Những Thông Tin Cần Biết Khi Làm Thủ Tục Nhập Khẩu Rượu Vang
Có thể bạn quan tâm
Bạn đang muốn nhập khẩu rượu vang về Việt Nam nhưng không biết cần phải làm những thủ tục gì? Hãy đến với công ty Luật Việt Tín, chúng tôi sẽ hướng dẫn, tư vấn và hỗ trợ quý khách hàng làm thủ tục nhập khẩu rượu vang cũng như công bố sản phẩm ra thị trường.
Rượu vang là một trong những mặt hàng đặc biệt khi nhập khẩu về Việt Nam. Để nhập khẩu rượu vang cần phải qua một quá trình làm thủ tục hải quan xuất nhập khẩu, giấy tờ khá phức tạp. Mặt hàng này yêu cầu rất nhiều giấy phép con chuyên ngành nên được quản lý rất chặt chẽ từ khâu cấp phép đầu vào cho đến khâu thực hiện hậu kiểm trong quá trình lưu thông hàng hóa.
Do đó, các doanh nghiệp muốn nhập khẩu mặt hàng này phải xây dựng cho mình chiến lược kinh doanh cũng như một kế hoạch chi tiết và dự trù về thời gian hoàn thành các thủ tục pháp lý xin cấp giấy phép con. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thủ tục nhập khẩu rượu vang về thị trường Việt Nam.
Quy định pháp luật về việc nhập rượu vang về Việt Nam
Căn cứ Điều 20 Nghị định 94/2012/NĐ-CP ngày 12/11/2012 của Chính phủ quy định về sản xuất, kinh doanh rượu quy định:
Điều 20.Nhập khẩu rượu
- Rượu nhập khẩu gồm có rượu thành phẩm đóng chai, hộp, thùng… để tiêu thụ ngay. Rượu dưới dạng phụ liệu và bán thành phẩm dùng để pha chế thành rượu thành phẩm tại Việt Nam.
- Phải có chứng từ rượu nhập khẩu hợp pháp theo quy định hiện và thực hiện quy định tại Điều 15 của Nghị định này về dán tem rượu nhập khẩu.
- Theo quy định tại Điều 14 của Nghị định này về rượu nhập khẩu phải ghi nhãn hàng hóa và các quy định khác có liên quan.
- Doanh nghiệp có giấy phép kinh doanh và phân phối rượu mới được nhập khẩu rượu trực tiếp và chịu trách nhiệm về chất lượng, an toàn thực phẩm. Doanh nghiệp nhập khẩu rượu phụ liệu và bán thành phẩm dùng để pha chế thành rượu thành phẩm chỉ được bán cho những doanh nghiệp có giấy phép sản xuất rượu.
- Doanh nghiệp nếu có giấy phép sản xuất rượu công nghiệp thì được phép nhập khẩu rượu trực tiếp hoặc được phép ủy thác nhập khẩu rượu phụ liệu và bán thành phẩm để pha chế thành rượu thành phẩm.
- Rượu được nhập khẩu phải đăng ký bản công bố hợp quy tại cơ quan có thẩm quyền trước khi nhập khẩu và được cấp “Thông báo kết quả xác nhận là thực phẩm đã đạt yêu cầu nhập khẩu” với từng lô hàng theo quy định hiện hành.
- Rượu được nhập khẩu về Việt Nam qua các cửa khẩu quốc tế. Ngoài những chứng từ xuất trình cho cơ quan hải quan khi làm thủ tục nhập khẩu thì doanh nghiệp phải xuất trình thêm giấy chỉ định hoặc ủy quyền là nhà phân phối, nhập khẩu chính hãng của nơi sản xuất hoặc hợp đồng đại lý của nhà sản xuất, hãng, kinh doanh mặt hàng đó.”
Như vậy, để được phép nhập khẩu rượu thì các doanh nghiệp phải đáp ứng đủ các điều kiện quy định trên.
Xem thêm: Dịch vụ đăng ký công bố hợp quy rượu Cognac nhập khẩu
Những thông tin cần biết khi nhập khẩu rượu vang
HS code rượu
Xác định mã HS code để có thể biết được mức thuế nhập khẩu, thuế GTGT và các loại thuế khác (nếu có). Từ đó, quý khách sẽ biết được mức giá khi nhập khẩu rượu vang như thế nào?
Với mặt hàng rượu vang, các loại thuế khá cao, cụ thể như sau:
Mã hs code của rượu vang là: 22042111. Mức thuế tương ứng với mã Hs này là :
- Thuế Nhập khẩu: 50 %
- Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB): 30 %
- Thuế giá trị gia tăng (VAT): 10 %
Văn bản liên quan đến nhập khẩu rượu bạn giúp bạn tiện tra cứu
– Việc nhập khẩu rượu cần phải chuẩn bị nhiều hồ sơ pháp lý theo nghị định 94/2012/ND- CP nghiên cứu về sản xuất kinh doanh rượu, quy định qua thông tư 60/2014/TT- BCT.
– Nghị định số 38/2012/NĐ-CP: quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm
Xin giấy phép công bố tiêu chuẩn chất lượng
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ pháp lý:
- Giấy chứng nhận đầu tư / Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: Có ngành nghề kinh doanh thực phẩm chi tiết.
- HACCP hoặc ISO 22000 (Nếu có).
- Kiểm nghiệm từ nhà sản xuất cấp: Nếu kiểm nghiệm tại phòng kiểm nghiệm độc lập có chứng nhận ISO 17025 kiểm định đầy đủ chỉ tiêu về đồ uống có cồn QCVN 6 – 3 : 2010/BYT chỉ tiêu dành cho rượu vang.
Bước 2: Kiểm nghiệm sản phẩm (theo quy định của pháp luật Việt Nam nếu nhà sản xuất không cung cấp được kiểm nghiệm hợp lệ).
Các phòng kiểm nghiệm độc lập được công nhận hoặc tại các trung tâm kiểm nghiệm chỉ định có chứng nhận ISO 17025. Chỉ tiêu kiểm đối với rượu vang gồm có:
- Các chỉ tiêu chất lượng chủ yếu
Tên chỉ tiêu | Đơn vị tính | Mức công bố |
Hàm lượng ethanol (cồn) ở 200C | % v/v | … |
Hàm lượng methanol | mg/l | ≤ 400 |
Hàm lượng SO2 tổng | mg/l | ≤ 150 |
- Các chỉ tiêu vi sinh vật
Stt | Chỉ tiêu | Đơn vị tính | Giới hạn tối đa |
1 | TSVSVHK | Cfu/ml | 10 |
2 | E.coli | Cfu/ml | 0 |
3 | S.aureus | Cfu/ml | 0 |
4 | Streptococci faecal | Cfu/ml | 0 |
5 | P.aeruginosa | Cfu/ml | 0 |
6 | Cl. Perfringens | Cfu/ml | 0 |
- Hàm lượng kim loại nặng
Tên kim loại | Đơn vị tính | Giới hạn tối đa |
Chì (Pb) | ppm | 0,2 |
- Hàm lượng chất không mong muốn
Tên chỉ tiêu | Đơn vị tính | Giới hạn tối đa |
Hàm lượng Ochratoxin A | ppb | 2 |
Hàm lượng Patulin | ppb | 50 |
Bước 3: Nộp hồ sơ công bố qua tài khoản tại Website:Congbosanpham.vfa.gov.vn.
Bước 4: Soạn hồ sơ và nộp hồ sơ qua tài khoản doanh nghiệp đã được cấp.Xem thêm: “Công bố hợp quy sản phẩm rượu – Những lưu ý khi công bố sản phẩm”
Xin cấp giấy phép phân phối rượu của Bộ Công thương
Để có thể nhập khẩu được sản phẩm rượu trực tiếp về Việt Nam doanh nghiệp bắt buộc phải có giấy phép phân phối rượu do Bộ Công Thương cấp.
Khác với những sản phẩm thông thường rượu khi thông quan thì doanh nghiệp chỉ cần xuất trình giấy công bố thực phẩm do Cục An toàn thực phẩm cấp. Sản phẩm rượu vang khi thông quan ngoài viêc công bố ra doanh nghiệp còn bắt buộc phải có giấy phân phối rượu. Sản phẩm khi nhập về thuộc danh sách nhà sản xuất đã được Bộ công thương duyệt trong tờ giấy phép.
Hồ sơ xin cấp phép gồm có:
- Giấy đăng ký kinh doanh (Bản sao có chứng thực ).
- Bảng kê thiết bị của kho hàng.
- Đề án buôn rượu (Do Luật Việt Tín soạn thảo)
- Hồ sơ pháp lý của 3 cơ sở là đại lý phân phối/ tỉnh. Ít nhất là 6 tỉnh thành. Cụ thể: Hợp đồng đại lý phân phối; Giấy phép bán buôn hoặc bán lẻ của từng đại lý; Giấy phép đăng ký kinh doanh của từng đại lý.
- Hợp đồng thuê kho (Diện tích từ 300 m2 trở lên
- Giấy xác nhận đủ điều kiện môi trường (Bản sao có chứng thực ).
- Giấy xác nhận phòng cháy chữa cháy đủ điều kiện (Bản sao có chứng thực ).
- Giấy xác nhận môi trường đủ điều kiện (Bản sao có chứng thực ).
- Hợp đồng thuê xe có trọng tải từ 500 kg trở lên (của tối thiểu 03 xe)
- Xác nhận số dư tài khoản công ty tối thiểu là 1 tỷ
- Đơn xin cấp phép (Do Luật Việt Tín soạn thảo)
- Hồ sơ được đóng thành quyền lập thành 02 bộ nộp về Bộ công thương để xin thẩm xét.
Xem thêm: Công bố sản phẩm rượu, bia không cồn (tách cồn) cho doanh nghiệp
Thực hiện thủ tục thông quan
-
- Dán tem sau khi thông quan: Đối với sản phẩm rượu sau khi hàng được thông quan doanh nghiệp phải thực hiện thao tác dán tem đối với từng sản phẩm. Tem do Tổng Cục Hải Quan phát hành và được làm bằng chất liệu riêng biệt nên chỉ cần đẩy nhẹ tem tự động vỡ ra, khó có thể khôi phục lại được.
- Doanh nghiệp chỉ được nhập qua các cửa khẩu quốc tế: Doanh nghiệp chỉ được phép đưa rượu và qua các cửa khẩu quốc tế và khi thực hiện thủ tục thông quan bắt buộc phải có giấy ủy quyền được phép phân phối sản phẩm tại Việt Nam với Hãng (Thực hiện thủ tục hợp thức hóa lãnh sự).
- Thuế nhập khẩu: Căn cứ theo biểu thuế hiện hành thì sản phẩm rượu vang được phân nhóm 22.04 hoặc 22.05 Với mức thuế suất áp là 50 %.
- Thuế tiêu thụ đặc biệt: Áp theo biểu thuế tiêu thụ đặc biệt hiện hàng thì sản phẩm rượu vàng có các mức thuế sau. Thuế áp được tính theo nồng độ cồn có trong sản phẩm:
Stt | Hàng hóa, dịch vụ | Thuế suất (%) |
2 | Rượu | |
a) Rượu từ 20 độ trở lên | ||
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2016 | 55 | |
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2017 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2017 | 60 | |
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 | 65 | |
b) Rượu dưới 20 độ | ||
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2017 | 30 | |
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 | 35 |
- Thuế giá trị gia tăng: Ngoài chịu thuế tiêu thụ và thuế nhập khẩu, doanh nghiệp rượu vang còn thuộc đối tượng phải chịu thuế giá trị gia tăng 10 %.
Sau khi đã hoàn tất các thủ tục để đưa sản phẩm và phân phối tại thị trường Việt Nam. Doanh nghiệp lưu ý đối tác thực hiện quyền bán lẻ sản phẩm rượu tại các cửa hàng bắt buộc phải có giấy phép bán lẻ rượu. Lưu ý nên kiểm tra định kỳ đối với sản phẩm theo quy định: Nếu giấy phép có thời hạn là 5 năm thì nên kiểm 6 tháng/01 lần; kiểm định kỳ là 12 tháng/01 năm.
Nếu quý khách còn bất cứ thắc mắc hay cần thêm thông tin chi tiết về hồ sơ và thủ tục xin nhập khẩu rượu vang về Việt Nam hãy liên hệ với Luật Việt Tín để được hỗ trợ tốt nhất. Hoặc bấm vào đây để xem các bài viết liên quan đến công bố sản phẩm. Xin chân thành cảm ơn!
Từ khóa » Hàng Rượu Là Gì
-
Rượu Là Gì? - Hỏi đáp Pháp Luật
-
Rượu Là Gì? - Ngân Hàng Pháp Luật
-
Rượu Thuộc Dạng Mặt Hàng Nào - Ngân Hàng Pháp Luật
-
Mở Cửa Hàng Rượu - Những Yếu Tố Quan Trọng Bạn Cần Nắm Vững
-
Những Nguyên Tắc Kinh Doanh Rượu Theo Quy định Pháp Luật
-
Kinh Doanh Cửa Hàng Rượu Cần Những Giấy Tờ Gì?
-
Rượu Là Mặt Hàng Hạn Chế Kinh Doanh Hay Kinh Doanh Có điều Kiện?
-
Triển Vọng Xuất Khẩu Mặt Hàng Rượu Trong Bối Cảnh Mới
-
Những Nhà Hàng Hầm Rượu Ngon, Nổi Tiếng ở Sài Gòn - Vincom
-
Kinh Doanh Rượu Và Bí Quyết để Thành Công Rực Rỡ
-
Thủ Tục Xin Cấp Phép Bán Lẻ Rượu Cụ Thể Như Thế Nào? - LuatVietnam
-
Thủ Tục Xin Cấp Giấy Phép Bán Lẻ Rượu Theo Quy định Mới 2022
-
ĐIỀU KIỆN KINH DOANH, BÁN LẺ RƯỢU - Luật Đồng Khánh