Thủ Tục Xin Cấp Phép Bán Lẻ Rượu Cụ Thể Như Thế Nào? - LuatVietnam
Có thể bạn quan tâm
Trả lời:
1. Muốn bán lẻ rượu phải đăng ký với cơ quan chức năng?
Cũng như các mặt hàng khác có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người tiêu dùng như thuốc lá, các đồ uống có chất kích thích khác thì rượu cũng là một trong những loại hàng hóa đặc biệt đó.
Do vậy, việc kinh doanh rượu nói chung là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Bởi vậy, nếu muốn kinh doanh rượu thì phải đáp ứng điều kiện bắt buộc và thực hiện thủ tục đăng ký với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Cụ thể, theo điểm c khoản 1 Điều 25 Nghị định 105/2017/NĐ-CP thì với hoạt động kinh doanh bán lẻ rượu thì các cơ sở kinh doanh phải thực hiện việc đăng ký tại Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và hạ tầng thuộc UBND cấp quận, huyện, thị xã.
2. Phân biệt “bán lẻ rượu” và các loại hình kinh doanh rượu khác
Để không nhầm lẫn khi thực hiện đăng ký kin doanh, các doanh nghiệp cần phải phân biệt chính xác các hoạt động kinh doanh bán lẻ rượu với các loại hình kinh doanh rượu khác.
Kinh doanh rượu gồm nhiều loại hình như: Sản xuất rượu công nghiệp, sản xuất rượu thủ công, phân phối rượu, bán buôn rượu, bán lẻ rượu, bán rượu tiêu dùng tại chỗ. Trong đó, bán lẻ rượu chỉ là một trong số nhiều loại hình kinh doanh rượu mà pháp luật Việt Nam cho phép và có thể hiểu đây là việc một thương nhân nhập hàng hóa là rượu từ những nhà sản xuất rượu và cung cấp cho những khách hàng thứ cấp.
Đặc biệt, để phân biệt bán lẻ rượu với hoạt động bán buôn rượu thì căn cứ vào số lượng hàng hóa bán ra cho mỗi khách hàng. Để phân biệt hoạt động bán lẻ rượu và bán rượu tiêu dùng tại chỗ thì dựa vào cách thức của người khách hàng sử dụng rượu.
3. Điều kiện kinh doanh bán lẻ rượu
Như đã nói, kinh doanh bán lẻ rượu là một hoạt động kinh doanh có điều kiện. Vì vậy, để được phép kinh doanh thì phải đáp ứng các điều kiện nêu tại Điều 13 Nghị định 105/2017/NĐ-CP:
Điều 13. Điều kiện bán lẻ rượu
1. Là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật.
2. Có quyền sử dụng hợp pháp địa điểm kinh doanh cố định, địa chỉ rõ ràng.
3. Có văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu hoặc thương nhân bán buôn rượu.
4. Rượu dự kiến kinh doanh phải bảo đảm điều kiện về an toàn thực phẩm theo quy định.
5. Bảo đảm tuân thủ đầy đủ các yêu cầu điều kiện về phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường theo quy định.
4. Thủ tục thực hiện
Bước 1: Thành lập doanh nghiệp, hộ kinh doanh, hợp tác xã có đăng ký ngành nghề kinh doanh rượu (nếu trước đó chưa phải là các loại hình nêu trên)
Việc đầu tiên phải làm đó là đăng ký thành lập doanh nghiệp, hộ kinh doanh, hợp tác xã có đăng ký ngành nghề kinh doanh bán lẻ đồ uống trong các cửa hàng chuyên doanh. Dựa theo căn cứ tại Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg thì mã ngành này là 4723 – 47230.
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ
Chuẩn bị đầy đủ 1 bộ hồ sơ bao gồm những loại giấy tờ quy định tại Điều 23 Nghị định 105/2017/NĐ-CP:
- Đơn đề nghị cấp Giấy phép bán lẻ rượu (theo mẫu ban hành kèm Nghị định 105/2017/NĐ-CP);
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh (bản sao);
- Hợp đồng thuê/mượn hoặc tài liệu chứng minh quyền sử dụng hợp pháp cơ sở dự kiến làm địa điểm bán lẻ (bản sao);
- Văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu hoặc thương nhân bán buôn rượu (Bản sao);
- Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm (đối với rượu chưa có quy chuẩn kỹ thuật) của các sản phẩm rượu dự kiến kinh doanh (bản sao);
- Bản cam kết do thương nhân tự lập, trong đó nêu rõ nội dung thương nhân bảo đảm tuân thủ đầy đủ các yêu cầu điều kiện về phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật tại các địa điểm bán lẻ rượu.
Bước 3: Nộp và sửa đổi bổ sung hồ sơ (nếu được yêu cầu)
Nộp bộ hồ sơ đã chuẩn bị tới phòng Kinh tế thuộc UBND cấp quận, huyện, thị xã nơi đặt cơ sở kinh doanh theo đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp.
Nếu hồ sơ chưa hợp lệ, cơ quan chức năng sẽ yêu cầu sửa đổi bổ sung trong vòng 3 ngày.
Bước 4: Nộp phí và lệ phí
Căn cứ theo khoản 1 Điều 4 Thông tư 168/2016/TT-BTC quy định về mức phí thẩm định khi đăng ký kinh doanh bán lẻ rượu như sau:
Điều 4. Mức thu phí, lệ phí
1. Tại khu vực thành phố trực thuộc trung ương và khu vực thành phố, thị xã trực thuộc tỉnh:
…..
b) Mức thu phí thẩm định kinh doanh hàng hoá, dịch vụ kinh doanh có điều kiện thuộc lĩnh vực thương mại đối với chủ thể kinh doanh là tổ chức, doanh nghiệp là 1.200.000 đồng/điểm kinh doanh/lần thẩm định.
c) Mức thu phí thẩm định kinh doanh hàng hoá, dịch vụ kinh doanh có điều kiện thuộc lĩnh vực thương mại đối với chủ thể kinh doanh là hộ kinh doanh, cá nhân là 400.000 đồng/điểm kinh doanh/lần thẩm định.
Ngoài ra, lệ phí cấp Giấy phép kinh doanh rượu là 200.000 đồng/giấy/lấn cấp.
Bước 5: Nhận kết quả
Sau 10 ngày kể từ ngày tiếp nhận đầy đủ bộ hồ sơ xin giấy phép bán lẻ rượu hợp lệ, cơ quan chức năng sẽ cấp giấy phép cho cơ sở kinh doanh.
Từ khóa » Hàng Rượu Là Gì
-
Rượu Là Gì? - Hỏi đáp Pháp Luật
-
Rượu Là Gì? - Ngân Hàng Pháp Luật
-
Rượu Thuộc Dạng Mặt Hàng Nào - Ngân Hàng Pháp Luật
-
Mở Cửa Hàng Rượu - Những Yếu Tố Quan Trọng Bạn Cần Nắm Vững
-
Những Nguyên Tắc Kinh Doanh Rượu Theo Quy định Pháp Luật
-
Kinh Doanh Cửa Hàng Rượu Cần Những Giấy Tờ Gì?
-
Rượu Là Mặt Hàng Hạn Chế Kinh Doanh Hay Kinh Doanh Có điều Kiện?
-
Triển Vọng Xuất Khẩu Mặt Hàng Rượu Trong Bối Cảnh Mới
-
Những Nhà Hàng Hầm Rượu Ngon, Nổi Tiếng ở Sài Gòn - Vincom
-
Kinh Doanh Rượu Và Bí Quyết để Thành Công Rực Rỡ
-
Những Thông Tin Cần Biết Khi Làm Thủ Tục Nhập Khẩu Rượu Vang
-
Thủ Tục Xin Cấp Giấy Phép Bán Lẻ Rượu Theo Quy định Mới 2022
-
ĐIỀU KIỆN KINH DOANH, BÁN LẺ RƯỢU - Luật Đồng Khánh