Kiến Nghị Khôi Phục Quyền Lợi ông Nguyễn Việt Tiến
Có thể bạn quan tâm
- Thưa ông, vì sao Viện kiểm sát lại có quan điểm miễn trách nhiệm hình sự đối với ông Tiến trong khi cơ quan điều tra vẫn khẳng định ông Tiến có tội?
Ông Tiến bị khởi tố với 3 tội, trong đó có 2 tội cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Quá trình xem xét đánh giá, chúng tôi cho rằng, không đủ chứng cứ cấu thành tội phạm. Về tội danh thứ 3, thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, ông Tiến có trách nhiệm với tư cách là người quản lý khi để xảy ra vụ án tại PMU 18. Tuy nhiên, đánh giá tổng thể thì chưa đến mức độ phải truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Vây Viện kiểm sát tối cao thể hiện quan điểm khác với cơ quan điều tra từ giai đoạn nào, quá trình giám sát điều tra hay khi cơ quan công an ra kết luận đề nghị truy tố?
- Không phải đến bây giờ mới có những ý kiến khác nhau. Tuy nhiên, vụ án được khởi tố trong bối cảnh thông tin hoàn toàn bất lợi cho phía ông Tiến. Thời điểm ấy xảy ra vụ đánh bạc liên quan đến Bùi Tiến Dũng (Tổng giám đốc PMU 18). Thông tin ban đầu là đánh bạc khoảng 2 triệu USD. Cơ quan điều tra có quyền đặt vấn đề, Dũng lấy tiền đâu ra để đánh bạc, trong khi PMU18 là nơi quản lý các dự án có số tiền tới hàng nghìn tỷ đồng. Từ đó, người ta mới lần ra người tiền nhiệm của Dũng là ông Nguyễn Việt Tiến. Khi đó, tôi nghĩ rằng cơ quan điều tra đã khởi tố với ông Tiến, ngoài yếu tố về chứng cứ pháp lý, cũng có cả vấn đề về dư luận. Vào lúc đó, những ý kiến liên quan đến ông Tiến đi ngược lại xu hướng đó đều được coi là những tiếng nói lạc lõng.
- Ông đề cập "tiếng nói lạc lõng", như vậy có thể hiểu cơ quan tố tụng đã bị chi phối bởi áp lực dư luận?
- Luật phòng chống tham nhũng vừa ra đời, các thông tin tiêu cực cả về trách nhiệm cũng như cá nhân ông Tiến xuất hiện dồn dập. Trước bối cảnh như vậy, nếu có ai đó nói không khởi tố ông Tiến, người ta sẽ dễ đặt câu hỏi hoài nghi, tại sao lại nói như thế. Do đó, việc phê chuẩn khởi tố ông Tiến cũng là điều có thể hiểu được. Mới đây, khi quyết định cho ông Tiến tại ngoại cũng phải có sự đồng thuận tuyệt đối.
Tôi xin nói thật là ngay cả bây giờ, nói miễn truy cứu trách nhiệm hình sự với ông Tiến thì cũng phải bản lĩnh.
- VKS là cơ quan đã phê chuẩn quyết định khởi tố, bắt tạm giam ông Tiến, vậy trách nhiệm của Viện trong vấn đề này như thế nào, thưa ông?
Theo luật, tất cả những lệnh, quyết định, biện pháp tố tụng mà VKS đã có sự tham gia, phê chuẩn thì VKS phải có trách nhiệm. Đi sâu phân tích vụ án này, ngoài những cái được, cái chưa được chúng tôi sẽ xem xét trách nhiệm của mình.
Đến bây giờ, kết luận rằng ở cương vị thứ trướng, ông Tiến để xảy ra hậu quả nghiêm trọng như vậy thì có trách nhiệm chứ không phải không. Chỉ có điều, vụ án phức tạp, thời gian điều tra kéo dài, việc bắt tạm giam ông Tiến 18 tháng cũng cần phải đánh giá xem như vậy có quá cứng nhắc hay không, việc phối hợp trong điều tra xử lý vụ án thế nào. Tôi nghĩ rằng đây là vụ án khó.
- Trong tuần này, ông nói Viện kiểm sát tối cao sẽ ra quyết định đình chỉ vụ án, điều tra với ông Tiến. Vậy đi kèm với nó Viện sẽ kiến nghị gì với cơ quan chức năng?
- Trong quyết định đình chỉ, sẽ kiến nghị khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp cho ông Tiến, trả lại quyền công dân một cách đầy đủ. Còn về mặt hành chính, ông Tiến có tiếp tục là công chức hay không, có giữ chức vụ hay không... điều đó thuộc thẩm quyền của cơ quan hành chính.
- Ông Tiến bị khởi tố với 3 tội danh, tạm giam 18 tháng, giờ Viện kiểm sát miễn trách nhiệm hình sự. Vậy dư luận cũng có quyền đặt câu hỏi về khả năng bồi thường oan sai theo nghị quyết 388 của Ủy ban thường vụ Quốc hội, thưa ông?
- Về tội danh thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, tôi xin khẳng định là có cơ sở. Tuy nhiên, đây là trách nhiệm gián tiếp, trách nhiệm của người quản lý. Quá trình điều tra cũng không xác định được ông Tiến có hành vi tham ô, hơn nữa trong quá trình làm thứ trưởng, ông Tiến cũng có những đóng góp không nhỏ cho ngành giao thông. Cân nhắc các yếu tố đó, Viện kiểm sát sẽ miễn trách nhiệm hình sự theo điều 25. Do đó không có việc bồi thường án oan theo Nghị quyết 388.
- Trong lịch sử tố tụng đã có trường hợp nào xử lý cán bộ cấp cao ở mức độ quyết liệt như ông Tiến, nhưng sau đó thì miễn trách nhiệm hình sự chưa ?
- Tôi nghĩ ở tầm thứ trưởng hay chủ tịch tỉnh thì ông Tiến không phải là trường hợp duy nhất. Vụ án xử lý nhiều cán bộ cao cấp nhất là vụ Năm Cam: Chủ tịch Hội nhà báo Trần Mai Hạnh, thứ trưởng Bộ Công an Bùi Quốc Huy ...
Vấn đề ở chỗ là cảm hóa giáo dục để người ta trở thành công dân có ích. Mục đích cao thượng nhất của pháp luật ở chỗ đó. Trong ngành giao thông vận tải, tất nhiên có có thể có ý kiến ngược nhiều, nhưng nhiều người cho rằng ông Tiến là người có đóng góp lớn cho ngành giao thông. Là con người từ thực tiễn đi lên, có những quyết sách rất đúng trong xây dựng kết cấu hạ tầng của giao thông vận tải Việt Nam. Bây giờ chọn cách xử lý thế nào để thấu tình đạt lý, để họ thấy có sai phạm, vi phạm thì phải nhận trách nhiệm, nhưng vẫn có cơ hội đóng góp, cống hiến cho sự nghiệp chung.
- Trước khi xảy ra vụ án PMU 18, ông Tiến được đánh giá là "ngôi sao sáng", có nhiều cơ hội để giữ cương vị cao hơn. Nhưng sau 18 tháng tạm giam, dù có được miễn truy cứu, khôi phục quyền lợi nhưng ông nghĩ sao khi nói ông Tiến đã "lỡ chuyến tàu" của đời mình?
- Mỗi con người đều có những cơ hội nhất định, kể cả những công dân bình thường nhất. Nếu họ phải vướng vòng lao lý, điều đó tôi hiểu là rất đau khổ, tất nhiên là mức độ ảnh hưởng mỗi người là khác nhau. Qua vụ án này, tôi nghĩ, điều quan trọng nhất là không để xảy ra thêm những trường hợp "lỡ chuyến tàu cuộc đời".
Ông Nguyễn Việt Tiến, sinh năm 1950, bắt đầu tham gia công tác trong ngành giao thông từ năm 1972 với công việc tại Phòng quản lý đường xá Cục quản lý đường bộ. 11 năm sau, từ đội phó công trình, rồi tới đội trưởng... ông lên làm cán bộ Vụ tổ chức cán bộ Bộ Giao thông vận tải. Năm 1984-1985, ông Tiến học quản lý kinh tế tại Liên Xô. Về nước, ông làm Phó phòng tổng hợp Vụ Tổ chức cán bộ. Năm 1990-1992, sau khi kinh qua chức quyền giám đốc Trung tâm thống kê của Bộ, ông Tiến giữ ghế Vụ phó Vụ kế hoạch. Trong năm 1993, ông làm Phó tổng giám đốc Khu quản lý đường bộ II. Từ 1994 đến tháng 4/1998, ông được nâng lên là Tổng giám đốc Ban quản lý các dự án 18 (PMU 18). Sau đó, ông giữ chức Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải. Ngày 4/4/2006, ông Tiến bị bắt tạm giam. Cơ quan điều tra khởi tố với 3 tội danh. Ngày 3/10/2007 Viện kiểm sát đồng ý cho tại ngoại. |
Từ khóa » Nguyễn Việt Tiến Pmu18
-
Ông Nguyễn Việt Tiến 'trắng án' - VnExpress
-
Ông Nguyễn Việt Tiến được Khôi Phục Đảng - Báo Thái Nguyên
-
“Chân Dài” Của ông Nguyễn Việt Tiến (phần II) - Công An Nhân Dân
-
Ông Nguyễn Việt Tiến Bị Cách Chức Thứ Trưởng Bộ Giao Thông Vận Tải
-
Nguyên Thứ Trưởng Nguyễn Việt Tiến đã Chạy Chức Như Thế Nào?
-
Bắt Nguyên Thứ Trưởng Nguyễn Việt Tiến - Báo Thanh Niên
-
Vụ Cựu Thứ Trưởng Nguyễn Việt Tiến, Một Thách Thức Cho Báo Chí ...
-
Ông Nguyễn Việt Tiến Có Thể "trắng án" - Báo Tuổi Trẻ
-
Ông Nguyễn Việt Tiến đề Nghị được Phục Hồi Công Tác
-
Cựu Thứ Trưởng Nguyễn Việt Tiến được Mời Làm Cố Vấn
-
Cháu Ruột ông Nguyễn Việt Tiến Nói Gì? - Tiền Phong