựa,…

Phương pháp xác định độ bám dính màng sơn có thể áp dụng cho màng sơn một lớp hay nhiều lớp và có thể xác định độ bám của lớp này trên lớp kia hay trên bề mặt vật liệu.

Phương pháp này có thể áp dụng trực tiếp trên bề mặt đã sơn ngoài hiện trường hay trên các tấm mẫu chuẩn đã gia công sơn và trên các bề mặt cứng (thép) hay mềm (gỗ, nhựa) với các trình tự thử khác nhau

Phương pháp xác định độ bám dính màng sơn không áp dụng cho các màng có tổng độ dày lớn hơn 250 um.

Dụng cụ cho tiến hành thử nghiệm

Để xác định khả năng bám dính của màng sơn và vật liệu phủ, người sử dụng cần 1 máy kiểm tra độ bám dính được thiết kế với độ chính xác cao và phụ kiện trang bị đầy đủ cũng như phù hợp

Nhân viên kiểm tra có thể sử dụng : Máy kiểm tra độ bám dính, thiết bị kiểm tra độ bám dính, dụng cụ kiểm tra độ bám dính đến từ hãng Sheen (Anh Quốc)

Dao cắt

Dao cắt được sử dụng là loại bằng thép có lưỡi sắc từ 20 oC đến 30 oC và các kích thước khác quy định

Thước kẻ

Thước kẻ được sử dụng để có các đường cắt chính xác, cần dùng kích thước kẻ thẳng, có chia độ đến mm. Có thể dùng thước tam giác hay thước nhiều rãnh cách nhau 1 mm

Chổi lông mềm

Kính lúp phóng đại 2 hoặc 3 lần.

Các tấm chuẩn để thử từ vật liệu mềm như gỗ, độ dày thấp nhất phải đạt 10 mm. Các tấm chuẩn để thử từ vật liệu cứng như thép, độ dày thấp nhất phải đạt 0,25 mm. Kích thước tấm chuẩn để thử phải đủ cho ít nhất ba lần thử và khoảng cách giữa các mạng lưới cắt cách nhau và cách mép phải lớn hơn 5 mm.

Kích thước khoảng 150 mm x 100 mm có thể được coi là thích hợp.

Thời gian để khô màng sơn phải đảm bảo theo yêu cầu kỹ thuật của từng loại sản phẩm riêng biệt.

Thời gian điều hòa mẫu sau khi khô đến khi kiểm tra phải đạt tối thiểu 16 giờ.

Độ dày màng tính bằng mm được đo bằng các dụng cụ chuyên dùng và phép đo phải được thực hiện các vị trí mà sau đó kiểm tra độ bám dính.

Tiến hành thử nghiệm

Các yêu cầu chung

Tiến hành thử ở nhiệt độ 25 oC ± 2 oC và độ ẩm tương đối 70 % ± 5 % .

Thực hiện phép thử ít nhất là ở ba vị trí khác nhau trên tấm mẫu. Nếu các kết quả có sai số lớn hơn một đơn vị, làm lại phép thử trên ba vị trí nữa.

Số đường cắt ở mỗi hướng của mạng lưới ít nhất là sáu đường.

Khoảng cách giữa các đường cắt phải bằng nhau và phụ thuộc vào độ dày màng, chủng loại nền như sau:

0 mm đến 60 mm cách nhau 1 mm đối với nền cứng;

0 mm đến 60 mm cách nhau 2 mm đối với nền mềm;

61 mm đến 120 mm cách nhau 2 mm đối với cả hai loại nền;

121 mm đến 250 mm cách nhau 3 mm đối với cả hai loại nền;

Thao tác

Đặt tấm mẫu lên một mặt phẳng cứng sao cho tấm mẫu không bị biến dạng trong khi thử.

Kiểm tra lưỡi cắt của dao, nếu không đủ sắc thì phải mài hoặc thay lưỡi.

Tỳ lưỡi dao lên bề mặt tấm mẫu và dùng thước kẻ các vết cắt lên màng với tốc độ không đổi. Tất

cả các vết cắt phải ăn sâu tới lớp nền của tấm mẫu, song song và cách nhau như đã quy định.

Bằng cách tương tự cắt các vết khác vuông góc với các vết cắt cũ, có số lượng bằng nhau sao  cho một mạng lưới các vết cắt được tạo ra.

Dùng chổi mềm quét nhẹ lên tấm mẫu, dọc theo các vết cắt vài lần về phía trước và vài lần về phía sau.

Đánh giá kết quả

Việc đánh giá kết quả được tiến hành như sau:

Quét ngay sau khi cắt xong, kiểm tra cẩn thận mạng lưới cắt dưới ánh sáng tự nhiên bằng mắt hoặc bằng kính lúp.

Độ bám dính được tính theo điểm theo Bảng 1 trong đó có 5 mức độ bám dính và minh họa kèm theo.

Đối với màng sơn nhiều lớp, ghi lại mặt tiếp xúc mà ở đó xuất hiện vệt tróc ra.

Phân loại độ bám theo kết quả thử

untitled

Từ khóa » Tiêu Chuẩn độ Bám Dính Của Sơn