Kinh Doanh Rượu Và Bí Quyết để Thành Công Rực Rỡ
Có thể bạn quan tâm
- Giới thiệu
- Sản phẩm Nhanh.POS Phần mềm quản lý bán hàng tối ưu cho từng ngành hàng Nhanh.Ship Cổng vận chuyển, thu hộ COD toàn quốc: GHN, Viettel Post, EMS, VietNam Post, J&T, Best, GHTK Dịch vụ Marketing Chăm sóc fanpage, gian hàng TMĐT, chạy quảng cáo, SEO, Backlink Nhanh.Web Tạo website bán hàng chuẩn SEO, responsive, tăng tốc bán hàng Nhanh.Ecom Bán hàng trên các sàn TMĐT: Lazada, Shopee, Tiki, Sendo Tin nhắn Zalo ZNS Dịch vụ nhắn tin chăm sóc khách hàng và marketing tự động qua Zalo Nhanh.Omnichannel Tổng hợp tất cả các dịch vụ: POS, Website, Vpage, Ecom và cổng vận chuyển Vpage.nhanh.vn Quản lý chat đa kênh: Facebook, Zalo OA, Instagram, Shopee, Lazada Ecomtax Dịch vụ kế toán, thuế chuyên biệt cho thương mại điện tử
- Khách hàng
- Bảng giá
- Bảng giá phần mềm
- Bảng giá website
- Bảng giá vận chuyển
- Bảng giá thiết bị
- Tin tức
- Thêm Hướng dẫn sử dụng phần mềm Thông báo từ ban quản trị Giới thiệu khách hàng Tuyển dụng
- Đăng nhập
- Nhanh.POS Phần mềm quản lý bán hàng
- Nhanh.Web Giải pháp thiết kế website bán hàng
- Omnichannel Phần mềm quản lý bán hàng đa kênh
- Nhanh.Ship Cổng vận chuyển, thu hộ COD toàn quốc
- Nhanh.Ecom Giải pháp bán hàng trên các sàn TMĐT
- Vpage.nhanh.vn Phần mềm quản lý bán hàng trên Facebook
- Dịch vụ Marketing Chăm sóc fanpage, gian hàng TMĐT, chạy quảng cáo, SEO, Backlink
- Tin nhắn Zalo ZNS Dịch vụ nhắn tin chăm sóc khách hàng và Marketing tự động Zalo
- Ecomtax Dịch vụ kế toán, thuế chuyên biệt cho thương mại điện tử
- - Bảng giá phần mềm
- - Bảng giá website
- - Bảng giá vận chuyển
- - Bảng giá phần cứng
- Thông báo từ ban quản trị
- Giới thiệu khách hàng
- Tuyển dụng
- Trang chủ
- Kiến thức kinh doanh
Kinh doanh rượu từ lâu là một ngành hàng có sức hút bởi từ xưa người dân đã tự nấu rượu và bán cho những người tiêu dùng khác quanh năm và đặc biệt là các dịp lễ tết người dân, lượng bán ra thường rất lớn khá lớn.. Tuy nhiên, để kinh doanh rượu thì cần một số vốn khá lớn khi mở một cửa hàng bán lẻ cùng các điều kiện khá phức tạp. Dù vậy, nếu là một người quan tâm và đặc biệt là có kiến thức trong về các loại rượu thì đây là một ý tưởng kinh doanh tốt và cũng rất đáng thử sức.
Nội dung chính [hide]
1. Có nên bán, kinh doanh rượu chính hãng
1.1. Đồ uống được sử dụng nhiều và phổ biến
1.2. Quà tặng đơn giản nhưng sang trọng
2. Các điều kiện để kinh doanh rượu
3. Thủ tục đăng ký kinh doanh
4. Các bước bắt đầu kinh doanh
4.1. Tìm hiểu thị trường
4.2. Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu
4.3. Xây dựng kế hoạch kinh doanh
4.4. Tìm kiếm nguồn cung có chất lượng
4.5. Trau dồi thêm kiến thức về các loại rượu
4.6. Sử dụng các nền tảng để bán hàng và quảng cáo
5. Các nguồn hàng
5.1. Xưởng sản xuất
5.2. Các nhà phân phối
6. Cách trang trí cửa hàng
6.1. Màu sắc của cửa hàng
6.2. Bố trí nội thất một cách khoa học
6.3. Tận dụng những món đồ có sẵn
1. Có nên bán, kinh doanh rượu chính hãng
1.1. Đồ uống được sử dụng nhiều và phổ biến
Đồ uống có cồn phổ biến
Trong một báo cáo được công bố vào năm 2018, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đánh giá mức tiêu thụ rượu, bia của người Việt là cao so với các quốc gia khác trong khu vực. Theo ước tính, trung bình mỗi người Việt trên 15 tuổi tiêu thụ 0,9 lít cồn nguyên chất trong một tháng. Và vào năm 2020 – khi dịch Covid – 19 diễn ra, báo cáo về kết quả khảo sát mức sống dân cư của Tổng cục Thống kê đã chỉ ra rằng lượng tiêu thụ rượu bia tăng mạnh so với các giai đoạn trước với 1,3 lít/người/tháng.
1.2. Quà tặng đơn giản nhưng sang trọng
Trong văn hóa phương Đông, các món quà đều mang ý nghĩa như một lời gửi gắm tình cảm của người tặng đến cho người được tặng, mong họ có được sức khỏe dồi dào. Rượu là một trong những món quà mà người Việt ưu chuộng sử dụng trong các dịp kỉ niệm quan trọng, bởi rượu mang đến nhiều ý nghĩa may mắn, tài lộc cũng như mong muốn người nhận có nhiều vui vẻ trong cuộc sống cùng gia đình và người thân của mình.
Từ xưa tới nay, mỗi khi có dịp gặp gỡ nhau, mọi người cũng thường sử dụng rượu để chúc mừng cũng như để làm quen, thân thiết với nhau hơn trong những bữa tiệc xã giao, buổi hội họp, gặp mặt, …
2. Các điều kiện để kinh doanh rượu
Rượu được đánh giá là mặt hàng có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng tương tự như thuốc lá và các đồ uống có chất kích thích khác nên được xếp vào loại hàng hóa đặc biệt. Vì vậy, kinh doanh rượu là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, phải đáp ứng các yêu cầu bắt buộc và tuân thủ thực hiện các thủ tục có liên quan do pháp luật quy định nếu có mong muốn kinh doanh ngành hàng hóa này.
Các điều kiện để kinh doanh bán lẻ rượu được quy định tại điều 13 Nghị định số 105/ 2017/ NĐ – CP quy định về điều kiện bán lẻ rượu, bao gồm các khoản:
- Là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật.
- Có quyền sử dụng hợp pháp địa điểm kinh doanh cố định, địa chỉ rõ ràng.
- Có văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu hoặc thương nhân bán buôn rượu.
- Rượu dự kiến kinh doanh phải đảm bảo điều kiện về an toàn thực phẩm theo quy định.
- Bảo đảm tuân thủ đầy đủ các yêu cầu điều kiện về phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường theo quy định.
Xem thêm:
Mở cửa hàng kinh doanh bán lẻ bia có cần giấy phép không?
3. Thủ tục đăng ký kinh doanh
Theo tham khảo từ website của Luật Việt Nam về thủ tục cấp phép bán lẻ rượu, dưới đây, chúng tôi cung cấp một số thông tin mà chúng tôi tìm hiểu được.
Bước 1: Để bắt đầu hoạt động kinh doanh rượu của mình, người bán cần thành lập doanh nghiệp, hộ kinh doanh hay hợp tác xã có đăng ký ngành nghề kinh doanh rượu nếu trước đó chưa thành lập hoặc thuộc các loại hình trên.
Việc đầu tiên phải làm đó là đăng ký thành lập doanh nghiệp, hộ kinh doanh, hợp tác xã có đăng ký ngành nghề kinh doanh bán lẻ đồ uống trong các cửa hàng chuyên doanh.
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ
Để hạn chế việc kéo dài thời gian cũng như tốn công sức đi lại do thiếu giấy tờ được yêu cầu, trước khi tới cơ quan có thẩm quyền người bán cần chuẩn bị đầy đủ 1 bộ hồ sơ bao gồm những loại giấy tờ quy định tại Điều 23 Nghị định 105/2017/NĐ-CP:
- Đơn đề nghị cấp Giấy phép bán lẻ rượu (theo mẫu ban hành kèm Nghị định 105/2017/NĐ-CP);
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh (bản sao);
- Hợp đồng thuê/mượn hoặc tài liệu chứng minh quyền sử dụng hợp pháp cơ sở dự kiến làm địa điểm bán lẻ (bản sao);
- Văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu hoặc thương nhân bán buôn rượu (Bản sao);
- Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm (đối với rượu chưa có quy chuẩn kỹ thuật) của các sản phẩm rượu dự kiến kinh doanh (bản sao);
- Bản cam kết do thương nhân tự lập, trong đó nêu rõ nội dung thương nhân bảo đảm tuân thủ đầy đủ các yêu cầu điều kiện về phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật tại các địa điểm bán lẻ rượu.
Bước 3: Nộp và sửa đổi bổ sung hồ sơ (nếu được yêu cầu)
Người bán cần nộp bộ hồ sơ đã chuẩn bị tới phòng Kinh tế thuộc UBND cấp quận, huyện, thị xã nơi đặt cơ sở kinh doanh theo đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp để hoàn thành thủ tục đăng ký kinh doanh.
Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, hồ sơ bị sót giấy tờ theo yêu cầu hoặc hồ sơ chưa hợp lệ, người bán cần bổ sung các giấy tờ được cơ quan có chức năng yêu cầu nộp lại, thông thường các cơ quan chức năng sẽ yêu cầu sửa đổi bổ sung trong vòng 3 ngày.
Bước 4: Nộp phí và lệ phí
Đăng ký kinh doanh yêu cầu các doanh nghiệp, các cá nhân cần nộp một khoản phí nhất định. Trong hoạt động đăng ký kinh doanh rượu, người bán cần nộp 2 khoản tiền bao gồm phí thẩm định kinh doanh và lệ phí cấp Giấy phép kinh doanh.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 4 Thông tư 168/2016/TT-BTC quy định về mức phí thẩm định khi đăng ký kinh doanh bán lẻ rượu như sau:
Điều 4. Mức thu phí, lệ phí
1. Tại khu vực thành phố trực thuộc trung ương và khu vực thành phố, thị xã trực thuộc tỉnh:
…..
b) Mức thu phí thẩm định kinh doanh hàng hoá, dịch vụ kinh doanh có điều kiện thuộc lĩnh vực thương mại đối với chủ thể kinh doanh là tổ chức, doanh nghiệp là 1.200.000 đồng/điểm kinh doanh/lần thẩm định.
c) Mức thu phí thẩm định kinh doanh hàng hoá, dịch vụ kinh doanh có điều kiện thuộc lĩnh vực thương mại đối với chủ thể kinh doanh là hộ kinh doanh, cá nhân là 400.000 đồng/điểm kinh doanh/lần thẩm định.
Ngoài ra, lệ phí cấp Giấy phép kinh doanh rượu là 200.000 đồng/giấy/lấn cấp.
Bước 5: Nhận kết quả
Sau 10 ngày kể từ ngày tiếp nhận đầy đủ bộ hồ sơ xin giấy phép bán lẻ rượu hợp lệ, cơ quan chức năng sẽ cấp giấy phép cho cơ sở kinh doanh.
Đọc thêm: Mở cửa hàng bán lẻ bia có cần giấy phép không
4. Các bước bắt đầu kinh doanh
4.1. Tìm hiểu thị trường
Đây là công việc người bán cần làm đầu tiên khi có ý định kinh doanh. Bắt đầu kinh doanh cần nghiên cứu rất nhiều vấn đề: về sản phẩm như đặc điểm của sản phẩm xem xét sản phẩm của mình có được thị trường tiếp nhận hay không, ưu và nhược điểm khi kinh doanh loại mặt hàng này; về địa chỉ đặt cửa hàng như: nên đặt cửa hàng ở vị trí nào để thu hút khách hàng, để nhập hàng tiện lợi nhất; khảo sát các đối thủ cạnh tranh về đặc điểm, phân tích thị phần trên thị trường từ đó đánh giá ưu nhược điểm của cả đối thủ cũng như của mình, phân tích thị trường tiềm năng sản phẩm của mình để đưa ra các phương án tốt nhất cho hoạt động kinh doanh của mình, đưa ra sự khác biệt cho sản phẩm cũng như cung cấp dịch vụ tốt nhất đến cho khách hàng của mình.
4.2. Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu
Đối với từng người bán, khách hàng mục tiêu của họ là khác nhau bởi mục đích bán hàng là khác nhau từ đó các mặt hàng hay sản phẩm mà người bán cung cấp ra thị trường là khác nhau. Chính vì vậy, người bán cần xác định rõ đối tượng mà mình muốn cung cấp sản phẩm là ai, có đặc điểm gì, mức thu nhập của họ như thế nào, họ có thể chi ra bao nhiêu tiền để mua loại sản phẩm mà mình cung cấp. Điều này không chỉ giúp người bán xác định được loại sản phẩm bán ra, giá cả, chi phí vận chuyển cũng như cách thức để nhanh chóng tiếp cận một lượng khách hàng mục tiêu và khách hàng tiềm năng.
4.3. Xây dựng kế hoạch kinh doanh
Để đi vào chi tiết việc kinh doanh, người bán cần xây dựng một kế hoạch để xác định các công việc cần phải làm. Người bán cần xác định và xây dựng mô hình kinh doanh dựa trên những phân tích các yếu tố thị trường từ phía trên, người bán nên phân tích một cách khách quan và chi tiết nhất có thể để có thể đưa ra các phương án cũng như hướng đi kinh doanh một cách chính xác nhất.
Chủ cửa hàng cần lên kế hoạch về các loại rượu mà người bán có thể cung cấp ra thị trường với sản phẩm chính hãng và dịch vụ bán hàng có chất lượng, về giá cả bán ra khi đến tay người tiêu dùng cuối cùng hay cung cấp cho các nhà hàng, quán ăn khác. Người bán cũng cần tham khảo về hoạt động quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội, phương tiện truyền thông,… để quảng cáo sản phẩm và tăng độ nhận diện hơn của thương hiệu đối với khách hàng mục tiêu và khách hàng tiềm năng.
Có thể bạn quan tâm:
Top 5 điều cần biết trước khi mở cửa hàng bán rượu ngâm
4.4. Tìm kiếm nguồn cung có chất lượng
Để tiến hàng kinh doanh tốt nhất, các cửa hàng cần tìm kiếm nguồn cung cấp sản phẩm không chỉ chính hãng mà còn cần đảm bảo chất lượng trên tất cả các sản phẩm. Bởi các cửa hàng là các nhà phân phối nên khi sản phẩm đến tay người tiêu dùng thì các cửa hàng phải chịu trách nhiệm cho toàn bộ sản phẩm mình cung cấp ra thị trường đối với khách hàng. Để hạn chế các rủi ro này thì khi tìm kiếm và nhập nguồn hàng thì các cửa hàng cần kiểm tra một cách kỹ lưỡng để làm giảm tỷ lệ, số lượng sản phẩm kém chất lượng trước khi đặt lên kệ bán hàng. Điều này không chỉ đảm bảo cho việc kinh doanh mà còn xây dựng lòng tin vững chắc cho khách hàng mới và khách hàng thân thiết.
4.5. Trau dồi thêm kiến thức về các loại rượu
Không chỉ có các nhà sản xuất cần thay đổi, tìm kiếm và sáng tạo ra sản phẩm mới mà ngay cả những cửa hàng cũng cần trau dồi kiến thức để mang lại thông tin đúng hơn và đưa ra lời khuyên tốt nhất đến cho khách hàng bởi không phải vị khách nào cũng có kiến thức về các loại rượu nên họ cần đến những người có nhiều lượng kiến thức về lĩnh vực này để đưa ra các lời khuyên để từ đó quyết định mua loại sản phẩm nào. Bên cạnh đó, các sản phẩm mới liên tục được ra đời nên người bán cũng cần cập nhật những kiến thức mới để hiểu hơn về loại rượu mà mình bán ra.
4.6. Sử dụng các nền tảng để bán hàng và quảng cáo
Với sự phổ biến của Internet cũng như mạng xã hội, người bán có thể đưa các sản phẩm của mình đến nhiều người hơn không chỉ thông qua quảng cáo trên phương tiện truyền thông một cách truyền thống mà còn có thể tận dụng mạng xã hội như Facebook, Instagram, Zalo và xây dựng các website để bán hàng online. Nhờ các công cụ quảng cáo này, người bán có thể bán hàng dễ dàng hơn, chẳng hạn như trên Facebook, người bán có thể sử dụng các tiện ích được thiết lập sẵn như fanpage, group bán hàng hay một tiện ích đặc biệt dành cho các người bán sử dụng Facebook là Marketplace. Với các hình thức bán hàng khác nhau, điều quan trọng nhất là người bán cần tìm hiểu các cách bán hàng sao cho có hiệu quả nhất để không lãng phí những nguồn tài nguyên không dễ có này.
Dùng thử miễn phí phần mềm quản lý bán hàng Nhanh.vn - Quản lý doanh thu, đơn hàng, nhân viên chỉ với 8k/ngày
5. Các nguồn hàng
5.1. Xưởng sản xuất
Xưởng sản xuất
Nguồn được cho là có giá cả tốt nhất chính là từ các xưởng sản xuất, người bán không cần chi trả cho các lần qua tay sản phẩm của các nhà phân phối khác. Ở đây, người bán có thể nhận được sản phẩm với giá rẻ và đã tính chi phí vận chuyển đến cửa hàng.
- Trong nước:
Các sản phẩm nội địa hoặc được sản xuất, chế biến hoặc đóng chai trong nước thường dễ dàng hơn đối với người bán bởi các thủ tục đơn giản hơn khá nhiều cũng như khoảng cách vận chuyển ngắn hơn là lợi thế khi vận chuyển đến kho của các cửa hàng bán lẻ. Bên cạnh đó, các hợp đồng, thảo luận cũng dễ dàng hơn khi các bên có thể gặp mặt nhau trực tiếp để đàm phán và trao đổi mong muốn của các bên.
- Nước ngoài:
Các sản phẩm ngoại nhập được đánh giá cao về chất lượng cũng như cách vận chuyển chuyên nghiệp để giữ cho từng chai rượu đảm bảo nhất cho đến khi tới tay khách hàng. Ngoài ra, xu hướng ưu chuộng hàng ngoại của người tiêu dùng Việt Nam cũng là lợi thế cho các loại rượu nhập từ nước ngoài đặc biệt là các dòng sản phẩm có tiếng đến từ Ý, Mỹ, Argentina,…
5.2. Các nhà phân phối
Các cửa hàng bán lẻ thường chọn các nhà phân phối cung cấp cho mình. Đa phần lý do đến từ dịch vụ cung cấp hàng hóa của mình. Các khâu nhập sản phẩm từ kho trong nước và kho từ nước ngoài đều cần mang tính chuyên nghiệp để các chai rượu không bị hỏng, vỡ cũng như các tác động khách quan đến chất lượng của chai rượu. Các cửa hàng bán lẻ có thể bớt lo lắng về việc vận chuyển từ các xưởng sản xuất đến kho trữ rượu một cách an toàn nhất, từ đó giảm số lượng sản phẩm hỏng và phải bỏ đi, không chỉ gây ra thiệt hại về kinh tế mà còn gây ra những lãng phí không cần thiết.
6. Cách trang trí cửa hàng
Các cửa hàng rượu thông thường lựa chọn thuê thiết kế để có thể tạo ra một không gian tuyệt vời đến cho những vị khách ưa chuộng các loại rượu. Tuy nhiên, nếu là một cửa hàng nhỏ, người bán có thể tham khảo một số ý kiến dưới đây:
Để trang trí cho cửa hàng của mình có tính chuyên môn và đẹp mắt, người bán cần phải hiểu rõ về các loại rượu cũng như về xuất xứ các loại rượu trên thế giới để thiết kế nội thất có tính đặc thù riêng cho mỗi loại rượu hay mỗi dòng sản phẩm cùng loại.
6.1. Màu sắc của cửa hàng
Màu sắc cửa hàng
Mặt tiền bên ngoài của cửa hàng có thể lấy màu nâu đỏ và vàng để làm màu trang trí, màu nâu đỏ làm nền ngoài mặt tiền tôn lên vẻ ngoài sang trọng của cửa hàng; màu vàng để trang trí cho những thông tin về cửa hàng để làm sáng và cung cấp đầy đủ thông tin cho khách hàng.
Bên trong cửa hàng có thể sử dụng màu đen và đỏ làm tông màu chính mang lại cảm giác cuốn hút, mộc mạc nhưng lịch sự, thanh thoát.
6.2. Bố trí nội thất một cách khoa học
Đây là điều cơ bản và cũng quan trọng nhất, việc bố trí tổ chức nội thất nên gọn gàng và giảm sự phức tạp đem lại cho không gian thông thoáng và tiết kiệm chi phí của các vật dụng không cần thiết phía trong cửa hàng. Tuy nhiên, các cửa hàng cũng cần có một khối lớn trưng bày các chai rượu để tạo điểm nhấn thu hút khách hàng.
6.3. Tận dụng những món đồ có sẵn
Người bán cần tận dụng những vật dụng cũ có sẵn như chai lọ, đĩa CD,… để trang trí tạo ấn tượng, không chỉ giảm chi phí mà còn mang đến cho khách hàng một thái độ thân thiện với môi trường khi giảm lượng rác xả ra.
Trên đây là những chia sẻ từ Nhanh.vn về kinh doanh cửa hàng bán các loại rượu. Hy vọng bài viết giúp ích được cho bạn. Chúc bạn thành công!
5/5 (1 vote) Tags:Xem thêm:
5 điều cần biết trước khi mở cửa hàng bán rượu ngâmMở quán bia hơi cần chuẩn bị những gì?
Nhanh.vn - Phần mềm bán hàng đa kênh
Tốt nhất, được sử dụng nhiều nhất
Hơn 100.000 cửa hàng đã tin dùng
Dùng thử miễn phí Bài viết liên quan- [TẢI NGAY] File quản lý công nợ bằng Excel miễn phí năm 2025
- [REVIEW] 12 mặt hàng BÁN CHẠY ở nông thôn, đắt khách nhất
- [Từ A đến Z] 10 cách bán hàng online cho người mới bắt đầu
- Cửa hàng thời trang
- Cửa hàng tạp hóa
- Cửa hàng mẹ và bé
- Cửa hàng điện thoại, điện máy
- Cửa hàng vật liệu xây dựng
- Cửa hàng mỹ phẩm
- Cửa hàng nội thất
- Quản lý siêu thị mini
- Cửa hàng nhà sách
- Cửa hàng hoa và quà
Bài viết mới nhất
Nhà thuốc Ngọc Anh – nhà thuốc online uy tín, chất lượng, đáng tin cậy
[TẢI NGAY] File quản lý công nợ bằng Excel miễn phí năm 2025
[REVIEW] 12 mặt hàng BÁN CHẠY ở nông thôn, đắt khách nhất
[Từ A đến Z] 10 cách bán hàng online cho người mới bắt đầu
Bài viết xem nhiều
Tổng hợp các công thức tính phần trăm (%) tăng giảm giá sản phẩm
Kho BN A/B Mega SOC ở đâu? Hàng đến kho khi nào nhận được?
[MỚI NHẤT] Gửi hàng qua Bưu Điện 1kg mất bao nhiêu tiền?
Kho BW SOC ở đâu? Đơn hàng đã đến kho BW SOC sau bao lâu nhận hàng?
Phần mềm quản lý bán hàng
- Cửa hàng thời trang
- Cửa hàng tạp hóa
- Cửa hàng mẹ và bé
- Cửa hàng điện thoại, điện máy
- Cửa hàng vật liệu xây dựng
- Cửa hàng mỹ phẩm
- Cửa hàng nội thất, gia dụng
- Quản lý siêu thị mini
- Cửa hàng nhà sách
- Cửa hàng hoa và quà
Tin tức mới
- 55+ STT bán hàng Độc Lạ, Hài Hước, Tương Tác Cao cho ngày mới
- Bán hàng đa kênh thì chỉ nên dùng 1 trong 10 phần mềm này để quản lý, đừng dùng các phần mềm khác
- Top 10 phần mềm bán hàng trên máy tính tốt nhất
Tổng đài hỗ trợ
1900.2812
Email: contact@nhanh.vn
CÔNG TY CỔ PHẦN NHANH.VN
Địa chỉ: 102 Thái Thịnh, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
Số Giấy CNĐKDN: 0108824877, đăng kí lần đầu ngày 17/07/2019. Nơi cấp: Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội - Phòng đăng kí kinh doanh
Địa chỉ văn phòng:
Toà nhà GP Invest, 170 La Thành, Đống Đa, Hà Nội
Tầng 3, Số 70 Lữ Gia, Phường 15, Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh
Tài khoản ngân hàng:
Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong (TPBank)
Số tài khoản: 22823456666
Chủ tài khoản: Công ty cổ phần Nhanh.vn
Tải mobile app: Nhanh.vn
Chính sách và điều khoản sử dụngTài liệu cho developer
API DocumentationLĩnh vực kinh doanh:
- Phần mềm quản lý bán hàng
- Thiết kế website
- Cổng vận chuyển
Điều khoản và chính sách và chính sách sử dụng các dịch vụ phần mềm
- Quy định sử dụng dịch vụ
- Chính sách quyền riêng tư
Quy định dành cho Sàn GDTMĐT – Dịch vụ vận chuyển
- Quy chế hoạt động
- Chính sách bảo mật dịch vụ
- Quy trình giải quyết, tranh chấp khiếu nại
Từ khóa » Hàng Rượu Là Gì
-
Rượu Là Gì? - Hỏi đáp Pháp Luật
-
Rượu Là Gì? - Ngân Hàng Pháp Luật
-
Rượu Thuộc Dạng Mặt Hàng Nào - Ngân Hàng Pháp Luật
-
Mở Cửa Hàng Rượu - Những Yếu Tố Quan Trọng Bạn Cần Nắm Vững
-
Những Nguyên Tắc Kinh Doanh Rượu Theo Quy định Pháp Luật
-
Kinh Doanh Cửa Hàng Rượu Cần Những Giấy Tờ Gì?
-
Rượu Là Mặt Hàng Hạn Chế Kinh Doanh Hay Kinh Doanh Có điều Kiện?
-
Triển Vọng Xuất Khẩu Mặt Hàng Rượu Trong Bối Cảnh Mới
-
Những Nhà Hàng Hầm Rượu Ngon, Nổi Tiếng ở Sài Gòn - Vincom
-
Những Thông Tin Cần Biết Khi Làm Thủ Tục Nhập Khẩu Rượu Vang
-
Thủ Tục Xin Cấp Phép Bán Lẻ Rượu Cụ Thể Như Thế Nào? - LuatVietnam
-
Thủ Tục Xin Cấp Giấy Phép Bán Lẻ Rượu Theo Quy định Mới 2022
-
ĐIỀU KIỆN KINH DOANH, BÁN LẺ RƯỢU - Luật Đồng Khánh