Kiều Bào Hiến Kế Giúp TP.HCM Chống COVID-19 - Báo Tuổi Trẻ
Có thể bạn quan tâm
Các bệnh nhân F0 xuất viện tại Bệnh viện hồi sức COVID-19 (TP Thủ Đức) - Ảnh: TỰ TRUNG
Các chuyên gia người Việt tại nước ngoài đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm cụ thể, thiết thực về điều trị và giải pháp giúp giảm bớt sức ép cho hệ thống y tế tuyến đầu trong đại dịch COVID-19.
Bảo vệ F0 điều trị tại nhà
Ông Trần Trọng Hùng (kiều bào Ba Lan) - trưởng ban hỗ trợ và phòng chống COVID-19 cộng đồng người Việt Nam tại Ba Lan - chia sẻ kinh nghiệm "ba phao hỗ trợ" đã rất thành công ở Ba Lan gồm: Phòng triệt để, Chống ngay lập tức và Cấp cứu kịp thời.
Theo ông Hùng, đây là chiến lược tuần tự dựa trên khoa học đã thành công ở Ba Lan và ông tin cũng sẽ hữu hiệu ở Việt Nam. Phao phòng dịch không thể thiếu rèn luyện sức khỏe, suy nghĩ lạc quan, tăng cường sức khỏe và thực hiện 5K như tại Việt Nam.
Khi phòng thất bại thì "ôm phao" chống dịch ngay lập tức. Trường hợp nhiễm bệnh nhẹ, cần có thuốc hạ sốt, giảm đau, tránh bị nhiễm thêm bệnh khác khi đã mắc COVID-19. Người nhiễm cần báo ngay cho cơ quan y tế và cộng đồng thì không kỳ thị.
Các chuyên gia ở nhiều nước đồng thuận rằng việc bảo vệ hệ thống y tế, chăm sóc y tế tốt ở tuyến dưới, chăm sóc tại nhà với sự hỗ trợ của y tế cơ sở sẽ giúp giảm nhẹ gánh nặng cho tuyến đầu. Ngay từ đầu dịch, Ba Lan đã cho phép người bệnh nhẹ điều trị tại nhà.
Mỗi gia đình có nhiệt kế, máy đo nồng độ oxy máu, máy đo huyết áp để kiểm tra sức khỏe thường xuyên, đảm bảo các chỉ số sinh tồn trong kiểm soát theo hướng dẫn điều trị tại nhà. Ba Lan đã mua hàng trăm ngàn máy đo nồng độ oxy máu để phát cho người từ 55 tuổi trở lên.
Còn theo bác sĩ Vũ Ngọc Khuê (kiều bào Mỹ) - từng là bác sĩ phòng dịch của Viện Pasteur TP.HCM, chủng Delta đang khiến việc cách ly những người nhiễm với các thành viên gia đình khác gần như vô nghĩa.
Thực tế cho thấy khi gia đình có cả 2 vợ chồng cùng nhiễm bệnh, người khỏe hơn chăm người yếu hơn và họ đều vượt qua COVID-19 mà không cần nhập viện.
Việc cấp cứu kịp thời, đúng lúc đặc biệt quan trọng vì nếu cấp cứu sớm quá thì bệnh viện dễ quá tải. Cấp cứu kịp thời giải quyết được tâm lý lo lắng của bệnh nhân và thân nhân vì họ biết mình đã được hệ thống y tế bảo vệ.
Chiến lược toàn diện
Bác sĩ Khuê dẫn thông tin từ nghiên cứu của Đại học Florida (Mỹ) cho thấy khoảng cách 2m có thể hạn chế được phần lớn virus nhưng giọt bắn vẫn có thể văng xa đến 3 - 4m. Vì vậy, để chống COVID-19 hiệu quả, ở nhà là cách tốt nhất.
Tiến sĩ Nguyễn Đức Thái (kiều bào Mỹ) - người đồng sáng lập TransMed-Việt Nam - ghi nhận sự linh động của Việt Nam trong thực hiện xét nghiệm COVID-19 kết hợp giữa phương pháp PCR và xét nghiệm kháng nguyên nhanh. Theo ông, cần công nghệ xét nghiệm có độ nhạy và chính xác cao để tăng hiệu quả và giảm chi phí khi truy tìm F0 trong cộng đồng bằng xét nghiệm mẫu gộp.
Ông Trần Ngọc Phúc - kiều bào tại Nhật - cho rằng để bảo vệ người dân cách ly tại nhà, rất cần hướng dẫn chính thức về điều trị và giám sát bệnh nhân qua mạng hiệu quả. Ông đề xuất có nhóm y tế lưu động để chẩn đoán và chăm sóc bệnh nhân tự cách ly.
Tiến sĩ, bác sĩ Võ Toàn Trung (kiều bào Pháp) đồng tình với ý kiến này, cho rằng hướng dẫn điều trị bệnh nhân nhẹ và vừa tại nhà là rất cần thiết.
Hướng dẫn này nên được phổ biến đến các phường xã và tập huấn nhanh cho y bác sĩ tuyến cơ sở để họ chỉ dẫn bệnh nhân dùng thuốc. Người bệnh nhẹ hoặc vừa khi điều trị tại nhà tuyệt đối không dùng các thuốc chống viêm, chống đông máu tùy tiện.
Theo ông Trung, một trong những kinh nghiệm Việt Nam có thể tham khảo Pháp là tại Paris đã thành lập trung tâm mua sắm thiết bị y tế và đồ dùng cần thiết để mua sắm tiết kiệm, hiệu quả và đảm bảo đủ vật tư cho các bệnh viện.
Ngoài ra cần có một trung tâm điều hành các bệnh viện. Khi bệnh nhân chuyển nặng, họ không thể gọi 100 bệnh viện khác nhau mà chỉ cần gọi trung tâm này. Các chuyên gia cũng nhấn mạnh việc hỗ trợ vật chất với người F0 rất quan trọng để họ yên tâm cách ly, điều trị.
Đóng góp nhiều tài lực, trí lực chống dịch
Phát biểu tại tọa đàm, ông Phạm Quang Hiệu, thứ trưởng Bộ Ngoại giao, chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, ghi nhận sự đóng góp của kiều bào.
Từ khi dịch COVID-19 xảy ra, kiều bào đã gửi ít nhất 35 tỉ đồng cho công tác phòng chống dịch và 13,8 tỉ đồng cho quỹ vắc xin và công tác phòng chống dịch cùng nhiều vật tư y tế khác.
Cộng đồng kiều bào cũng gửi nhiều ý kiến góp ý, đề nghị hỗ trợ, đề xuất giải pháp cho Chính phủ ứng phó dịch bệnh COVID-19.
Hệ thống 5F trao quà 1,744 tỉ đồng góp sức chống COVID-19Thể hiện tinh thần hướng về cộng đồng, Hệ thống 5F vừa tiến hành trao gói quà tặng trị giá 1,744 tỉ đồng cho hệ thống y tế và người dân tại thành phố Thủ Dầu Một để hợp sức đẩy lùi dịch COVID-19.
Từ khóa » Hiến Kế Chống Dịch
-
Chuyên Gia, Nhà Khoa Học Hiến Kế Phòng, Chống Dịch Giai đoạn Mới
-
Góp ý, Hiến Kế Về Công Tác Chống Dịch Của Thành Phố
-
Hiến Kế Kịch Bản Thích ứng Với Dịch Bệnh Trong Giai đoạn Mới
-
Bộ Trưởng Bộ Y Tế Kêu Gọi Nhà Khoa Học "hiến Kế" Giải Pháp Chống ...
-
Cần Thơ: Kêu Gọi Nhân Dân Hiến Kế Phòng, Chống Dịch COVID -19
-
Hiệp Hội Doanh Nghiệp Hiến Kế Phòng, Chống Dịch Theo Điểm để ...
-
Góp ý, Hiến Kế Về Công Tác Chống Dịch Của Tỉnh
-
Bộ Trưởng Bộ Y Tế Kêu Gọi Nhà Khoa Học "hiến Kế" Chống Dịch Covid ...
-
Bộ Trưởng Bộ Y Tế Kêu Gọi Các Nhà Khoa Học Hiến Kế để Chiến Thắng ...
-
Đại Biểu Quốc Hội “hiến Kế” Thực Hiện Hiệu Quả Phòng, Chống Dịch ...
-
Cần Thơ: Kêu Gọi Nhân Dân Hiến Kế Phòng, Chống Dịch COVID -19
-
Các Chuyên Gia Hiến Kế Cần Thơ Phòng, Chống Dịch COVID-19
-
Lãnh đạo TP Cần Thơ Kêu Gọi Nhân Dân Hiến Kế Phòng Chống Dịch ...