Kinh Nghiệm Và Cách Chạy Xe Côn Tay - Yamaha
Có thể bạn quan tâm
Cách chạy xe côn tay không quá khó, chỉ cần bạn nhớ vài nguyên tắc như “côn ra, ga vào”, lưu ý khi lên số ứng với tốc độ và luyện tập thường xuyên, chắc chắn bạn sẽ mê hoặc từ lúc nào không hay.
Xe côn tay là loại xe có hệ thống đóng ngắt ly hợp bằng tay, cụ thể là ở bên trái tay lái xe có cần côn, bóp vào để ngắt và thả ra để đóng ly hợp. Vì những đặc điểm này mà xe côn tay cũng có cách vận hành khác biệt so với những dòng xe máy thông thường.
1. Cách khởi động xe và tìm điểm bắt côn
Hãy tập thực hành nhiều lần theo các bước sau:
● Bước 1: Trả số về 0 trước khi nổ máy.
● Bước 2: Đề máy ở chế độ ga nhỏ vài phút để nhớt kịp “bơm” lên các chi tiết máy, sau đó mới chạy ga lớn – Kinh nghiệm này giúp bạn chạy xe côn tay êm ái và bền bỉ hơn.
● Bước 3: Sau khi đã nổ máy xe, bóp và giữ chặt tay côn vào sát bên trong, dậm cần số về phía trước để vào số 1. Từ từ nhả tay côn thật chậm cho đến khi xe nhích về phía trước thì ngưng. Đây được gọi là điểm bắt côn.
● Bước 4: Giữ nguyên tay côn ở điểm bắt côn để xe chạy chậm về phía trước. Nếu xe không đủ mạnh, hãy nhả nhẹ côn rồi tiếp tục giữ yên. Để xe dừng lại, bạn bóp chặt tay côn là được.
2. Cách sang số xe côn tay không bị giật
Để chuyển số xe côn tay, bạn cần phải nắm vững 02 nguyên tắc chính:
Nguyên tắc 1: Ngắt côn nhanh và nhả côn từ từ:
Khi bóp côn để chuyển số bạn nên làm nhanh và dứt khoát nhưng khi bạn nhả côn thì cần phải từ từ. Việc này giúp xe không bị giật, bị bốc đầu hoặc chết máy. Bạn nên nhớ “Côn ra thì ga vào” (khi tay trái nhả côn TỪ TỪ thì tay phải ĐỒNG THỜI mở tay ga.)
Nguyên tắc 2: Bạn nên chạy xe với vận tốc phù hợp với số, cụ thể là:
+ 0 – 10 km/h đi số 1. + 10 – 30 km/h đi số 2. + 30 – 50 km/h đi số 3. + 50 – 80 km/h đi số 4. + Trên 80 km/h đi số 5 hoặc số 6
Chinh phục thử thách càng khó thì bạn sẽ càng tăng sự thích thú. Và chạy xe côn tay thành thục chắc chắn sẽ đem lại cho bạn nhiều cảm giác thú vị mà bạn không thể có khi chạy những dòng xe khác như khi có cảm giác cắt côn, leo dốc, đổ đèo,…
>> ĐÁNH GIÁ CHI TIẾT EXCITER 135 VÀ EXCITER 150
3. Cách về số mượt mà trên xe côn tay
Việc trả số cho xe côn tay gần giống với các dòng xe máy thông thường, riêng chỉ khác một chút ở phần bóp côn (ngắt côn). Cụ thể:
● Bước 1: Bóp côn trước khi về số.
● Bước 2: Giảm ga và bóp phanh (nếu cần thiết).
● Bước 3: Về số.
● Bước 4: Nhả côn từ từ và tăng ga để xe tiếp tục di chuyển.
Lưu ý: Bạn cũng có thể về nhiều số cùng một lần bóp côn, tức là từ số 4 có thể bóp côn và đạp 3 lần để về số 1.
4. Những kinh nghiệm khác khi chạy xe côn tay
Tập ra côn: Sau khi vào số 1, tay trái bắt đầu thả côn thật chậm rãi. Sau nhiều lần tập, bạn sẽ biết nhả côn ở đoạn nào để điều chỉnh tay ga cho phù hợp. Bước luyện tập này rất quan trọng khi phải khởi động ở ngang dốc. Nếu thả côn vội vàng sẽ dẫn đến chết máy, nếu chưa thả đủ côn mà ga ngay thì xe không chạy và trôi dốc nếu không phanh.
Không rà tay côn liên tục: Rà tay côn là thao tác không nhả hết côn mà bóp giữ một lực kéo dài trong suốt quá trình chạy xe trên đường. Tuy nhiên nếu thực hiện thao tác này liên tục, các lá thép và lá bố bên trong bộ nồi sẽ trượt ma sát với nhau. Về lâu dài, các bộ phận này sẽ nhanh mài mòn, làm giảm hiệu suất truyền động từ động cơ đến hộp số, khiến xe bị ì và vận hành yếu.
Không cắt côn khi thả dốc: Nhiều người có thói quen cắt côn thả dốc để lợi dụng quán tính, tiết kiệm xăng. Tuy nhiên đây là sai lầm phổ biến trong cách chạy xe côn. Vì tình trạng này sẽ khiến xe mất độ bám đường, giảm tác dụng phanh và có thể gây nguy hiểm bất cứ lúc nào, (đáng lo nhất là khi đường quanh co phải cua nhiều).
Cách để đỡ mỏi tay côn: Các chuyên gia cho rằng khi xe đã chạy và việc chuyển số hoàn tất, hãy buông tay côn ra hoàn toàn và nắm chặt tay lái xe. Nếu cứ giữ tay côn (thói quen này thường ở thời gian đầu của người mới lái xe) sẽ làm giảm tuổi thọ của các lá côn và bạn cũng sẽ rất mỏi tay.
Cách vận hành xe không bị ì: Nếu xe chưa đủ tốc độ mà bạn đã vào số cao sẽ làm cho xe ì, tăng ga xe không tăng tốc mạnh như mong muốn (chạy ép số). Vì thế, bạn cần tạo đà cho xe bằng cách bóp nhẹ côn mà vẫn giữ ga vài giây và buông, lúc đó xe sẽ bốc vọt lên phù hợp với tốc độ bị thiếu, nếu ko đủ lực thì phải về lại số. Bạn hãy lưu ý vận tốc và số cho phù hợp để xe chạy êm ái nhất.
Mẹo bảo dưỡng xe côn tay: Để xe côn tay vận hành trơn tru và tăng độ bền, bạn nên điều chỉnh côn tay hợp lý, thường xuyên bảo trì bộ phận nhông sên dĩa, kiểm tra và vệ sinh kỹ càng bộ phận lọc gió.
Tóm lại có thể thấy, cách chạy xe côn tay tuy không quá khó nhưng để trở nên điêu luyện hơn, bạn cần luyện tập thường xuyên.
Hiện nay, một trong những dòng xe côn tay được ưa chuộng nhất là Yamaha Exciter vốn được mệnh danh là “ông vua đường phố”. Nếu muốn thử sức chạy xe côn tay thì hãy bắt đầu ngay với những chiếc Exciter nhé, chúc bạn thành công!
>> GIÁ XE CÔN TAY YAMAHA MỚI NHẤT
Từ khóa » Bóp Côn để Làm Gì
-
Xe Côn Tay Là Gì? Cách Chạy Xe Côn Tay - Honda Hoàng Việt
-
Xe Tay Côn Là Gì? Hướng Dẫn Cách Chạy Xe Côn Tay Đúng Cách
-
Xe Côn Tay Là Gì? Cách Xử Lý Xe Côn Tay đúng Cách - OKXE
-
Giới Thiệu: Xe Côn Tay Và Cách Chạy Xe Côn Tay - Tinhte
-
Khi Nào Nên Thao Tác Bóp Côn Và Khi Nào Không Nên? - 2Banh
-
Học Chạy Xe CÔN TAY Trong 5 PHÚT - Chrunix
-
3 Lỗi Thường Gặp Của Người Mới Chạy Xe Côn Tay - Xe Máy - Zing
-
Phanh Bóp Côn Hay Không Bóp Côn An Toàn Hơn? - Riding Skill #9
-
Côn Xe Máy Là Gì? Những điều Cần Lưu ý Khi Sử Dụng Côn Xe Máy
-
5 Dấu Hiệu Cảnh Báo Côn Tay Có Vấn đề Người đi Xe Cần Biết
-
Cách Chạy Xe Côn Tay Và Những Lưu Ý Khi Đi Xe Côn Tay
-
Xe Máy Lắp Thêm Côn Tay Có Tác Dụng Gì ? Cách Chạy Xe Côn Tay
-
Cháy Côn Là Gì
-
Xe Dựng Chống đứng, Vô Số 1, Bóp Côn Mà Bánh Vẫn Quay?